1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 02/11/1987 4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 1806/2018/QĐ-XHNV ngày 29 tháng 06 năm 2018 của bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có):
7. Tên đề tài luận án: Mâu thuẫn giữa học sinh trung học phổ thông và cha mẹ trong giai đoạn hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội)
8. Chuyên ngành: Xã hội học 9. Mã số: 9310301.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
Giáo viên hướng dẫn 1: GS.TS. Nguyễn Hữu Minh
Giáo viên hướng dẫn 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Mâu thuẫn là một phần không thể tránh khỏi của các mối quan hệ xã hội nói chung và quan hệ giữa cha mẹ - con cái nói riêng. Hiểu về mâu thuẫn cha mẹ-con cái, đặc biệt trong bối cảnh xã hội hiện đại có tầm quan trọng rất lớn, vì nó giúp xác định các vấn đề hiện đại trong gia đình như mối quan tâm hiện tại và sự khác biệt trong mối quan tâm chính giữa cha mẹ và thanh thiếu niên, cách cha mẹ và thanh thiếu niên phản ứng với nhau trong các cuộc mâu thuẫn của họ, cách họ nhận thức về vai trò của mình với tư cách là thành viên trong gia đình và trong mối quan hệ với nhau. Từ đó Luận án đặt mục tiêu là đánh giá thực trạng mâu thuẫn giữa con cái vị thành niên với cha mẹ, phản ứng của cha mẹ và con cái khi nảy sinh mâu thuẫn, phân tích hệ quả, cách giải quyết mâu thuẫn của cha mẹ, con cái và xác định các yếu tố tác động đến mâu thuẫn cha mẹ - con cái trong gia đình, trên cơ sở đó đề xuất các khuyến nghị nhằm hạn chế mâu thuẫn nảy sinh giữa cha mẹ - con cái, góp phần nâng cao chất lượng mối quan hệ gia đình.
Theo đó, Luận án được tiến hành tại hai trường Trung học phổ thông tại Hà Nội (một trường ở đô thị, một trường ở nông thôn) thông qua nghiên cứu các em học sinh đang học lớp 10-11-12. Về phương pháp nghiên cứu, trước hết, Luận án sử dụng phương pháp phân tích tài liệu có sẵn nhằm hệ thống hóa khái niệm, thang đo công cụ phục vụ cho nghiên cứu của đề tài như: các vấn đề lý luận về quan hệ cha mẹ - con cái, mâu thuẫn cha mẹ - con cái, các yếu tố liên quan dến mâu thuẫn cha mẹ- con cái và các thang đo, phương pháp được sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu này. Để xây dựng bộ số liệu và tìm hiểu sâu vấn đề nghiên cứu, Luận án tiến hành khảo sát định lượng với số mẫu là 706 học sinh trung học phổ thông và 16 cuộc phỏng vấn sâu.
Về phạm vi nội dung nghiên cứu, Luận án tập trung vào nghiên cứu tần suất, mức độ diễn ra mâu thuẫn, hệ quả, phản ứng và cách xử lý khi nảy sinh mâu thuẫn ở 3 lĩnh vực/vấn đề thường nảy sinh mâu thuẫn cha mẹ - con cái đã từng xảy ra trong 01 tháng qua tính đến thời điểm khảo sát, cụ thể là: 1) lĩnh vực học tập của con cái; 2) vấn đề liên quan đến đời sống cá nhân của con cái như giao lưu bạn bè, sử dụng Internet; và 3) hoạt động quản lý và tự lập tài chính của con cái. Kết quả phân tích chỉ ra rằng, mâuĐánh giá thực trạng mâu thuẫn giữa con cái VTN với cha mẹ, phản ứng của cha mẹ và con cái khi nảy sinh mâu thuẫn, phân tích hệ quả, cách giải quyết mâu thuẫn của cha mẹ, con cái và xác định các yếu tố tác động đến mâu thuẫn cha mẹ - con cái trong gia đình, trên cơ sở đó đề xuất các khuyến nghị nhằm hạn chế mâu thuẫn nảy sinh giữa cha mẹ - con cái góp phần nâng cao chất lượng mối quan hệ gia đình. Nghiên cứu được tiến hành ở hai trường THPT tại Hà Nội (một trường ở đô thị, một trường ở nông thôn) thông qua nghiên cứu các em học sinh đang học lớp 10-11-12.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các vấn đề học tập, quan hệ bạn bè và giải trí/sử dụng internet và việc tự lập tài chính như đi làm thêm, tiêu tiền và giữ tiền đều là vấn đề gây ra mâu thuẫn giữa cha mẹ - con cái ở lứa tuổi trung học phổ thông. Mâu thuẫn phổ biến có tần suất diễn ra nhiều nhất là việc sử dụng internet của vị thành niên, tiếp đến là khía cạnh học tập; quan hệ bạn bè và cuối cùng, đáng chú ý việc tự lập tài chính ở lứa tuổi VTN cũng là vấn đề làm nảy sinh mâu thuẫn cha mẹ - con cái, trong đó phổ biến hơn mâu thuẫn liên quan đến việc tiêu tiền của con cái. Kết quả mô hình hồi quy logistic về tác động của các biến số chọn lọc đến mâu thuẫn giữa học sinh THPT và bố và mâu thuẫn với mẹ ghi nhận một số đặc trưng cá nhân và gia đình có ảnh hưởng đến mâu thuẫn giữa học sinh THPT và bố/mẹ liên quan việc học tập, quan hệ bạn bè và hình thức bề ngoài của con cái. Các gia đình mà cha mẹ áp dụng cách thức giáo dục quản lý con tiêu cực là độc đoán, thường áp đặt con cái làm tăng khả năng nảy sinh mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo khu vực sống cho thấy mâu thuẫn cha mẹ con cái ở đô thị đang chịu tác động mạnh mẽ của đô thị hóa và hiện đại hơn.
Xét về phản ứng của cha mẹ và trẻ vị thành niên khi nảy sinh mâu thuẫn, trẻ vị thành niên thường có xu hướng thiên về các phản ứng mang tính né tránh, phản kháng hoặc thụ động, trong khi đó, cha mẹ thường có phản ứng mang tính xây dựng và tôn trọng con cái. Cách giải quyết mâu thuẫn phổ biến nhất giữa con cái và bố mẹ là đồng thuận giải quyết. Tuy nhiên, khi mâu thuẫn ở mức độ từ nghiêm trọng trở lên thì cách giải quyết phần lớn mang tính tiêu cực, đó là lảng tránh. Kết quả đánh giá mức độ hài lòng của vị thành niên về cách giải quyết khi có mâu thuẫn với bố mẹ có tới hơn một nửa số vị thành niên không hài lòng với cách giải quyết cha mẹ và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo khu vực sống, mức độ nghiêm trọng của mâu thuẫn, và theo cách thức giải quyết mâu thuẫn.
Kết quả nghiên cứu này cho thấy các tác động của mâu thuẫn cha mẹ - con cái đến vị thành niên có tính hai mặt, mâu thuẫn có thể khiến cha mẹ- con cái hiểu nhau hơn, nhưng bên cạnh đó, mâu thuẫn có thể để lại những ảnh hưởng tiêu cực về mặt tâm lý và làm tăng nguy cơ đối đầu trong quan hệ cha mẹ - con cái. mâu thuẫn giữa cha mẹ- con cái đang học Trung học phổ thông. Có thể thấy việc đo lường mâu thuẫn dựa trên chính đánh giá của trẻ VTN cũng ít được vận dụng trong các nghiên cứu ở Việt Nam về chủ đề mâu thuẫn. Bằng cách thức này, Luận án nhận diện được góc nhìn của trẻ VTN về những khác biệt, xung đột với cha mẹ trong đời sống và tôn trọng sự đánh giá của các em.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nghiên cứu về mâu thuẫn cha mẹ- con cái đưa ra nhiều gợi ý trong các hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai. Trước hết, trong phạm vi nghiên cứu của Luận án, chủ đề mâu thuẫn giữa cha mẹ- con cái mới dừng lại ở các lĩnh vực học tập, quan hệ bạn bè, đời sống cá nhân của trẻ vị thành niên. Trong tương lai, việc mô tả mâu thuẫn cha mẹ- con cái về các lĩnh vực liên quan đến đời sống gia đình như: ứng xử của con cái trong gia đình, cách thức giao tiếp cha mẹ- con cái, các mối quan hệ trong gia đình (anh chị em ruột, ông bà- cháu).. sẽ góp phần bổ sung những khoảng trống nghiên cứu còn chưa được khai thác.
Bên cạnh đó, ngoài lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông, các nghiên cứu trong tương lai có thể mở rộng tới lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở. Việc tiến hành nghiên cứu mâu thuẫn cha mẹ- con cái ở các độ tuổi khác nhau sẽ góp phần làm phong phú bức tranh mô tả quan hệ cha mẹ- con cái và đưa ra những luận cứ khoa học để xây dựng những mô hình, chương trình can thiệp thúc đẩy chất lượng quan hệ cha mẹ- con cái nói riêng và quan hệ gia đình nói riêng một cách phù hợp với đặc điểm tuổi của trẻ vị thành niên.
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
- Hanh, N. T. H. (2023), “Some solutions to resolve conflicts between parents and teenagers”. Technium Social Sciences Journal, 45(1), pp.372–381. //doi.org/10.47577/tssj.v45i1.9170
- Hanh, N. T. H. (2023), “The current situation of conflict between parentws and teenage children”, East African Scholars Journal of Psychology and Behavioural Sciences, 5(4), pp.70-76. DOI:10.36349/easjpbs.2023.v05i04.001
- Nguyen Thi Hong Hanh (2021), “Barriers to Parent-adolescent communication: What do Insiders say?”, Vietnam Journal of Family and Gender Studies, 16(2), pp.49-59
- Nguyen Thi Hong Hanh (2020), “Intergenerational conflict between adolescents and their parents (Case study in Hanoi)”, Vietnam Journal of Family and Gender Studies, 15(2), tr.24-35
- Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2020), “Mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái tuổi vị thành niên: Nghiên cứu tại hai trường Trung học phổ thông tại Hà Nội”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, 30(4), tr.104-114.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
- Full name: Nguyen Thi Hong Hanh
- Sex: Female
- Date of birth: 02/11/1987
- Place of birth: Hanoi
- Amission decision number 1806/2018/QĐ-XHNV dated 29/06/2018 by University of Social Sciences and Huminities, Vietnam National University.
- Changes in academic prcess
- Officical thesis title: Parent-adolescent conflict in the current period (Case study in Hanoi).
- Major: Sociology
- Code: 9310301.01
- Supervisors:
Prof. Nguyen Huu Minh
Assoc. Prof. Nguyen Thi Thu Ha
- Summary of the new findings of the thesis
Conflict is an inevitable part of social relationships in general and parent-child relationships in particular. Understanding parent-child conflict, especially in the context of modern society, is of great importance, helps to identify modern issues in the family such as current concerns and differences in main concerns between parents and adolescents, how parents and adolescents react to each other in their conflicts, how they perceive their roles as family members, and in relationship with each other. From there, the thesis aims to evaluate the current situation of conflicts between adolescent children and their parents, the reactions of parents and children when conflicts arise, and analyze the consequences and ways to resolve conflicts between parents. parents, children and identify factors affecting parent-child conflicts in the family, on that basis propose recommendations to limit conflicts arising between parents and children, contributing to improving High quality family relationships.
Accordingly, the thesis was conducted at two high schools in Hanoi (one in urban areas, one in rural areas) through research on students studying in grades 10-11-12. The research methodology adopts an eclectic approach, commencing with a comprehensive examination of pertinent literature, conceptual frameworks, scales, and instruments, primarily concerning parent-child conflicts. Subsequently, a quantitative survey was administered to 706 high school students, supplemented by 16 in-depth interviews for a deeper comprehension of the research quandary.
Regarding the scope of research content, the thesis focuses on studying the frequency and extent of conflicts, consequences, reactions and ways to handle conflicts when they arise in 3 areas/issues that often arise. Parent-child conflicts that have occurred in the past month up to the time of the survey, specifically: 1) the adolescents’ field of study; 2) issues related to adolescents’ personal lives such as interacting with friends and using the Internet; and 3) adolescents’ financial management.
The research also indicates that the most common conflict revolves around adolescents' internet use, followed by concerns about their academic performance, friendship relationships, and financial independence. Additionally, the study suggests that certain personal and family characteristics, as well as parenting styles, play a role in influencing conflicts between parents and high school students. Furthermore, the research emphasizes that families where parents employ authoritarian child management methods tend to have a higher likelihood of conflicts with their children. This suggests that parenting styles have a significant impact on the parent-child relationship. Lastly, the study highlights a statistically significant difference in parent-child conflicts based on living area, with conflicts in urban areas being influenced by urbanization and modernity.
Overall, this research provides valuable insights into the factors contributing to conflicts between high school students and their parents, as well as the influence of parenting styles and living environments on these conflicts.When parent-child conflicts ensue, adolescents are predisposed towards avoidance, resistance, or passive reactions, in contrast to parents who usually respond constructively and considerately. Consensus serves as the most prevalent conflict resolution strategy. However, in more severe cases, avoidance emerges as the predominant approach. The research reveals that over half of adolescents express dissatisfaction with how conflicts are resolved, with notable disparities based on residential area, conflict intensity, and resolution methodology. And there is a statistically significant difference, listed by area of residence, severity of conflict, and method of conflict resolution.
The findings of this study unveil the dualistic impact of parent-child conflicts on adolescents. While conflicts can foster a deeper understanding between parents and children, they also bear the potential for negative psychological repercussions and an escalated risk of antagonism within the parent-child dynamic.
- Futher research directions
This research insights open up exciting avenues for future research on parent-child conflict. The current study concentrates on specific aspects like academic matters and adolescent personal life, yet there are vast untapped areas within family dynamics that warrant exploration. Examining adolescents’ behavior within the familial context, the methods of parent-child communication, and the broader family relationships (including with siblings and grandparents) would significantly enhance our understanding.
Moreover, broadening the age range of participants from high school to middle school can provide a more comprehensive view of parent-child dynamics across adolescence. Such diversification in age groups can yield invaluable data for constructing models and intervention programs tailored to the unique developmental characteristics of adolescents. This can ultimately foster better parent-child and family relationships, aligning with the distinct needs of individuals at varying stages of their adolescent years.
- Thesis-related publications
- Hanh, N. T. H. (2023), “Some solutions to resolve conflicts between parents and teenagers”. Technium Social Sciences Journal, 45(1), pp.372–381. //doi.org/10.47577/tssj.v45i1.9170
- Hanh, N. T. H. (2023), “The current situation of conflict between parentws and teenage children”, East African Scholars Journal of Psychology and Behavioural Sciences, 5(4),pp.70-76. DOI:10.36349/easjpbs.2023.v05i04.001
- Nguyen Thi Hong Hanh (2021), “Barriers to Parent-adolescent communication: What do Insiders say?”, Vietnam Journal of Family and Gender Studies, 16(2), pp.49-59
- Nguyen Thi Hong Hanh (2020), “Intergenerational conflict between adolescents and their parents (Case study in Hanoi)”, Vietnam Journal of Family and Gender Studies 15(2), tr.24-35