1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hoàng Lê Thuý Nga 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 12/12/1979 4. Nơi sinh: Thừa Thiên Huế
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 1806 /QĐ-XHNV-SĐH, ngày 29 tháng 6 năm 2018 của bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Không
7. Tên đề tài luận án: Truyền thông chính sách về giáo dục đại học trên báo điện tử Việt Nam hiện nay
8. Chuyên ngành: Báo chí học 9. Mã số: 9320101.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Dương Xuân Sơn - bet365 football
, ĐHQG Hà Nội
TS. Đỗ Anh Đức - bet365 football
, ĐHQG Hà Nội
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Mục đích nghiên cứu của Luận án:
- Nghiên cứu nội dung, phương thức truyền thông chính sách GDĐH trên báo điện tử Việt Nam;
- Nghiên cứu về sự tiếp nhận và phản hồi của một số nhóm đối tượng đối với truyền thông chính sách GDĐH trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng;
- Đánh giá vai trò của báo điện tử đối với truyền thông chính sách về GDĐH;
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách về GDĐH trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng.
Đối tượng nghiên cứu của luận án: Truyền thông chính sách về giáo dục đại học trên báo điện tử ở Việt Nam hiện nay.
Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng:
¬- Phương pháp luận chung: Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin: sử dụng phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử; quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng về báo chí truyền thông, lý luận báo chí truyền thông.
-Phương pháp luận chuyên ngành: Luận án sử dụng một số lý thuyết Thiết lập chương trình nghị sự, Lý thuyết Đóng khung, Lý thuyết Sử dụng và hài lòng và chức năng phản biện xã hội của báo chí.
Phương pháp công cụ
Luận án sử dụng phương pháp liên ngành: phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Bao gồm như sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp khảo sát trên báo chí kết hợp với phân tích nội dung; phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi anket, phương pháp phỏng vấn sâu.
Các kết quả chính, đóng góp mới và kết luận
• Kết quả chính:
- Tổng quan một số công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam ở phương diện lý luận và thực tiễn bàn về truyền thông chính sách, mối quan hệ giữa báo chí đối với truyền thông chính sách. Tuy nhiên, đối với truyền thông chính sách giáo dục và giáo dục đại học thì chưa có nhiều công trình nghiên cứu. Do đó, luận án góp phần khẳng định tầm quan trọng của báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng đối với truyền thông chính sách giáo dục đại học.
- Hệ thống hóa và phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về báo chí với truyền thông chính sách
- Nghiên cứu thực trạng truyền thông chính sách về giáo dục đại học trên báo điện tử ở Việt Nam hiện nay thông qua việc khảo sát, phân tích nội dung tin, bài của các báo: báo Giáo dục và Thời đại online, tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, báo Dân trí, báo Tuổi trẻ online, báo VnExpress.
- Bằng việc khảo sát, thăm dò ý kiến của các đối tượng liên quan đến truyền thông chính sách giáo dục đại học, công trình đã đánh giá, phân tích sự tiếp nhận và phản hồi của họ đối chính sách giáo dục đại học. Tác giả luận án khảo sát 550 CBVC&NLĐ, 635 người học ở 03 địa bàn (Hà Nội, Huế và t.p Hồ Chí Minh) kết hợp với phỏng vấn sâu. Đối tượng được chọn phỏng vấn sâu là cán bộ tham gia xây dựng chính sách, chuyên gia, nhà báo, giảng viên, đại diện đơn vị sử dụng lao động và sinh viên.
- Đánh giá thành công và hạn chế về truyền thông chính sách giáo dục đại học trên báo chí. Từ đó, tác giả của Luận án đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách giáo dục đại học.
• Đóng góp mới
- Công trình mở ra hướng nghiên cứu về truyền thông chính sách trên báo chí.
- Luận án góp phần đánh giá và đề xuất giải pháp cho công tác truyền thông chính sách về GDĐH, tiếp tục gợi mở giải pháp việc truyền thông chính sách nói chung.
- Các nhà hoạch định chính sách có thể tham khảo kết quả của công trình để truyền thông chính sách đến các nhóm đối tượng công chúng.
- Công trình là tài liệu tham khảo cho các cơ quan báo chí trong truyền thông chính sách.
• Kết luận
- Báo điện tử quan tâm và thiết lập chương trình nghị sự chính sách giáo dục đại học. Các báo lựa chọn và tập trung thông tin, giới thiệu một số nội dung trọng tâm, các điểm mới và điều chỉnh, thay đổi của chính sách giáo dục đại học. Đồng thời, báo điện tử đề xuất giải pháp, kiến nghị việc thực thi chính sách, góp phần tạo sự đồng thuận trong thực thi chính sách giáo dục đại học. Các báo đã sử dụng một số thể loại và tính năng đa phương tiện của báo điện tử để truyền thông chính sách.
-Tuy nhiên, nội dung thông tin chính sách giáo dục đại học còn mang tính chất đồng dạng giữa các báo, cách thức chuyển tải vẫn mang tính “minh hoạ” chính sách. Các báo vẫn chủ yếu sử dụng dạng bài phản ánh, tin và bài phỏng vấn. Dạng bài quan trọng đối với truyền thông, phản biện chính sách là bình luận thì xuất hiện khá ít. Hình thức tác phẩm vẫn còn đơn điệu. Tin, bài chủ yếu vẫn là ở dạng chữ kết hợp ảnh, ít sử dụng video, audio, thông tin đồ hoạ.
- Báo điện tử tham gia phản biện xã hội về chính sách giáo dục đại học bằng việc tạo lập diễn đàn tập hợp ý kiến đa chiều của các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia, nhà khoa học, những người quản lý, nhà báo, người thực thi chính sách,… Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là những nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia, nhà khoa học.
- Các đối tượng tiếp nhận thông tin chính sách giáo dục đại học chủ yếu tập trung ở một số nhóm công chúng và thụ hưởng chính sách. Họ có sự quan tâm, nắm bắt được một số chính sách giáo dục đại học thông qua các kênh, trong đó có báo điện tử. Công chúng hài lòng và ghi nhận vai trò của báo điện tử trong truyền thông chính sách giáo dục đại học. Tuy nhiên, họ vẫn mong muốn báo điện tử phải phát huy vai trò và chức năng truyền thông chính sách thay vì tuyên truyền chính sách.
- Để góp phần nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách giáo dục đại học trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng, cần có những giải pháp phù hợp. Một số giải pháp là: Đa dạng hoá kết hợp với việc phối hợp các nguồn tin; Nâng cao năng lực truyền thông của cơ quan báo chí, nhà báo; Nâng cao năng lực thu hút sự tham gia của công chúng; Chú trọng nội dung, thông điệp truyền thông trên báo chí; Đa dạng hoá hình thức, phương thức chuyển tải nội dung chính sách, phát huy tính tương tác của loại hình báo điện tử; Nâng cao năng lực tiếp nhận của công chúng.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Hiệu quả truyền thông của báo chí gắn với quy trình chính sách giáo dục đại học (hoạch định chính sách, thực thi chính sách và đánh giá chính sách).
- Nghiên cứu năng lực tiếp nhận của công chúng đối với truyền thông chính sách giáo dục đại học.
- Nghiên cứu cơ chế phối hợp nguồn tin giữa cơ quan chức năng và cơ quan báo chí khi thực hiện việc truyền thông chính sách giáo dục đại học.
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
1. Hoàng Lê Thúy Nga (2020), “Vai trò của báo chí trong quá trình truyền thông về triết lý giáo dục: góc nhìn từ lý thuyết”, Kỷ yếu hội thảo cấp quốc gia: Triết lý giáo dục Việt Nam mới: Nội dung và giải pháp, tr.193-202
2. Hoàng Lê Thúy Nga (2021), “Vai trò của báo chí trong công tác truyền thông về chính sách tự chủ đại học: tiếp cận từ lý thuyết “không gian công””, Tạp chí khoa học Đại học Khánh Hòa (1), tr.45-50.
3. Le Thuy Nga Hoang and Anh Duc Do (2021), “Communicating Higher Education Policies Supporting Sustainable Development in Vietnam”, The international conference on contemporary issues in sustainable development CISD 2021 part 1, pp.151-157.
4. Hoàng Lê Thúy Nga (2022), “Vai trò của báo chí đối với truyền thông chính sách tự chủ đại học”, Nghiên cứu – Trao đổi, Tạp chí Cộng sản (bản điện tử), 05-07-2022 //www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/825559/ vai-tro-cua-bao-chi-doi-voi-truyen-thong-chinh-sach-tu-chu-dai-hoc.aspx
5. Le Thuy Nga Hoang (2022), “The role of social criticism in the communication
process on universal education policy in online press Vietnam”, The 3rd International Conference on Science, Technology, and Society Studies (STS) 2022, pp.438-443
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Hoang Le Thuy Nga
2. Sex: Female
3. Date of birth: 12/12/1979
4. Place of birth: Thua Thien Hue
5. Admission decision number: Decision No. 1806 /QD-XHNV-SĐH dated June 29, 2018, by the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: Education policy communication through contemporary Vietnamese online newspapers.
8. Major: Journalism
9. Code: 9320101.01
10. Supervisors
Assoc. Prof. Dr. Duong Xuan Son - University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
Dr. Do Anh Duc - University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
11. Summary of the new findings from the thesis
The purpose of the thesis research:
- Researching contents and methods of higher education policy communication through Vietnamese online newspaper;
- Researching on the reception and response of some target groups of higher education policy communication in the press in general and the electronic press in particular;
- Assessing the role of online newspapers in policy communication for higher education;
- Proposing solutions to improve the effectiveness of policy communication for higher education through the news in general and through online newspapers in particular.
The research subject of the thesis: Education policy communication through contemporary Vietnamese online newspapers.
Methodological foundation:
- General methodology: The thesis is based on the methodology of Marxism-Leninism: using dialectical materialism and historical materialism; the perspective of Marxism-Leninism, Ho Chi Minh's thought, of the Party on journalism and media, theory of journalism and communication.
- Specialist methodology: The thesis uses some theories of Agenda Setting, Framing Theory, Theory of Use and Satisfaction and the social criticism function of the press.
Methods Applied:
The thesis uses interdisciplinary methods: qualitative and quantitative research methods, including documentary research methods; analyzing the news in combination with content analysis; surveys using anket questionnaire; and in-depth interviews.
Main results, new contributions, and conclusions
• Key results:
- Outlining past research outside of and within the Vietnam context in terms of theory and practice discussing policy communication, the relationship between the press and policy communication. However, studies on education policy communication and higher education are still limited. Therefore, the thesis contributes to affirming the importance of the press in general and the electronic press in particular for higher education policy communication.
- Systematizing and analyzing the theoretical and practical basis of journalism and policy communication.
- Researching the current performance of policy communication on higher education in online newspapers in Vietnam through surveying and analyzing news content and articles in selected newspapers: Giao Duc & Thoi Dai online, Giao duc Vietnam magazines, Dan Tri newspaper, Tuoi Tre online newspaper and VnExpress newspaper.
- By surveying and polling subjects related to higher education policy communication, this study has evaluated and analyzed their reception and responses to higher education policy. The author surveyed 550 staff and employees, 635 people studied in 03 areas (Hanoi, Hue and Ho Chi Minh City) combined with in-depth interviews. Subjects selected for in-depth interviews are officials involved in policy development, experts, journalists, lecturers, representatives of employers and students.
- Assessing the success and limitations of higher education policy communication in the press. From there, the author of the thesis proposes solutions to improve the effectiveness of higher education policy communication.
• New Contribution
- The work opens up a research direction on policy communication in the press.
- The thesis contributes to evaluating and proposing solutions for policy communication in higher education, continuing to suggest solutions for policy communication in general.
- Policymakers can refer to the results of this work to communicate policies to target groups of the public.
- The study is the database for press agencies in policy communication.
• Conclusion
- Online newspapers are greatly involved in the setting of the higher education policy agenda. Newspapers select and focus information and introduce key contents, new points, adjustments, and changes in higher education policy. At the same time, online newspapers propose solutions and recommends policy implementation, contributing to creating consensus in the implementation of higher education policy. Newspapers have used several genres and multimedia features of e-newspapers to communicate policy.
- However, the content of higher education policy information is still of the same nature among newspapers, and the way it is conveyed is still illustrative. Newspapers still mainly use the form of reports, news and interviews. The type of article that is important to the media, policy criticism, is a comment, which appears quite rarely. The form of the work is still monotonous, and news articles are still mainly in the form of text combined with images, with less use of video, audio, and infographic.
- Online newspapers participate in social criticism of higher education policy by creating a forum to gather multi-dimensional opinions of policymakers, experts, scientists, administrators, and academics, journalists, policy enforcers, etc. However, However, it is still mainly policymakers and experts and scientists.
- The subjects receiving the higher education policy information are mainly limited to several public groups and policy beneficiaries. They have an interest in and grasp a number of higher education policies through channels, including online newspapers. The public has been satisfied and recognized the role of electronic media in higher education policy communication. However, they still desire online newspapers to promote the role and function of policy communication instead of policy propaganda.
- To contribute to improving the effectiveness of higher education policy communication in the press in general and online newspapers in particular, appropriate solutions are needed. Some solutions are diversification combined with the coordination of information sources; improving the communication capacity of press agencies and journalists; improving the capacity to engage the public; paying attention to media content and messages in the press; diversifying forms and methods of conveying policy content as well as promoting the interactivity of online newspapers; and improving the reception capacity of the public.
12. Further research directions
- Communication effectiveness of the press is associated with the higher education policy process (policy making, policy implementation and policy evaluation).
- Study on public receptivity to higher education policy communication.
- Study on the mechanism for coordinating sources of information between authorities and the media when communicating higher education policies.
13. Thesis-related publications
1. Hoang Le Thuy Nga (2020), “The role of the press in the communication process of educational philosophy: a theoretical perspective”, Proceedings of the national conference on New Vietnamese educational philosophy: Content and solutions, pp.193-202
2. Le Thuy Nga Hoang (2021), “The role of press in communication for the policy on university autonomy: approach from the theory “public sphere””, University of Khanh Hoa (1), pp.45-50.
3. Le Thuy Nga Hoang and Anh Duc Do (2021), “Communicating Higher Education Policies Supporting Sustainable Development in Vietnam”, The international conference on contemporary issues in sustainable development CISD 2021 part 1, pp.151-157.
4. Hoang Le Thuy Nga (2022), “The role of the press in the communication of university autonomy policy”, Communist Review, 05-07-2022 //www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/825559/ vai-tro-cua-bao-chi-doi-voi-truyen-thong-chinh-sach-tu-chu-dai-hoc.aspx
5. Le Thuy Nga Hoang (2022), “The role of social criticism in the communication
process on universal education policy in online press Vietnam”, The 3rd International Conference on Science, Technology, and Society Studies (STS) 2022, pp.438-443