1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Ngọc Quang 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 04/9/1969 4. Nơi sinh: Ninh Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 4416/2019/QĐ-XHNV ngày 26/11/ 2019 của bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có):
7. Tên đề tài luận án: Phật giáo Việt Nam huyện Gia Lâm: Lịch sử, thực trạng và những vấn đề đặt ra
8. Chuyên ngành: Tôn giáo học 9. Mã số: 9229009.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Trên cơ sở các cứ liệu lịch sử, luận án chỉ ra quá trình du nhập, tồn tại và phát triển của Phật giáo Việt Nam huyện Gia Lâm; Trên cơ sở các cứ liệu thực tế, chỉ ra thực trạng của Phật giáo Việt Nam huyện Gia Lâm, để từ đó nhận diện được Phật giáo Việt Nam huyện Gia Lâm. Từ thực trạng đó, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại của Phật giáo Việt Nam huyện Gia Lâm và đưa ra những giải pháp cho các vấn đề đó nhằm phát huy hơn nữa “nguồn lực” Phật giáo trong công cuộc xây dựng và phát triển huyện Gia Lâm hiện nay.
Luận án kết hợp sử dụng một số phương pháp khác nhau nhằm đảm bảo tính hiệu quả và độ tin cậy của các thông tin thu thập được (thực địa và tài liệu có sẵn). Các phương pháp được sử dụng trong luận án là phương pháp chuyên ngành tôn giáo học và liên ngành như lịch sử, triết học, nhân học tôn giáo, văn hóa học, cùng các phương pháp tổng hợp, so sánh, khái quát hóa: Phương pháp lịch sử, Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu, Phương pháp nghiên cứu thực địa (điền dã), Phương pháp điều tra xã hội học với chủ yếu là phương pháp phỏng vấn sâu,..
Dựa trên những cứ liệu lịch sử, thực tiễn những dấu tích của các ngôi của huyện Gia Lâm có thể khẳng định Phật giáo huyện Gia Lâm đã có bề dày lịch sử gắn với quá trình hình thành, phát triển của vùng đất này. Những bước chân của Phật giáo của mỗi thời kỳ cho thấy Phật giáo đã đồng hành, gắn bó cùng các thế hệ người dân Gia Lâm và đã trở thành một phần không thể thiếu của lịch sử, văn hóa của vùng đất giàu truyền thống.
Phật giáo huyện Gia Lâm bên cạnh những nét chung đã trở thành truyền thống của Phật giáo Thủ đô, thì cũng có những đặc điểm, nét đặc trưng riêng của Phật giáo một huyện ngoại thành đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ. Những đặc điểm đó thể hiện: Phật giáo huyện Gia Lâm gắn với buồi đầu truyền giáo; hỗn dung sâu rộng với tín ngưỡng dân gian bản địa; có số lượng tín đồ đông đảo; kết hợp giữa truyền thống và hiện đại; là một nguồn lực phát triển của huyện Gia Lâm.
Hiện nay, Phật giáo huyện Gia Lâm đang trong quá trình tiếp tục hoàn thiện và phát triển: Về mặt tổ chức hành chính của Phật giáo Việt Nam huyện Gia Lâm: Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Gia Lâm là một đơn vị tổ chức thành viên, chịu sự quản lý trực tiếp của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội, với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của một ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện, trong những năm qua đã luôn nỗ lực, cố gắng hết mình vì Phật giáo Gia Lâm nói riêng, Phật giáo Hà Nội nói chung, góp phần vào sự phát triển của Phật giáo Việt Nam. Với những nỗ lực không ngừng của Ban Trị sự Phật giáo huyện, công tác Phật sự của huyện Gia Lâm đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận về nhiều mặt: Về mặt cơ cấu, Ban Trị sự không ngừng hoàn thiện, nâng cao chất lượng, trình độ hoạt động Phật sự thể hiện trọn vẹn nguyên tắc thống nhất, tập trung, dân chủ, đặt lợi ích của dân tộc, Giáo hội lên trên lợi ích cá nhân, sơn môn hệ phái.
Về hoạt động, trên tinh thần “Hộ quốc an dân” và tinh thần yêu nước từ ngàn đời, các thế hệ Tăng Ni, Phật tử trong toàn huyện nối tiếp truyền thống Phật giáo Gia Lâm, một lòng một dạ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, đồng hành cùng dân tộc, xứng đáng với tinh thần “Hộ quốc an dân” của Phật giáo Việt Nam. Trong những năm qua những hoạt động Phật sự và hoạt động xã hội của Phật giáo huyện Gia Lâm đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Phật giáo đã thực sự trở thành một phần không thể thiếu của một bộ phận không nhỏ người dân huyện Gia Lâm. Những ngôi chùa trong các làng xã, khu phố đã trở thành nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh của người dân. Ngày nay, các hoạt động của Phật giáo huyện Gia Lâm ngày càng đa dạng và phong phú, có nhiều nét đổi mới để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của nhân dân và đóng góp thiết thực hơn nữa vào các lĩnh vực của đời sống người dân huyện Gia Lâm.
