1. Họ và tên học viên: Lê Thị Tú Oanh
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 28/06/2988
4. Nơi sinh: Trung Đô, Vinh, Nghệ An
5. Quyết định công nhận học viên số: 4058/2022/QĐ-XHNV ngày 28/12/2022 của Hiệu trưởng trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không.
7. Tên đề tài đề án: Ảnh hưởng từ Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden đối với ASEAN.
8. Chuyên ngành: Chính trị học (định hướng ứng dụng)
9. Mã số: 8310201.01 (UD).
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Phùng Chí Kiên
11. Tóm tắt các kết quả của đề án:
Sau quá trình nghiên về ảnh hưởng của Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tới ASEAN, học viên đã hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ của đề án. Tóm tắt một số kết quả như sau:
- Chương 1: Khái quát Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ
Trong chương này, Đề án sẽ đề cập bối cảnh tình hình, những yếu tố tác động đến tính cấp thiết, việc ra đời Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Chính quyền Tổng thống Joe Biden. Sau đó là mục tiêu, lợi ích của Mỹ trong triển khai Chiến lược tại khu vực. Cuối cùng là thực tiễn triển khai đến thời điểm hiện nay.
- Chương 2: Ảnh hưởng của Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tới ASEAN và một số liên hệ, khuyến nghị
Trong chương này, Đề án sẽ đưa ra các phân tích, đánh giá rõ nét về những tác động, ảnh hưởng của Chiến lược tới ASEAN, cả mặt tích cực và tiêu cực. Từ đó đưa ra các liên hệ với Việt Nam nói riêng; đồng thời dự báo về xu hướng Mỹ triển khai Chiến lược tại khu vực trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, đưa ra một số nhận xét, khuyến nghị đối với ASEAN và Việt Nam.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Những tổng hợp, phân tích về Chiến lược của Mỹ đối với khu vực dưới thời Tổng thống Joe Biden khá rõ ràng, thuyết phục. Học viên đã vận dụng những kiến thức trong quá trình nghiên cứu chính sách của Mỹ đối với khu vực ASEAN để từ đó đưa ra một số dự báo và khuyến nghị đối với Việt Nam. Những phân tích này cơ bản là phù hợp, có giá trị lý luận và thực tiễn đối với chính trị Việt Nam. Bên cạnh đó, có thể làm tài liệu tham khảo cho những người quan tâm tới tìm hiểu về Chính sách của Mỹ đối với khu vực, đặc biệt dưới thời Tổng thống Joe Biden.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Trong thời gian tới, học viên tiếp tục nghiên cứu, theo dõi các vấn đề liên quan đến chính sách của Mỹ đối với khu vực, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ sắp bầu cử Tổng thống vào cuối năm 2024, từ đó phân tích, đánh giá cũng như dự báo những ảnh hưởng, tác động đối với khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng, góp phần đưa ra các kiến nghị, đề xuất chính sách của Việt Nam trong quan hệ với Mỹ và với ASEAN để có thể tận dụng tốt những cơ hội mà Chiến lược của Mỹ mang lại, giảm thiểu rủi ro, thách thức; góp phần khẳng định, tăng cường vị thế của quốc gia trên trường quốc tế, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến đề án: Không
PROJECT INFORMATION
THE IMPACT OF U.S INDO - PACIFIC STRATEGY
BY PRESIDENT JOE BIDEN ON ASEAN
1. Student's full name: Le Thi Tu Oanh
2. Gender: Female
3. Date of birth: 28/06/1988
4. Place of birth: Trung Do, Vinh, Nghe An
5. Student recognition decision number: 4058/2022/QĐ-XHNV dated 28/12/2022 of the Principal of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.
6. Changes in the training process: None.
7. Project title: The impact of U.S Indo - Pacific Strategy by President Joe Biden on ASEAN
8. Major: Politics (application-oriented)
9. Code: 8310201.01 (UD).
10. Course instructor: PhD. Phùng Chí Kiên
11. Summary of the results of the project:
After the research process on the impact of Indo-Pacific Strategy (IPS) on ASEAN, the students have completed the objectives and tasks of the project. A summary of some results is as follows:
- Chapter 1: Introduction of the US’s IPS
In this chapter, the Project will discuss the context, which impacts on the urgency and reason President Joe Biden administration has his own Indo - Pacific Strategy. Then, the analysis will look from different perspectives, from theory to practice, aiming to clearly outline the driving forces leading to US policy adjustments under President Joe Biden; the goals and interests of the US in implementing IPS in the region. Finally, its implementation process to date.
- Chapter 2: Impact of the IPS on ASEAN, its application and recommendations
In chapter 2, the author provided detailed analysis and assessment of the impacts and influences of the IPS on ASEAN, both positive and negative. From there, the author will provide its application on Vietnam and simulanously give some forecast on the trend of the US implementing the IPS in the region in the future then provide recommendations for ASEAN and Vietnam.
12. Practical applicability: The synthesis and analysis of the US strategy towards the region under President Joe Biden are quite clear and convincing. Students have applied the knowledge gained in the process of researching US policy towards the ASEAN region to make some forecasts and recommendations for Vietnam. These analyses are basically appropriate and have theoratical and practical value for Vietnamese politics.
13. Future research directions: In the coming time, the author will continue to research issues related to the US’s policy on the region, especially in the context of the upcoming election at the end of 2024, in order to analyze and forecast its impact on the region in general and Vietnam in particular, contributing to making recommendations and policy proposals for Vietnam in its relations with the US and ASEAN, to be able to utilize opportunities brought by the US’s IPS, minimize risks and challenges, contribute to affirming and strengthening the country’s position in the international arena, firmly protecting our nation in new era.
14. Published works related to the project: None