1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Thị Thu Hương
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 01/12/1979 4. Nơi sinh: Ninh Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 1806/2018/QĐ-XHNV ngày 29/6/2018
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có):
7. Tên đề tài luận án: Thiên nhiên trong văn học Phật giáo Việt Nam thời Lý - Trần
8. Chuyên ngành: Văn học Việt Nam 9. Mã số: 9229030.04
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Kim Sơn
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Trong nền văn học Lý Trần, đặc biệt là mảng văn học Phật giáo, thiên nhiên vừa là nguồn cảm hứng bất tận lại vừa phản chiếu thời đại, thể hiện các khuynh hướng văn học và mang tới những thông điệp thẩm mỹ độc đáo. Từ việc nỗ lực nghiên cứu thiên nhiên từ góc độ thẩm mỹ đặc thù của tư tưởng Thiền tông, phân tích thiên thiên như khách thể thẩm mỹ trong văn học Phật giáo Việt Nam thời Lý Trần từ nhiều thể loại, chúng tôi nhận diện và lí giải quan niệm và triết lý ngôn ngữ rất riêng của các thiền sư, hiểu được không gian văn hóa tu tập của thiền sư thời kỳ Lý Trần. Có thể nói, thiên nhiên trong văn học Phật giáo Lý Trần đã cho chúng ta thấy những mạch ngầm của tư tưởng và giáo lý Phật giáo cũng như những giá trị về văn chương, nghệ thuật của nền văn học này. Từ việc biện giải những lớp nghĩa được mã hóa qua hình ảnh thiên nhiên, luận án đã góp một góc nhìn để nghiên cứu thế giới tinh thần và cũng như quan niệm thẩm mỹ của tăng nhân và các trí thức có nhân duyên gắn bó với Phật học.
Luận án đã bao quát các thể loại văn học Phật giáo như văn xuôi tự sự, văn bia, văn ngữ lục, các bài thi- kệ, các thể loại vấn đáp giữa tăng và sư, hình thức giảng giải các vấn đề giáo lý qua cử-niêm-tụng , thể loại thơ trữ tình thiên nhiên và phong cảnh của thiền sư. Mỗi nhóm thể loại có nội dung chuyển tải riêng, tạo thành “bức khảm” đặc sắc của thiên nhiên trong văn học Phật giáo Lý Trần.
Thực hiện luận án này, chúng tôi muốn nghiên cứu thiên nhiên như một đối tượng quan trọng trong văn học phật giáo Việt Nam thời Lý Trần, qua đó vừa cho thấy sự phỏng chiếu biến thiên của lịch sử, vừa cho thấy những khuynh hướng sáng tác của thời đại cũng như phong cách tác giả. Luận án nghiên cứu vai trò, chức năng, ý nghĩa của hình ảnh giữ vai trò ẩn dụ của thiên nhiên từ điểm nhìn tư tưởng triết học và mỹ học Thiền tông. Bên cạnh đó, luận án nghiên cứu bản chất triết học và văn hóa của không gian thiên nhiên được phản ánh trong văn bia và các văn bản tác phẩm tự sự với tính cách là không gian xây dựng chùa, không gian tu tập.
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các ngữ liệu thuộc thơ văn Lý Trần, trong đó sử dụng các bản dịch và khai thác bản gốc ở một số trường hợp. Đối tượng nghiên cứu của luận án là thiên nhiên trong các thể loại tự sự, trong thi ca và thi kệ của văn học Phật giáo Lý - Trần do các thiền sư và các tác giả có nhân duyên gắn bó với Phật giáo sáng tác.
Triển khai luận án, chúng tôi sử dụng phương pháp loại hình học để giải mãi ý nghĩa đặc trưng của các kiểu loại tác phẩm văn học Phật giáo viết về thiên nhiên. Đồng thời, chúng tôi sử dụng phương pháp văn học sử để đặt tác phẩm trong tiến trình đồng đại và lịch đại, trong bối cảnh lịch sử xã hội. Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng các thao tác thống kê, so sánh, phân tích để phân loại và hệ thống các kiểu hình tượng thiên nhiên, đồng thời so sánh thiên nhiên trong văn học Phật giáo với thiên nhiên trong văn học nhà nho với các chức năng ẩn dụ, ý nghĩa thẩm mỹ và tôn giáo.
Luận án đã phân tích các thể loại tự sự viết về chân dung các thiền sư Lý Trần trong không gian tu tập sơn lâm, từ đó nỗ lực lý giải văn hóa tu tập của các thiền sư Việt Nam giai đoạn này với những nét đặc trưng Phật giáo nguyên thủy. Bên cạnh đó, luận án nhận diện và phân tích đặc trưng ngôn ngữ ẩn dụ sinh động, hấp dẫn trong các thể loại đối thoại, giảng giải, các bài thi kệ về các tư tưởng triết học, đạo đức của Phật giáo nhờ việc các thiền sư sử dụng các hình ảnh thiên nhiên quen thuộc, gần gũi. Qua nghiên cứu thể loại thơ trữ tình thiên nhiên, thơ trữ tình phong cảnh, luận án đã chỉ ra mĩ học của các hình tượng thiên nhiên trong thơ thiền Lý – Trần, đặc trưng thi thiền quan hệ, dĩ thiền dụ thi, dĩ thi minh thiền.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Văn học Việt Nam
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
- Phạm Thị Thu Hương (2018), “Mùa Xuân trong thi ca phương Đông”, Tạp chí Thế giới Di sản (3/2018), tr. 61-69.
- Phạm Thị Thu Hương (2018), “Mùa xuân dưới góc nhìn thơ Thiền”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (405), tr.87-90.
- Phạm Thị Thu Hương (2019), “Hình tượng ánh trăng và mặt nước trong thơ thiền Lý – Trần”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học: Thiền sư Pháp Loa sự nghiệp tu hành, thiền học và dấu ấn lịch sử, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.297-309.
- Phạm Thị Thu Hương (2021), “Thiên nhiên trong “Khóa Hư Lục” của Trần Thái Tông”, Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm: Đặc sắc tư tưởng, văn hóa, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, tr 745-757.
- Phạm Thị Thu Hương (2021), “Relationship between words and meaning in work “Revelation of the decisive secret for students” of Zen master Vien Chieu”, Bulletin of Science and Education (120), pp. 32-42.
- Phạm Thị Thu Hương (2022), “Vietnamese researchers with the concept of “Buddhist literature of the Ly - Tran dynasties””, Universum: Social Sciences (80), pp. 21-26.
INFORMATION OF THE DOCTORAL THESIS
1. Full name: Pham Thi Thu Huong
2. Sex: Female
3. Date of birth: 01/12/1979 4. Place of birth: Ninh Binh
5. Admission decision number: 1806/2018/QD-XHNV dated June 29, 2018
6. Changes in academic prcess (if any):
7. Officical thesis title: Nature in Vietnamese Buddhist literature of the Ly-Tran dynasty.
8. Major: Vietnamese Literature 9. Code: 9229030.04
10. Academic Supervisor: Assoc.Prof.Dr. Nguyen Kim Son
11. Summary of the new findings of the thesis:
In the literature of the Ly Tran dynasty, especially Buddhist literature, nature is both an inexhaustible source of inspiration and a reflection of the times, expressing literary trends and delivering unique aesthetic messages. After studying nature from a specific aesthetic perspective of Zen Buddhism thought and analyzing nature as an object in Vietnamese Buddhist literature of the Ly-Tran dynasty in many genres, we identify and explain the particular concept and linguistic philosophy of the Zen masters and understand the cultural space of practice of Zen masters in the Ly-Tran period. It can be said that nature in the Ly-Tran dynasty’s Buddhist literature has indicated the lines of Buddhist thought and teachings as well as the literary and artistic values of this literature. From the interpretation of the meaning expressed through the nature imagery, the thesis has provided a perspective to study the emotional world and aesthetic concept of monks and intellectuals who are predestined to Buddhism.
The thesis has covered various genres of Buddhist literature, including narrative prose, epitaphs, recorded sayings, poems, types of questions and answers between monks and nuns, the form of explanation of doctrinal issues through “stating topics, summarizing main ideas, and writing a poem,” and genre of Zen master’s natural lyric poetry and landscape lyric poetry. Each genre conveys its content, forming a unique mosaic of nature imagery in Buddhist literature in the Ly-Tran period.
In this thesis, we want to research and consider nature as a vital object of Vietnamese Buddhist literature in the Ly-Tran dynasty to show the variable reflection of history and the author’s composition trends and style. The thesis studies the role, function, and meaning of metaphorical images from the point of view of philosophical thought and Zen Buddhism aesthetics. In addition, the thesis clarifies the philosophical and cultural nature of the natural space, such as a space for building pagodas and a place for practice, reflected in the epitaph and narrative works.
To carry out this research, we have used materials from the Ly-Tran dynasty’s poetry and literature, translations, and the original in some cases. The research object of the thesis is the nature imagery in narrative genres and poems of Buddhist literature in the Ly-Tran dynasty composed by Zen masters, and authors predestined to Buddhism.
We have used the typological method to clarify the specific meanings of the types of Buddhist literary works written on nature. At the same time, literary and historical methods are applied to place the piece in the synchronic and diachronic process and the socio-historical context. Furthermore, we use techniques such as statistics, comparison, and analysis to classify and systemize the types of nature imagery and compare nature in Buddhist literature with that in Confucian literature regarding metaphorical function, aesthetic meaning, and religion.
The thesis has analyzed the narrative genres written about the Zen masters of the Ly-Tran dynasty living in the practice space in the mountains. Thanks to that, it’s able to explain the cultivation culture of Vietnamese Zen masters in this period with the characteristics of Theravada Buddhism. In addition, the thesis identifies and analyzes the characteristics of vivid and attractive metaphorical language in genres such as dialogues, explanations, and poems on philosophical and ethical ideas of Buddhism through using familiar nature imagery. Through studying natural lyric poetry and landscape lyric poetry, the thesis has presented the aesthetics of nature imagery in Zen poetry of the Ly-Tran dynasty and the characteristics of the relationship between poetry and meditation (using poetry to indicate meditation and meditation to express poetry ideas.)
12. Futher research directions: Vietnamese Literature.
13. Thesis-related publications:
- Pham Thi Thu Huong (2018), “Spring in Eastern Poetry,” Thế Giới Di Sản Magazine (March 2018), pp. 61-69.
- Pham Thi Thu Huong (2018), “Spring from the perspective of Zen poetry,” Culture and Art Magazine (405), pp. 87-90.
- Pham Thi Thu Huong (2019), “Images of moonlight and water surface in Zen poetry of Ly-Tran dynasty,” Proceedings of the Scientific Conference: Zen Master Phap Loa - his religious career, meditation, and historical imprints, Publishing House of Vietnam National University, pp. 297-309.
- Pham Thi Thu Huong (2021), “Nature in the “Khoá Hư Lục” by Tran Thai Tong,” Tran Nhan Tong and Trúc Lâm Buddhism: Features of Thought and Culture, Publishing House of Vietnam National University, pp. 745-757.
- Pham Thi Thu Huong (2021), “Relationship between words and meaning in work “Revelation of the decisive secret for students” of Zen master Vien Chieu”, Bulletin of Science and Education (120), pp. 32-42.
- Pham Thi Thu Huong (2022), “Vietnamese researchers with the concept of “Buddhist literature of the Ly-Tran dynasties,”” Universum: Social Sciences (80), pp. 21-26.