Tham dự lễ bế mạc, về phía Đoàn Đánh giá AUN-QA lần thứ 358 có sự hiện diện của GS.TS Rohaida Mohd. Saat, Đại học Sains Malaysia, Malaysia, Trưởng ban đánh giá cùng Giám định viên 04 chương trình đào tạo của 2 trường đại học.
Về phía Đại học Quốc gia Hà Nội có sự hiện diện của PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc thường trực, TS. Nghiêm Xuân Huy - Viện trưởng Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục.
Về phía bet365 football
, ĐHQGHN có sự hiện diện của GS.TS. Hoàng Anh Tuấn - Hiệu trưởng nhà trường, PGS.TS. Đặng Thị Thu Hương - Phó Hiệu trưởng, TS. Phạm Huy Cường - Giám đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng giáo dục; Lãnh đạo các phòng, trung tâm thuộc khối Hiệu bộ, cùng cán bộ, giảng viên các khoa Quốc tế học, Tâm lý học, Xã hội học.
Về phía Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQGHN có PGS.TS. Trần Quốc Bình - Phó Hiệu trưởng; cùng các bộ, giảng viên của trường.
Trong thời gian 02 ngày làm việc, với tinh thần rất khẩn trương, nghiêm túc, khoa học, các thành viên của Đoàn đánh giá đã tiến hành nghiên báo cáo tự đánh giá, hồ sơ minh chứng, đồng thời phỏng vấn trực tiếp với các bên liên quan, gồm: Lãnh đạo đơn vị đào tạo, giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên, cán bộ hỗ trợ, nhà tuyển dụng; khảo sát trực cơ sở vật chất của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trung tâm Thư viện và Tri thức số, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên, Bệnh viện ĐHQGHN… để có đánh giá toàn diện về các chương trình đào tạo này.
Tại phiên bế mạc, các thành viên của Đoàn đánh giá ngoài đã trình báo cáo đánh giá cụ thể về từng CTĐT, trong đó nêu bật những điểm mạnh, cũng như đưa ra những khuyến nghị về một số lĩnh vực cần cải tiến để nâng cao chất lượng CTĐT. Theo đó, các chuyên gia đã đánh giá rất cao điểm mạnh về quy trình xây dựng CTĐT được tiến hành khoa học xác định rõ chuẩn đầu ra; các CTĐT được đánh giá và đổi mới thường xuyên; đội ngũ tham gia giảng dạy là chuyên gia hàng đầu và thường xuyên được đào tạo nâng cao trình độ; tăng cường ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giảng dạy và học tập (bài giảng điện tử, dữ liệu số, phương pháp giải dạy hiện đại,…); nghiên cứu khoa học và giao lưu học thuật quốc tế ở cả giảng viên và sinh viên được tiến hành thường xuyên và có kết quả cao. Các chuyên gia nhấn mạnh và đánh giá cao chuỗi hoạt động hỗ trợ cộng đồng của các CTĐT Xã hội học và Tâm lí học.
Các thành viên Đoàn ĐGN trình bày báo cáo đánh giá cao điểm mạnh, kết quả đã đạt được và khuyến nghị một số điểm cần cải tiến của 04 CTĐT
Bên cạnh đó, Đoàn đánh giá ngoài cũng chỉ ra một số điểm cần phải tập trung cải tiến trong thời gian tới: CTĐT chú trọng hơn việc cải thiện khả năng ngoại ngữ và các kĩ năng mềm, năng lực hội nhập cho sinh viên, đặc biệt trong bối cảnh tiến tới thời đại công nghiệp 5.0; cải thiện một số điều kiện về cơ sở vật chất, tạo nhiều không gian tự học, không gian sáng tạo, thực hành, thí nghiệm cho người học; cần tăng cường kết nối với nhà tuyển dụng hỗ trợ sinh viên trong quá trình học cũng như sau khi tốt nghiệp nhằm tìm kiếm việc làm phát huy tốt nhất kiến thức và kĩ năng đã học;
Trưởng đoàn đánh giá ngoài AUN-QA lần thứ 358, GS.TS Rohaida Mohd Saat cảm ơn sự đồng hành, hỗ trợ của ĐHQGHN và 02 trường thành viên đã chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện cho việc đánh giá được diễn ra rất thuận lợi và hiệu quả. “Các CTĐT được kiểm định lần này là những chương trình rất có tiềm năng, phù hợp với xu hướng nghề nghiệp hiện đại và nhu cầu về nguồn nhân lực của xã hội. Với sự cống hiến và làm việc chăm chỉ của đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên, những thành tựu trong đào tạo, nghiên cứu của các trường thành viên của ĐHQGHN chắc chắn sẽ đóng góp vai trò lớn hơn trong việc hiện thực hóa tầm nhìn 2050 của giáo dục đại học tại Việt Nam.
GS.TS Rohaida Mohd Saat phát biểu tại Lễ bế mạc
Phát biểu tại phiên bế mạc, Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hoàng Hải cho biết, ĐHQGHN luôn tiên phong và chủ động tham gia hoạt động kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo theo chuẩn quốc gia và quốc tế, trong đó có AUN-QA. ĐHQGHN cũng là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên tại Việt Nam thành lập đơn vị chuyên trách về công tác đảm bảo chất lượng (Viện Đảm bảo Chất lượng giáo dục) nhằm duy trì và phát triển văn hóa chất lượng một cách toàn diện. Gia tăng số lượng các CTĐT được kiểm định theo tiêu chuẩn quốc tế cũng là một trong những giải pháp quan trọng để ĐHQGHN thực hiện mục tiêu đến năm 2030 lọt vào Top 500 của thế giới.
Phó Giám đốc Nguyễn Hoàng Hải phát biểu phát biểu tại Lễ bế mạc đánh giá 04 CTĐT của trường VNU-USSH và HUS
Đến thời điểm hiện tại, ĐHQGHN đã có gần 60 CTĐT được kiểm định theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA. Điều đó minh chứng cho sự cống hiến của ĐHQGHN trong việc không ngừng cải tiến tích cực trong giáo dục. Quá trình đánh giá nghiêm ngặt này, không chỉ phản ánh quyết tâm của ĐHQGHN trong việc cung cấp đội ngũ tri thức chất lượng cao cho nền giáo dục tại Việt Nam, mà còn thực hiện cam kết không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo nhằm mang đến nhiều lợi ích cho sinh viên và cho toàn xã hội.
Những khuyến nghị từ phía các chuyên gia của Đoàn đánh giá ngoài đã thực sự là những gợi ý vô cùng xác đáng và quý báu, giúp chúng tôi nhìn nhận rõ hơn những điểm cần cải tiến để nâng cao hơn nữa chất lượng các CTĐT.
Là đơn vị nòng cốt của ĐHQGHN, trường ĐHKHXH&NV đã luôn tiên phong trong kiểm định, nâng cao chất lượng đào tạo. Cho đến nay, VNU-USSH đã có 9 CTĐT đã được chứng nhận kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn AUN-QA, 15 CTĐT đã đạt chứng nhận kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT. Năm 2023, nhà trường tiếp tục đánh giá 03 CTĐT theo tiêu chuẩn AUN-QA (CTĐT ngành Tâm lý học, Xã hội học, Quốc tế học) và kiểm định thêm 03 CTĐT theo bộ tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT (Quản lý thông tin, Thông tin Thư viện, Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành).
Một số hình ảnh tại Lễ bế mạc Đánh giá Chương trình AUN-QA lần thứ 358