bet365 football - Nền tảng chính thức

   

TTLA: Chính sách phát triển nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao của các viện nghiên cứu trên cơ sở tiếp cận lý thuyết di động xã hội (Nghiên cứu trường hợp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

Thứ hai - 04/09/2023 05:23
 
1. Họ và tên Nghiên cứu sinh: Đỗ Thị Lâm Thanh 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 21/8/1971 4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số:
- Quyết định số 3684/2015/QĐ-XHNV ngày 31/12/2015 về việc công nhận đề tài và người hướng dẫn luận án tiến sĩ.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Năm 2021, đổi tên đề tài theo Quyết định số 2205/QĐ-XHNV-ĐT ngày 26/10/2021 về việc thay đổi/ điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ của NCS.

7. Tên đề tài Luận án: Chính sách phát triển nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao của các viện nghiên cứu trên cơ sở tiếp cận lý thuyết di động xã hội (Nghiên cứu trường hợp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

8. Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và công nghệ 9. Mã số: 9340412.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Văn Khánh, PGS.TS. Đào Thanh Trường
11. Tóm tắt các kết quả mới của Luận án:
          a) Về tiếp cận trong nghiên cứu:
Luận án sử dụng tiếp cận lý thuyết di động xã hội trong việc xây dựng khung chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao trong viện nghiên cứu. Bên cạnh đó, các vấn đề như đặc điểm của nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao, quản lý chất xám trong tổ chức nghiên cứu cũng được lý giải thông qua các tiếp cận như tiếp cận khoa học và công nghệ luận, tiếp cận xã hội học, tiếp cận khoa học chính sách.
 b) Về lý thuyết:
(1) Luận án phân tích các đặc điểm của nhân lực KH&CN chất lượng cao và vấn đề phát triển nhân lực KH&CN chất lượng cao trong viện nghiên cứu từ tiếp cận lý thuyết về di động xã hội
(2) Luận án phân tích mối liên hệ giữa di động xã hội với vấn đề quản lý chất xám trong tổ chức nghiên cứu.
c) Về thực tiễn:
(1) Luận án cũng cung cấp những kết quả đánh giá về thực trạng di động xã hội, chính sách về phát triển nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao ở Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, từ đó nhận diện những rào cản, hạn chế của các viện nghiên cứu hiện nay trong việc phát triển nguồn nhân lực KH&CN và vấn đề quản lý các luồng di động xã hội;
 (2) Luận án đề xuất việc vận dụng tiếp cận di động xã hội trong phát triển nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao tại các viện nghiên cứu: Vận dụng để xây dựng định hướng trọng tâm trong phát triển nhân lực KH&CN chất lượng cao; Vận dụng trong việc tạo ra các thiết chế “thu hút” nhân lực trong các loại hình tổ chức thuộc viện; Vận dụng trong việc tạo ra động lực thu hút nhân lực KH&CN chất lượng cao; Vận dụng trong việc xác định đối tượng nhân lực KH&CN chất lượng cao để phát triển.
(3) Luận án đã xây dựng được khung mẫu chính sách, khung chính sách phát triển nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao tại các viện nghiên cứu từ vận dụng tiếp cận lý thuyết di động xã hội với các chính sách ưu tiên như: Chính sách thu hút trong đó nhấn mạnh việc thu hút nhân lực tham gia dự án/nhiệm vụ nghiên cứu; Chính sách đào tạo – bồi dưỡng trong đó chú trọng tăng cường năng lực tự đào tạo, đào tạo gắn với chuyển giao tri thức bao gồm chuyển giao công nghệ trong các dự án/nhiệm vụ nghiên cứu; Chính sách sử dụng; Chính sách hỗ trợ gắn với chuyển giao và thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu. Để thực hiện được khung chính sách trên, một trong số những điều kiện cần lưu ý là việc thực hiện quá trình tự chủ cho viện nghiên cứu, các điều kiện về môi trường làm việc và việc xây dựng các thiết chế phục vụ cộng đồng khoa học.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có):
- Áp dụng khung chính sách trong việc phát triển nhân lực KH&CN chất lượng cao trong viện nghiên cứu, cùng với đó là các biện pháp quản lý di động xã hội của nhân lực KH&CN chất lượng cao nhằm đảm bảo tuần hoàn chất xám.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có):
- Xem xét xu hướng di động xã hội của nhân lực KH&CN chất lượng cao theo từng nhóm đối tượng cụ thể (nhân lực trẻ, nhân lực nữ…)
 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến Luận án:
  1. Đỗ Thị Lâm Thanh (2015), “Xây dựng chính sách nhân lực khoa học và công nghệ theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam (5), tr.90-93.
  2. Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Đặng Kim Khánh Ly, Đỗ Thị Lâm Thanh (2019), “Vận dụng lý thuyết di động xã hội trong quản lý nguồn nhân lực khoa hoc và công nghệ chất lương cao thích ứng với bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Tập LXI (4), tr. 24-30.
  3. Nguyen Thi Quynh Anh, Nguyen Van Hieu, Do Hoang Nam, Nguyen Thi Ngoc Anh, Vu Huyen Trang, Nguyen Thu Trang, Pham Minh Thuy, Tran Tien Anh, Do Huyen Trang, Nguyen Thi Tuyet Mai, Do Thi Lam Thanh, Luu Hoang Long (2022), “Determinants of Mobility Management in Higher Education: Evidence from Vietnam”, WSEAS transactions on business and economics (19), pp.962-976.
  4. Trang Vu Phuong, Nguyen Thị Ngoc Anh, Ho The Nam Phuong and Do Thi Lam Thanh (2022), “A discussion on evaluation criteria of technological capacity of the enterprise”, Proceedings of the 5th International Scientific  and  Practical Conference: Science,education,innovation: topical issues and modern aspects (94), ISBN 978-5-9783-4322-5.
  5. Trang Vu Phuong, Vuong Quoc Duy, Nguyen Thi Ngoc Anh, Tran Tien Anh, Ho The Nam Phuong and Do Thi Lam Thanh (2022). “Curent State of Technological Capacity evaluation of Agro-Fisheries processing enterprises in Can Thơ City”, Proceedings of the 6th International Scientific and Practical Conference: Scientific community: Interdisciplinary research (96), ISBN 978-3-512-31217-5.
 