Những thành tựu đó đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, xây dựng quê hương Gia Lâm ngày càng giàu đẹp, dân chủ, văn minh. Phật giáo khẳng định vai trò là một nguồn lực của sự phát triển của huyện Gia Lâm. Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận khách quan rằng bên cạnh những thành tựu đạt được, do nhiều điều kiện khách quan, chủ quan nên còn nhiều vấn đề đặt ra đối với Phật giáo huyện Gia Lâm, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. Để giải quyết các vấn đề đó cần sự chung tay, nỗ lực từ nhiều phía có liên quan nhằm phát huy những thành tựu đạt được, khắc phục những vấn đề tồn tại, hướng đến phát huy hơn nữa vai trò Phật giáo trong bối cảnh hiện nay, cùng nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đóng góp, xây dựng quê hương Gia Lâm ngày càng giàu đẹp, dân chủ, văn minh.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nguồn lực Phật giáo
- Phật giáo và thực tiễn đời sống xã hội.
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
+ Lê Ngọc Quang (2019), “Một số hoạt động của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Gia Lâm hiện nay”, Tạp chí Công tác tôn giáo (155), tr.39-41,45.
+ Ле Нгок Куанг (Тхеро Тхить Тхан Кюи) (2021), “Роль и структура узедной буддийской администрации Зялам в развитии Буддизма во Вьетнаме”, ГУМАНИТАРНЫЕ,СОЦИАЛЬНО-ЭКОНОМИЧЕСКИЕ И ОБЩЕСТВЕННЫЕ НАУКИ (6), pp. 40 – 43.
+ Ле Нгок Куанг (Тхеро Тхить Тхан Кюи) (2021), “Буддийские последователи во Вьетнаме: теоретический анализ точного подсчёта”, Миссия Конфессий (53), pp. 397 – 403.
+ Lê Ngọc Quang (2021), “Phương pháp lịch sử trong nghiên cứu tôn giáo: Trường hợp Nghiên cứu Phật giáo huyện Gia Lâm”, Kỷ yếu Hội thảo Một số vấn đề về nghiên cứu và đào tạo ngành Tôn giáo học tại bet365 football
Hà Nội; ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay, tr.144-155.
+ Lê Ngọc Quang (2021), “Lịch sử du nhập của Phật giáo huyện Gia Lâm”, Tạp chí Công tác tôn giáo (184), tr36-38.
+ Lê Ngọc Quang (2022), “Hoạt động của Phật giáo Việt Nam huyện Gia Lâm hiện nay (Nghiên cứu trường hợp chùa Đào Xuyên)”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn (4), tr.524-536.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name of PhD student: Le Ngoc Quang 2. Sex: Male
3. Date of birth: 04/9/1969 4. Place of birth: Ninh Binh
5. Decision No. 4416/2019/QD-XHNV dated 26 November 2019 on recognition of PhD student of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process (if any):
7. Thesis title: Vietnamese Buddhism in Gia Lam district: History, current situation, and existing problems
8. Major: Religious Studies 9. Code: 9229009.01
10. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Tran Thi Kim Oanh
11. Summary of the new findings of the thesis:
Based on historical facts, the thesis points out the process of introduction, existence and development of Vietnamese Buddhism in Gia Lam district; On the basis of actual facts, the thesis indicates the current situation of Vietnamese Buddhism in Gia Lam district, thereby identifying Vietnamese Buddhism in Gia Lam district. From that current situation, the existing problems of Vietnamese Buddhism in Gia Lam district are also showed, and solutions to those problems are offered in order to further promote the “resources” of Buddhism in the process of current building and development of Gia Lam district.
The thesis combines using some different methods to ensure the effectiveness and reliability of the collected information (fieldwork and available documents). The methods used in the thesis are specialized in religious studies; and interdisciplinary such as history, philosophy, anthropology of religion, cultural studies; and methods of synthesis, comparison and generalization: Historical method; Analytical-synthetic method; Field research method (fieldwork); Sociological investigation method, mainly in-depth interview method, etc.
Based on the historical and actual facts as well as the vestiges of temples in Gia Lam district, it can be affirmed that Buddhism in Gia Lam district has had a long history associated with the formation and development of this land. The footsteps of Buddhism in each period show that Buddhism has accompanied and attached to generations of Gia Lam people and has become an indispensable part of the history and culture of this traditional land.
In addition to the common features that have become the tradition of Buddhism in the capital, Buddhism in Gia Lam district also has its own characteristics of Buddhism of a suburban district which is in the process of strong development. These characteristics are showed as follows: Buddhism in Gia Lam district is associated with the early missions; integrates deeply with indigenous folk beliefs; has a large number of Buddhists; has a combination of tradition and modernity; and is a development resource of Gia Lam district.
Currently, Buddhism in Gia Lam district is in the process of completion and development: In terms of administrative organization of Vietnamese Buddhism in Gia Lam district, The Executive Board of the Vietnam Buddhist Sangha of Gia Lam district is a member unit under the direct management of the Executive Board of the Vietnam Buddhist Sangha of Hanoi City, with the functions, duties and powers of a district-level Executive Board of the Vietnam Buddhist Sangha. Over the years, it has always tried its best for Gia Lam Buddhism in particular and Hanoi Buddhism in general, contributing to the development of Vietnamese Buddhism. With the continuous efforts of the Executive Board of the Vietnam Buddhist Sangha of Gia Lam district, the Buddhist affairs of Gia Lam district has gained remarkable achievements in many aspects. In terms of structure, the Executive Board has constantly been improved and enhanced the quality and level of Buddhist affairs, fully expressed the principle of unity, centralization, democracy, put the interests of the nation and the Buddhist Sangha ahead of personal interests.
In terms of activities, in the spirit of “Nation Protection and Peace for People” and patriotism for thousands of generations, the monks, nuns and Buddhists throughout the district continue the Gia Lam Buddhist tradition, wholeheartedly believe in the leadership of the Party and State, actively participate in social activities, accompany the nation, worthy of the spirit of “Nation Protection and Peace for People” of Vietnamese Buddhism. In recent years, the Buddhist activities and social activities of Buddhism in Gia Lam district have obtained a lot of remarkable achievements. Buddhism has really become an indispensable part of a large number of people in Gia Lam district. The pagodas in villages, communes and streets have become places of cultural and spiritual activities of people. Today, the Buddhist activities in Gia Lam district are more and more diverse and abundant, with many innovations to meet the people’s spiritual and religious needs, and make more practical contributions to all areas of the people’s life in Gia Lam district.
These achievements have contributed significantly to the socio-economic, political, and cultural development, and helped Gia Lam district become richer, more beautiful, democratic and civilized. Buddhism affirms its role as a resource for development of Gia Lam district. However, it is also necessary to objectively recognize that in addition to the achievements, due to many objective and subjective conditions, there are still a lot of problems for Buddhism in Gia Lam district, especially in the current context. To solve these problems, it is essential to join hands and make efforts from stakeholders in order to promote the achievements, overcome the existing problems, and aim to further promote the role of Buddhism in the current context, well implement the guidelines of the Party, policies and laws of the State, contribute to building Gia Lam district richer, more beautiful, democratic and civilized.
12. Further research directions:
- Resources of Buddhism
- Buddhism and the practice of social life.
13. Thesis-related publications:
+ Le Ngoc Quang (2019), “Some activities of the Executive Board of the Vietnam Buddhist Sangha in Gia Lam district today”, Journal of Religious Work (155), pp.39-41,45.
+ Ле Нгок Куанг (Тхеро Тхить Тхан Кюи) (2021), “Роль и структура узедной буддийской администрации Зялам в развитии Буддизма во Вьетнаме”, ГУМАНИТАРНЫЕ, СОЦИАЛЬНО-ЭКОНОМИЧЕСКИЕ И ОБЩЕСТВЕННЫЕ НАУКИ (6), pp. 40 – 43.
+ Ле Нгок Куанг (Тхеро Тхить Тхан Кюи) (2021), “Буддийские последователи во Вьетнаме: теоретический анализ точного подсчёта”, Миссия Конфессий (53), pp. 397 – 403.
+ Le Ngoc Quang (2021), “Historical method in religious studies: A case study of Buddhism in Gia Lam district”, Proceedings of the conference on some issues on research and training in Religious Studies at the University of Social Sciences and Humanities, in Vietnam and in the world today, pp.144-155.
+ Le Ngoc Quang (2021), “History of the introduction of Buddhism in Gia Lam district”, Journal of Religious Work (184), pp.36-38.
+ Le Ngoc Quang (2022), “Activities of Vietnamese Buddhism in Gia Lam district today (A case study of Dao Xuyen pagoda)”, Journal of Social Sciences and Humanities (4), pp.524-536.