1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Thái Sơn 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 01/01/1990 4. Nơi sinh: Bình Dương
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 3618/QĐ-XHNV ngày 04/12/2018 của bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội, thời hạn từ ngày 04/12/2018 đến ngày 04/12/2021.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Thời gian gia hạn từ tháng 12/2021 đến tháng 11/2024.
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch đối với điểm đến du lịch di sản tại Việt Nam.
8. Chuyên ngành: Du lịch 9. Mã số: 9810101.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Minh Hòa
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Mục đích nghiên cứu
Dựa trên các động cơ nghiên cứu đã được đề cập, mục đích nghiên cứu chính của Luận án là tập trung tìm hiểu sự hài lòng của khách du lịch đối với các điểm đến du lịch di sản tại Việt Nam. Luận án xác định và làm rõ mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với các điểm đến này. Đồng thời, Luận án cũng tập trung vào việc đánh giá mức độ ảnh hưởng điều tiết của chất lượng trải nghiệm đến mối quan hệ này. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp quản lý cụ thể nhằm giúp các nhà quản lý điểm đến nâng cao sự hài lòng của du khách và thu hút họ đến tham quan các điểm du lịch di sản tại Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Để đảm bảo độ tin cậy và tính hợp lệ của kết quả nghiên cứu, Luận án đã thực hiện qua hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là nghiên cứu định tính để tổng quan tài liệu và kiểm tra tính phù hợp của mô hình và thang đo. Tài liệu được tổng quan có hệ thống bằng cách nghiên cứu phân tích tổng hợp dựa trên các tài liệu, tích hợp các kết quả của các nghiên cứu trước đó liên quan đến các giả thuyết nghiên cứu của Luận án. Giai đoạn thứ hai là nghiên cứu định lượng trong kiểm định giả thuyết.
Kết quả nghiên cứu chính
Luận án này xem xét mối quan hệ giữa xác thực điểm đến (xác thực khách quan và xác thực hiện sinh) và gắn kết điểm đến với sự hài lòng của khách du lịch trong du lịch di sản tại Việt Nam. Luận án tập trung vào các chủ đề chính yếu gồm (1) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch và (2) phân tích vai trò điều tiết của chất lượng trải nghiệm đến mối quan hệ giữa xác thực điểm đến (xác thực khách quan và xác thực hiện sinh) và gắn kết điểm đến với sự hài lòng của khách du lịch trong du lịch di sản. Với phạm vi nghiên cứu ở các điểm du lịch di sản tại Việt Nam, đóng góp của Luận án là vận dụng các lý thuyết và nghiên cứu quốc tế vào hoàn cảnh của du lịch Việt Nam.
Đóng góp mới
- Về mặt lý luận:
Nghiên cứu về trường hợp tại Việt Nam là một hướng đi mới để làm rõ thêm sự khác biệt sự hài lòng đối với điểm đến du lịch di sản với các loại hình dịch vụ, du lịch khác.
Thứ hai, Luận án củng cố sự hiểu biết về các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch tại điểm đến du lịch di sản bằng cách phát triển mô hình của Domínguez-Quintero, A. M. và cộng sự (2019) để kiểm tra quá trình mà nhận thức của khách du lịch về tính xác thực và gắn kết điểm đến ảnh hưởng đến sự hài lòng của họ. Ngoài ra, Luận án cũng đề xuất kiểm tra vai trò điều tiết của chất lượng trải nghiệm đối với mối quan hệ giữa tính xác thực, gắn kết điểm đến và sự hài lòng của khách du lịch.
Cuối cùng, kết quả của nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng đối với ngành du lịch, thúc đẩy nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của các chiến lược quản lý sự hài lòng của khách du lịch trong phát triển điểm đến du lịch di sản.
- Về mặt thực tiễn:
Từ góc độ thực nghiệm, nghiên cứu đã cung cấp một bức tranh toàn diện về du lịch di sản và sự hài lòng của khách du lịch đối với các điểm đến du lịch di sản tại Việt Nam cho các Cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, nhà hoạch định, quản lý điểm đến du lịch di sản.
Việc phân tích sự hài lòng dưới góc độ nhu cầu sẽ rất hữu ích cho các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp du lịch, để hiểu được nhận thức của khách du lịch về Việt Nam nhằm đánh giá và áp dụng chúng để phát triển hơn nữa ngành du lịch.
Cuối cùng, kết quả nghiên cứu có thể cung cấp cho các tổ chức quản lý điểm đến di sản các chiến lược khác nhau để phát triển điểm đến.
Kết luận
Dựa trên kết quả phân tích dữ liệu, Luận án đã đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu đề ra ban đầu. Luận án đã tập trung vào xác định sự hài lòng của khách du lịch đối với điểm đến du lịch di sản tại Việt Nam. Trong đó, Luận án đã tìm hiểu sự hài lòng của khách du lịch đối với các điểm đến du lịch di sản tại Việt Nam. Luận án đã xác định và làm rõ mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với các điểm đến này. Đồng thời, Luận án cũng tập trung vào việc đánh giá mức độ ảnh hưởng điều tiết của chất lượng trải nghiệm đến mối quan hệ này. Cùng với đó, Luận án đưa ra sáu khuyến nghị chung và một số khuyến nghị riêng dành cho các cơ quan quản lý Nhà nước về du khách, doanh nghiệp lữ hành, cộng đồng địa phương và khách du lịch. Từ đó, Luận án nhận ra năm hạn chế để có từ đó có thể phát triển nghiên cứu trong tương lai.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Mở rộng vào bối cảnh tổng quan trong và người nước để kết quả toàn diện và chính xác hơn.
- Điều chỉnh phương pháp thu thập dữ liệu để đảm bảo độ tin cậy và khách quan.
- Đưa nội dung địa điểm khảo sát vào trong bảng hỏi. Đồng thời, cần dẫn thêm kết quả về tình hình hoạt động du lịch tại các điểm đến du lịch di sản điển hình.
- Kết quả nghiên cứu được tính toán thông qua kỹ thuật PLS-SEM và các hệ số đường dẫn. Tuy nhiên, để cung cấp thông tin chắc chắn hơn về trọng số và thứ hạng của các tham số này, cần phải thử nghiệm thêm thông qua các phương pháp ra quyết định đa tiêu chí.
- Có thể khám phá các yếu tố khác và mở rộng dựa trên mô hình được sử dụng trong nghiên cứu này như giá trị cảm nhận (Perceived Value), độ dài của chuyến đi (Length of Stay), mạng xã hội (Social Media) và mục đích chuyến đi (Motivation).
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
Pham Thai Son & Tran Thi Minh Hoa (2021), “The relationships among of authenticity, experience quality, place attachment, and satisfaction in heritage tourism”, Proceedings of the The 2nd International Conference on Innovations in the Social Sciences & Humanities, Ton Duc Thang University, Vietnam, ISBN 978-0-9945391-6-8, pp.431-442.
Pham Thai Son, Tran Thi Minh Hoa & Hoang Thi Trang (2021), “Developing of Heritage tourism in Vietnam: Examining Structural Relationships among Destination Image, Place Attachment and Tourist Satisfaction”, Proceedings of the International Conference on Culture, Education, and Tourism with Economic Development, ISBN: 978-604-80-5756-5, pp.1126-1135.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Phạm Thái Sơn 2. Sex: Male
3. Date of birth: 01/01/1990 4. Place of birth: Binh Duong
5. Amission decision number 3618/2018/QĐ-XHNV dated 4/12/2018 by University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Ha Noi.
6. Changes in academic process: Extension period from December 2021 to November 2024
7. Officical thesis title: Research on tourist satisfaction with heritage tourism destinations in Vietnam.
8. Major: Tourism 9. Code: 9810101.01
10. Supervisor: Assoc. Prof. Tran Thi Minh Hoa
11. Summary of the new findings of the thesis
Research purpose:
Based on the research motivations mentioned, the main objective of the thesis is to explore tourist satisfaction with heritage tourism destinations in Vietnam. The thesis will identify and clarify the relationships between factors influencing tourist satisfaction at these destinations. Additionally, it will focus on assessing the moderating effect of experience quality on these relationships. On this basis, specific management solutions will be proposed to help destination managers enhance tourist satisfaction and attract more visitors to heritage tourism sites in Vietnam.
Research Methods
To ensure the reliability and validity of the research results, the thesis was conducted in two phases. The first phase was qualitative research to review the literature and test the appropriateness of the model and measurement scales. The literature was systematically reviewed through a meta-analysis of previous studies related to the thesis's hypotheses. The second phase involved quantitative research to test the hypotheses.
The main results
This thesis examines the relationship between authenticity (objective authenticity and existential authenticity) and tourist satisfaction in heritage tourism in Vietnam. The thesis focuses on two main themes: (1) analyzing the factors influencing tourist satisfaction and (2) analyzing the moderating role of experience quality on the relationship between authenticity (objective authenticity and existential authenticity) and tourist satisfaction in heritage tourism. Within the scope of research at heritage tourism destinations in Vietnam, the thesis contributes by applying international theories and research to the context of Vietnamese tourism.
New contributions
- Theoretical:
Firstly, the case in Vietnam is a new approach to further elucidate the differences in tourist satisfaction with heritage tourism destinations compared to other types of services and tourism.
Secondly, the thesis enhances understanding of the factors influencing tourist satisfaction at heritage tourism destinations by developing the model of Domínguez-Quintero, A. M. and colleagues (2019) to examine the process by which tourists' perceptions of authenticity and destination attachment affect their satisfaction. Additionally, the thesis proposes to examine the moderating role of experience quality on the relationship between authenticity, destination attachment, and tourist satisfaction.
Finally, the results of this study have significant implications for the tourism industry, promoting a clearer understanding of the importance of managing tourist satisfaction strategies in the development of heritage tourism destinations.
- Practical:
From an experiential perspective, the study has provided a comprehensive picture of heritage tourism and tourist satisfaction with heritage tourism destinations in Vietnam for state tourism management agencies, planners, and destination managers.
Analyzing satisfaction from a needs perspective will be very useful for state management agencies and tourism businesses to understand tourists' perceptions of Vietnam to evaluate and apply them to further develop the tourism industry.
Ultimately, the research results can provide various strategies for heritage destination management organizations to develop destinations.
Conclude
Based on the results of data analysis, the thesis has successfully achieved its initial research objectives. It focused on determining tourist satisfaction with heritage tourism destinations in Vietnam. The thesis examined the satisfaction of tourists with heritage tourism destinations in Vietnam, identifying and clarifying the relationships between factors influencing tourist satisfaction with these destinations. Additionally, it concentrated on evaluating the moderating effect of experience quality on these relationships. Alongside this, the thesis provided six general recommendations and some specific suggestions for state tourism management agencies, tour operators, local communities, and tourists. Consequently, the thesis identified five limitations that could guide future research development.
12. Further research directions
- Expanding into the overall domestic and national context for more comprehensive and accurate results.
- Adjust data collection methods to ensure reliability and objectivity.
- Include survey location content in the questionnaire. At the same time, it is necessary to cite more results about the situation of tourism activities at typical heritage tourism destinations.
- Results are calculated through PLS-SEM technique and path coefficients. However, to provide more robust information about the weights and rankings of these parameters, further testing through multi-criteria decision-making methods is needed.
- Other factors can be explored and expanded based on the model used in this study such as perceived value, length of stay, and social media and trip purpose (Motivation).
13. Thesis-related publications
Pham Thai Son & Tran Thi Minh Hoa (2021), “The relationships among of authenticity, experience quality, place attachment, and satisfaction in heritage tourism”, Proceedings of the The 2nd International Conference on Innovations in the Social Sciences & Humanities, Ton Duc Thang University, Vietnam, ISBN 978-0-9945391-6-8, pp.431-442.
Pham Thai Son, Tran Thi Minh Hoa & Hoang Thi Trang (2021), “Developing of Heritage tourism in Vietnam: Examining Structural Relationships among Destination Image, Place Attachment and Tourist Satisfaction”, Proceedings of the International Conference on Culture, Education, and Tourism with Economic Development, ISBN: 978-604-80-5756-5, pp.1126-1135.