 
 
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
  1. Full name: Do Thi Lam Thanh 2. Sex: Female
  3. Date of birth: 21/8/1971 4. Place of birth: Ha Noi
5. Admission decision number:
- Decision No. 3684/2015/QĐ-XHNV ngày 31/12/2015 on the recognition of doctoral thesis topics and instructors.
6. Changes in academic process:
- In 2021, the topic was changed according to Decision No. 2205/QD-XHNV-ĐT dated October 26, 2021 on changing/adjusting the PhD thesis topic of the PhD student.
7. Official thesis title:
Policy on developing high-quality scientific and technological human resources of research institutes on the basis of social mobility theory approach (Case study of Vietnam Academy of Science and Technology)
8. Major: Science and Technology Management
9. Code: 9340412.01
10. Supervisors:
- Prof. Nguyen Van Khanh
- Assoc. Prof. Dao Thanh Truong
11. Summary of the new findings of the Thesis
a) Research Approach:
The thesis uses the social mobility theory approach in building a policy framework for developing high-quality scientific and technological human resources in the research institute. In addition, issues such as the characteristics of high-quality scientific and technological human resources, and the management of gray matter in research organizations are also explained through different approaches such as scientific and technological approaches, sociology, and policy science.
b) Theoretically:
(1) The thesis analyzes the characteristics of high-quality S&T human resources and the problem of developing high-quality S&T human resources in the research institute from a theoretical approach to social mobility.
(2) The thesis analyzes the relationship between social mobility and gray matter management in the research organization.
c) In practice:
(1) The thesis presents assessment findings on the condition of social mobility and policies on the development of high-quality science and technology human resources at the Vietnam Academy of Science and Technology, from which it is possible to identify obstacles and constraints facing current research institutions in the development of S&T human resources and the management of social mobility flows;
(2) The thesis proposes the application of social mobility approach in the development of high-quality science and technology human resources at research institutes: Applying to build a focus orientation in the development of science and technology human resources High Quality; Applied in creating institutions that "attract" human resources in various types of institutions under the institute; Applied in creating motivation to attract high quality S&T human resources; Applied in identifying high-quality S&T human resources for development.
(3) The thesis has built a policy framework, a policy framework for developing high-quality scientific and technological human resources at research institutes from applying the social mobility theory approach with priority policies such as: Attraction policy which emphasizes attracting human resources to participate in research projects/tasks; Policy on training - fostering focusing on strengthening self-training capacity, training associated with knowledge transfer, including technology transfer in research projects/tasks; Usage Policy; Support policies associated with transfer and commercialization of research products. In order to implement the above policy framework, one of the conditions to be noted is the implementation of the autonomous process for the research institute, working environment conditions and the building of institutions serving the scientific community.
12. Practical applicability (if any):
- Applying a policy framework to the development of high-quality S&T human resources in research institutions and managing their social mobility to ensure brain circulation.
13. Further research directions, if any: 
- Consider social mobility trends of high-quality S&T human resources according to specific target groups (young human resources, female human resources, etc.)
14. Thesis-related publications:
  1. Do Thi Lam Thanh (2015), “Building human resources policy in science and technology under the mechanism of autonomy and self-responsibility”, Vietnam Science and Technology Journal (5), pp. 90-93.
  2. Thi Quynh Anh Nguyen, Kim Khanh Ly Dang, Thi Lam Thanh Do (2019), “Applying the social mobility theory in managing high quality science and technology human resources adaptive to the context of the Fourth Industrial Revolution”, Vietnam Journal of Science and Technology, Vol LXI (4), pp. 24-30.
  3. Nguyen Thi Quynh Anh, Nguyen Van Hieu, Do Hoang Nam, Nguyen Thi Ngoc Anh, Vu Huyen Trang, Nguyen Thu Trang, Pham Minh Thuy, Tran Tien Anh, Do Huyen Trang, Nguyen Thi Tuyet Mai, Do Thi Lam Thanh, Luu Hoang Long (2022), “Determinants of Mobility Management in Higher Education: Evidence from Vietnam”, WSEAS transactions on business and economics (19), pp.962-976.
  4. Trang Vu Phuong, Nguyen Thị Ngoc Anh, Ho The Nam Phuong and Do Thi Lam Thanh (2022), “A discussion on evaluation criteria of technological capacity of the enterprise”, Proceedings of the 5th International Scientific  and  Practical Conference: Science,education,innovation: topical issues and modern aspects, (94), ISBN 978-5-9783-4322-5.
5. Trang Vu Phuong, Vuong Quoc Duy, Nguyen Thi Ngoc Anh, Tran Tien Anh, Ho The Nam Phuong and Do Thi Lam Thanh (2022). “Curent State of Technological Capacity evaluation of Agro-Fisheries processing enterprises in Can Thơ City”, Proceedings of the 6th International Scientific and  Practical Conference: Scientific community: Interdisciplinary research, (.96), ISBN 978-3-512-31217-5.




 

Tác giả: USSH Media

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây