bet365 football - Nền tảng chính thức

   

TTLA: Động lực học tập của sinh viên dân tộc thiểu số

Thứ sáu - 13/09/2024 20:40
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Văn Huệ     2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 23/8/1986                                          4. Nơi sinh: Nam Định
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 2775 /2020/QĐ-XHNV ngày 31/12/2020 của Hiệu trưởng bet365 football , Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có):
7. Tên đề tài luận án: Động lực học tập của sinh viên dân tộc thiểu số
8. Chuyên ngành: Tâm lý học            9. Mã số: 9310401.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Lượt và TS. Nguyễn Bá Đạt
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận và thực trạng động lực học tập của sinh viên dân tộc thiểu số, các yếu tố tác động đến động lực học tập của sinh viên dân tộc thiểu số, trên cơ sở đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao động lực học tập của sinh viên dân tộc thiểu số.
- Đối tượng nghiên cứu: Động lực học tập và và các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên dân tộc thiểu số.
- Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình và phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học.
- Các kết quả chính
+ Trên cơ sở kế thừa, hệ thống hoá những nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, kết quả nghiên cứu đã xác định khái niệm động lực học tập của sinh viên dân tộc thiểu số. Động lực học tập là lực thúc đẩy nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau trong hoạt động học tập của sinh viên dân tộc thiểu số. Nó kích hoạt, định hướng, tạo sức mạnh và duy trì hoạt động học tập của họ thông qua các dạng động lực bên trong, động lực bên ngoài và không động lực. Khái niệm này được định hình dựa trên thuyết tự quyết của Deci và Ryan. Đồng thời, luận án cũng giúp chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên dân tộc thiểu số bao gồm yếu tố về môi trường học tập, sự hòa hợp văn hóa, sự hỗ trợ xã hội đa chiều (từ gia đình, bạn bè và người đặc biệt), sự phân biệt đối xử và năng lực số.
+ Kết quả khảo sát trên 517 sinh vên dân tộc thiểu số cho thấy đa số SV dân tộc thiểu số có ĐLHT ở mức cao (ĐLHT bên trong cao, ĐLHT bên ngoài cao và không động lực ở mức thấp). ĐLHT bên trong và bên ngoài có mức độ tương quan thuận cao chứng tỏ khi ĐLHT bên trong của SV dân tộc thiểu số cao thì động lực bên ngoài của SV cũng cao và ngược lại, trong đó động lực bên ngoài mạnh hơn động lực bên trong. Kết quả cũng cho thấy đa số SV dân tộc thiểu số có ĐLHT bên ngoài - đồng nhất ở mức cao và hướng tới mục tiêu cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.
+ Nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt về động lực học tập bên trong và bên ngoài theo giới tính, dân tộc và kết quả học tập. Đồng thời, sinh viên đang độc thân có động lực học tập bên trong cao hơn nhóm sinh viên đang trong trạng thái mối quan hệ. Bên cạnh đó, dạng không động lực ở sinh viên dân tộc thiểu số có sự khác nhau theo trường học, dân tộc. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra không có sự khác biệt về động lực học tập giữa các nhóm sinh viên theo nơi sinh, điều kiện kinh tế, thứ tự sinh cũng như khóa học. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy động lực bên trong và bên ngoài có tác động tích cực đến kết quả học tập của sinh viên dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, dạng không động lực không có tác động đến kết quả học tập của sinh viên dân tộc thiểu số.
+ Nghiên cứu cũng chỉ ra có nhiều yếu tố tác động đến động lực học tập của sinh viên dân tộc thiểu số, trong đó, yếu tố môi trường học tập và hỗ trợ xã hội nhận được là yếu tố tác động mạnh đến động lực học tập bên trong và bên ngoài của sinh viên dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, yếu tố sự phân biệt đối xử và hòa hợp văn hóa tác động lên dạng không động lực của sinh viên dân tộc thiểu số.
+ Nghiên cứu cứu trường hợp điển hình đã làm rõ biểu hiện động lực học tập cũng như chỉ ra các tác động của các yếu tố môi trường học tập và sự hỗ trợ xã hội nhận được lên động lực học tập của sinh viên dân tộc thiểu số.
+ Luận án cũng đưa ra đưa ra một số kiến nghị giúp duy trì và nâng cao động lực học tập đối với chính bản thân sinh viên dân tộc thiểu số, gia đình và trường đại học có sinh viên dân tộc thiểu số.
- Đóng góp mới của luận án
+ Về mặt lý luận
(1). Luận án đã hệ thống hóa những nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam và xây dựng được các khái niệm cơ bản như: động lực học tập, động lực học tập của sinh viên dân tộc thiểu số.
(2). Luận án đã chỉ ra được các biểu hiện động lực học tập của sinh viên dân tộc thiểu số thông qua các dạng động lực: động lực bên trong, động lực bên ngoài và không động lực.
(3). Luận án đã chỉ ra được các yếu tố tác động đến động lực học tập của sinh viên dân tộc thiểu số bao gồm yếu tố về môi trường học tập ở bậc đại học; sự hòa hợp văn hóa của sinh viên dân tộc thiểu số; sự hỗ trợ xã hội sinh viên dân tộc thiểu số nhận được từ phía gia đình, bạn bè và người đặc biệt có ý nghĩa với họ; sự phân biệt đối xử hàng ngày và năng lực số mà sinh viên dân tộc cần có để có thể học tập ở trường đại học.
+ Về mặt thực tiễn
(1). Luận án đã khảo sát, đánh giá được thực trạng động lực học tập của sinh viên dân tộc thiểu số thông qua các dạng động lực: động lực bên trong, động lực bên ngoài và không động lực; Chỉ ra sự khác biệt về động lực học tập bên trong và bên ngoài theo giới tính, dân tộc và kết quả học tập và không động lực theo trường học, dân tộc. Đồng thời, động lực học tập bên ngoài và động lực học tập bên trong có tác động tích cực đến kết quả học tập của sinh viên dân tộc thiểu số.
(2). Luận án đã chỉ ra có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên dân tộc thiểu số, trong đó, yếu tố môi trường học tập và hỗ trợ xã hội nhận được là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến động lực học tập bên trong và bên ngoài của sinh viên dân tộc thiểu số. Yếu tố sự phân biệt đối xử và hòa hợp văn hóa ảnh hưởng tới không động lực của sinh viên dân tộc thiểu số.
(3). Luận án cũng đưa ra một số kiến nghị về giải pháp giúp duy trì và nâng cao động lực học tập của sinh viên dân tộc thiểu số.
- Kết luận: Luận án đã thực hiện các nội dung và các bước cơ bản trong nghiên cứu. Luận án đã tổng quan các nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận, xác định mô hình nghiên cứu với các yếu tố tác động, điều tra khảo sát. Mục đích của nghiên cứu đã đạt được là đánh giá thực trạng động lực học tập và các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên dân tộc thiểu số. Kết quả nghiên cứu đã giúp gợi ý một số kiến nghị nhằm duy trì và nâng cao động lực học tập của sinh viên dân tộc thiểu số.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Thực hiện nghiên cứu mang tính chất đối sánh nhằm chỉ ra sự khác biệt giữa sinh viên đa số với nhóm sinh viên dân tộc thiểu số về động lực học tập. 
- Thực hiện nghiên cứu định tính, theo nhóm dân tộc thiểu số cụ thể để tạo ra nét đặc trưng của từng nhóm mẫu là sinh viên dân tộc thiểu số. Tiến hành phỏng vấn sâu gia đình sinh viên để có góc nhìn đa chiều và sát thực tế về động lực học tập của sinh viên dân tộc thiểu số và từ đó đưa ra các kiến nghị có giá trị thực tiễn cao.
- Thực hiện nghiên cứu xem xét cơ chế tác động của động lực học tập đến kết quả học tập của sinh viên dân tộc thiểu số.
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
1. Phạm Văn Huệ (2021), “Thực trạng động lực học tập của sinh viên các ngành khoa học xã hội và nhân văn”, Tạp chí Tâm lý học Việt Nam (06), tr. 16-29.
2. Pham Van Hue (2021), “Influence factors affecting the learning motivation of ethnic minority students in the case of online learning at University of Social Science and Humanities”, The International Conference on Contemporary Issues in Sustainable Development (CISD2021) part 1, Science and technics publishing house, pp. 176-186.
3. Pham Van Hue (2023), “Learning motivation of ethnic minority students: a review”, The first international conference on the issues of social sciences and humanities, Vietnam National University Press, Hanoi, pp. 1227-1241.

      
 
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
 
  1. Full name: Pham Van Hue
  2. Sex: Male
  3. Date of birth: 23/08/1986
  4. Place of birth: Nam Dinh
  5. Admission decision number: 2775 /2020/QĐ-XHNV dated 31/12/2020 by the rector of the University of Social Sciences and Humanities, VNU
  6. Changes in the academic process:
  7. Official thesis title: Student motivation of ethnic minority students
  8. Major: Psychology
  9. Code: 9310401.01
  10. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Van Luot, Dr. Nguyen Ba Dat
  11. Summary of the new findings of the thesis
- Thesis purpose: to investigate the theory and current status of learning motivation among ethnic minority students, identify the factors influencing their learning motivation, and propose solutions and recommendations to enhance their motivation.
- Research object: focuses on the learning motivation and factors affecting the learning motivation of ethnic minority students.
- The research utilized the following methods: Document research, questionnaire survey, in-depth interviews, typical case studies; data processing using mathematical statistics
- The major results
+ Through a comprehensive literature review and systematic analysis of existing research in psychology, both globally and in Vietnam, this study has revealed the construct of learning motivation among ethnic minority students. Learning motivation serves as the driving force that fulfills various needs in the learning activities of ethnic minority students. It activates, directs, empowers, and sustains their learning activities through internal motivation, external motivation, and amotivation. This concept is shaped by Deci and Ryan's self-determination theory. Additionally, the study has identified several significant factors that influence the learning motivation of ethnic minority students, including the learning environment, cultural congruity, multidimensional social support (including family, friends, and significant individuals), experiences of discrimination, and digital literacy.
+ The results of the survey conducted on 517 ethnic minority students indicated that the majority of ethnic minority students demonstrate high levels of learning motivation (they exhibit high levels of internal learning motivation, high levels of external learning motivation, and low levels of amotivation). The high positive correlation between internal and external learning motivation demonstrates that when the internal learning motivation of ethnic minority students is high, their external motivation is also high, and vice versa, with external motivation being stronger than internal motivation. The results also indicate that most ethnic minority students have high levels of external - identified learning motivation, and aspire towards future career opportunities.
+ The study also revealed differences in internal and external learning motivation based on gender, ethnicity, and academic performance. Additionally, single students exhibited higher levels of internal learning motivation compared to students in a relationship. Moreover, the state of amotivation among ethnic minority students varied based on school and ethnicity. Furthermore, the research findings indicated no significant differences in the state of learning motivation among student groups based on place of birth, economic conditions, birth order, or course enrollment. The study also demonstrated that both internal and external learning motivation positively impact the academic performance of ethnic minority students. However, the state of amotivation does not influence the academic performance of ethnic minority students.
+ The study also elucidated several factors that exert influence on the learning motivation of ethnic minority students. Specifically, it was found that the learning environment and social support significantly impact both the internal and external learning motivation of ethnic minority students. In addition, the experiences of discrimination and cultural congruity were found to affect the state of amotivation among ethnic minority students.
+ Moreover, the study conducted typical case studies that elucidated the manifestations of learning motivation and highlighted the impacts of the learning environment and social support on the learning motivation of ethnic minority students.
+ The thesis also provides recommendations to maintain and enhance learning motivation among ethnic minority students, encompassing suggestions for the students themselves, their families, and universities with a significant population of ethnic minority students.
- New contributions of the thesis
+ In theory
(1). The thesis has systematized the studies in the world and Vietnam and established fundamental concepts such as learning motivation and learning motivation among ethnic minority students.
(2). The thesis has shown the manifestations of learning motivation of ethnic minority students through the forms of motivation: internal motivation, external motivation, and amotivation.
(3). The thesis has shown the factors affecting the learning motivation of ethnic minority students, encompassing aspects of the university learning environment, cultural integration of ethnic minority students; social backing received from family, friends, and significant individuals, daily discriminatory experiences, and the digital competencies required for university studies.
+ In practice
(1). The thesis has surveyed and evaluated the current status of learning motivation of ethnic minority students through the forms of motivation: internal motivation, external motivation, and amotivation; It has identified variations in internal and external motivation concerning gender, ethnicity, and learning outcomes and amotivation concerning educational institutions and ethnicity... Additionally, it has demonstrated the positive impact of both internal and external learning motivation on the academic outcomes of ethnic minority students.
(2). The thesis has shown that there are many factors affecting the learning motivation of ethnic minority students, in which, the learning environment and social support received are factors that strongly affect the internal and external learning motivation of ethnic minority students. Factors like discrimination and cultural alignment have been shown to impact the amotivation of ethnic minority students.
(3). The thesis has put forth several recommendations on solutions to help maintain and improve the learning motivation of ethnic minority students.
- Conclusions: The thesis has executed the essential components and steps in research. It has conducted a comprehensive literature review, established a theoretical foundation, identified a research model incorporating influential factors, and carried out a survey inquiry. The research objective, which aimed to assess the current state of learning motivation and the factors influencing the learning motivation of ethnic minority students, has been achieved. The research findings have provided valuable insights and offered recommendations to sustain and enhance the learning motivation of ethnic minority students.
  1. Further research directions
- Conduct comparative research to show the differences between majority students and ethnic minority students in terms of learning motivation.
- Conduct qualitative research, according to specific ethnic minority groups to create characteristics of each sample group of ethnic minority students. Conduct in-depth interviews with students' families to have a multi-dimensional and realistic perspective on the learning motivation of ethnic minority students and from there make recommendations of high practical value.
- Conduct research to examine the impact mechanism of learning motivation on the educational outcomes of ethnic minority students.
  1. Thesis-related publications
1. Pham Van Hue (2021), “The current situation of learning motivation of students in Social Sciences and Humanities”, Vap Vietnamese Journal of Psychology 06), pp. 16-29.
2. Pham Van Hue (2021), “Influence factors affecting the learning motivation of ethnic minority students in the case of online learning at University of Social Science and Humanities”, The International Conference on Contemporary Issues in Sustainable Development (CISD2021) part 1, Science and Technics Publishing House, pp. 176-186.
3. Pham Van Hue (2023), “Learning motivation of ethnic minority students: a review”, The first International Conference on the Issues of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Press, Hanoi, pp. 1227-1241.

                                                                                                        Date:
                                                                                                            Signature:
                                                                                                            Full name: Pham Van Hue

Tác giả: Phòng Đào tạo

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây