Thông tin luận văn "Nghiên cứu xây dựng Bảng thời hạn bảo quản cho tài liệu của các công trình xây dựng cơ bản (công trình xây dựng dân dụng)" của HVCH Dương Thị Thanh Huyền, chuyên ngành Lưu trữ học.
1. Họ và tên học viên: Dương Thị Thanh Huyền
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 21/11/1985
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 1528/2009/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 14 tháng 10 năm 2009 của bet365 football
về việc công nhận học viên cao học năm 2009.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu xây dựng Bảng thời hạn bảo quản cho tài liệu của các công trình xây dựng cơ bản (công trình xây dựng dân dụng).
8. Chuyên ngành: Lưu trữ học; Mã số: 60 32 24
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Minh Phương
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn đã khái quát các nhóm, loại tài liệu xây dựng cơ bản hình thành trong quá trình xây dựng công trình, làm rõ cơ sở lí luận của việc xây dựng Bảng thời hạn bảo quản cho tài liệu của các công trình xây dựng dân dụng. Đặc biệt, Luận văn đã xây dựng được Bảng thời hạn bảo quản cho tài liệu của các công trình xây dựng dân dụng.
Chương 1. Những vấn đề chung về tài liệu xây dựng
Trong chương này, tác giả đi sâu nghiên cứu về tài liệu xây dựng như nội dung, thành phần tài liệu, đặc điểm… Đặc biệt, các nhóm, các loại tài liệu hình thành trong quá trình xây dựng các công trình dân dụng được chúng tôi thống kê chi tiết để thấy được sự đa dạng về mặt loại hình của nhóm tài liệu này. Đồng thời, trong Chương một, tác giả cũng nghiên cứu, tìm hiểu các cấp công trình xây dựng dân dụng và các cơ quan liên quan trong quá trình xây dựng một công trình. Với những nội dung này, chương một có vị trí tương đối quan trọng làm tiền đề cho việc thực hiện các chương tiếp theo của đề tài.
Chương 2. Cơ sở lí luận của việc xây dựng Bảng thời hạn bảo quản cho tài liệu của các công trình xây dựng dân dụng
Trên cơ sở kết quả khảo sát tại Chương một, tác giả xây dựng cơ sở lí luận của việc xây dựng bảng thời hạn bảo quản tài liệu của công trình xây dựng dân dụng. Đây là chương quan trọng, có ý nghĩa hàng đầu giúp tác giả xây dựng và vận dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn đúng đắn nhằm định thời hạn bảo quản cho các loại, các cấp công trình và xây dựng bảng thời hạn bảo quản cho tài liệu của các công trình xây dựng dân dụng ở Chương 3.
Chương 3. Xây dựng Bảng thời hạn bảo quản cho tài liệu của công trình xây dựng dân dụng.
Căn cứ vào các loại tài liệu hình thành trong quá trình xây dựng công trình đã được liệt kê tại Chương một và cơ sở lí luận đã xây dựng ở Chương hai, tại Chương ba, tác giả đã tiến hành xây dựng dự thảo Bảng thời hạn bảo quản cho tài liệu của các công trình xây dựng dân dụng. Đây là chương quan trọng, thể hiện phần lớn kết quả nghiên cứu đề tài của tác giả.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của Đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các cơ quan, tổ chức và những cá nhân làm công tác lưu trữ tài liệu xây dựng trong việc xác định giá trị của những tài liệu này. Đồng thời, đề tài cũng là nguồn tài liệu tham khảo giúp Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước nghiên cứu xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ đối với loại hình tài liệu xây dựng.
Những kết quả đạt được của đề tài sẽ đóng góp một phần nhỏ về mặt lí luận trong việc nghiên cứu xây dựng bảng thời hạn bảo quản cho tài liệu của các công trình xây dựng dân dụng nói riêng và tài liệu xây dựng nói chung - một loại tài liệu chưa được nghiên cứu nhiều ở nước ta hiện nay.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu xây dựng bảng thời hạn bảo quản cho tài liệu của các công trình xây dựng công nghiệp, công trình giao thông, công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn và công trình hạ tầng kĩ thuật.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Theo chúng tôi được biết cho đến thời điểm này chưa có một công trình nào nghiên cứu về vấn đề này./.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: DUONG Thi Thanh Huyen 2. Gender: Female
3. Date of birth: 21 November, 1985 4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: 1528/2009/QĐ-XHNV-KH&SĐH dated 14 September, 2009 by University of Social Science and Humanity, Ha Noi National University.
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Research on Building Retention Schedule for Document of Construction Works.
8. Major: Archives Code: 60 32 24
9. Supervisor: Ass. Prf. Dr. NGUYEN Minh Phuong
10. Summary of the thesis:
The thesis summaries different types of documents created during implementation of construction works and identify theoretical basis of building retention schedule for this kind of document. More significantly, the thesis has built up a retention schedule for civil construction works’ document.
Chapter 1: General issues on civil construction works’ document
In this chapter, the author focuses on civil construction works’ document, such as its content, types and feature of document… Especially, the thesis identifies and lists different groups and types of document created in building a construction project to show the diversity of this kind of document. In this chapter, the author also study different types of construction works and organizations involved in a construction project. With the above-mentioned content, chapter 1 plays an important role in implementing following chapter.
Chapter 2: Theoretical basis of building retention schedule for civil construction works’ document
Basing on the survey’s outcome in chapter 1, the author sets up theoretical basis of building a retention schedule for civil construction works’ document. This is a significant chapter because it helps the author to set up and apply principle and standard to identify retention period for different types of construction works and build retention schedule for construction works as in chapter 3.
Chapter 3: Building retention schedule for document of civil construction works
Basing on types of document created during implementation of a construction project mentioned in chapter 1 and theoretical basis in chapter 2, in chapter 3 the author sets up a draft of retention schedule for civil construction works. The chapter shows most of the result of the author’s research.
11. Practical applicability:
Result of the research is a resource of reference for organizations, agencies as well as record managers to assess this kind of document. The thesis is also a source of information for the State Records and Archives Department of Vietnam to study, build and enact professional guiding document relating management of civil construction works’ document.
In term of theory, the thesis’s outcome will make a contribution to researching and building retention schedule for document of civil construction works in particular and construction works’ document in general – a kind of document which is not studied so much in our country.
12. Further research directions:
Continue to study and research to build retention schedule for other types of construction works.