bet365 football - Nền tảng chính thức

   

TTLV: Giao tiếp giữa cha mẹ và trẻ mắc chứng tự kỉ tại Hà Nội

Thứ sáu - 10/12/2010 01:32
Thông tin luận văn "Giao tiếp giữa cha mẹ và trẻ mắc chứng tự kỉ tại Hà Nội" của HVCH Nguyễn Thị Mẫn, chuyên ngành Tâm lí học.
Thông tin luận văn "Giao tiếp giữa cha mẹ và trẻ mắc chứng tự kỉ tại Hà Nội" của HVCH Nguyễn Thị Mẫn, chuyên ngành Tâm lí học. 1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Mẫn 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh:25/09/1984 4. Nơi sinh: Duy Minh - Duy Tiên - Hà Nam 5. Quyết định công nhận học viên cao học số: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 24 /10 /2008 của Hiệu trưởng bet365 football , Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Giao tiếp giữa cha mẹ và trẻ mắc chứng tự kỉ tại Hà Nội 8. Chuyên ngành: Tâm lí học ; Mã số: 60 31 80 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học:PGS. TS. Văn Thị Kim Cúc – Giám đốc Trung tâm tư vấn Ngàn phố - Giảng viên khoa Tâm lí bet365 football . (Ghi rõ chức danh khoa học, học vị, họ và tên và cơ quan công tác) 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Luận văn là kết quả nghiên cứu giữa cha mẹ và trẻ mắc chứng tự kỉ trong gia đình tại Hà Nội. Kết quả nghiên cứu của luận văn đã cung cấp cái nhìn sâu sắc trong lĩnh vực nghiên cứu và trị liệu cho những trẻ mắc chứng tự kỉ và giúp cho cha mẹ có trẻ mắc chứng tự kỉ có cách giao tiếp phù hợp với trẻ. 1. Mục đích giao tiếp của cha mẹ đối với trẻ Những bậc làm cha mẹ có con mắc chứng tự kỉ khi nói chuyện giao tiếp với trẻ đều nhằm mục đích hướng vào đứa trẻ như để hi vọng vào một sự thay đổi của trẻ hay để giúp con hiểu những gì đang diễn ra trong cuộc sống vẫn là những mục đích cao hơn thúc đẩy cha và mẹ nói chuyện giao tiếp với trẻ. Tuy nhiên, mục đích giao tiếp của người cha có sự khác so với mục đích giao tiếp của người mẹ. Người mẹ tập trung vào đứa trẻ nhiều hơn, để giúp con hiểu những gì đang diễn ra trong cuộc sống và để hi vọng vào một sự thay đổi nào đó của trẻ là động lực thôi thúc chính giúp người mẹ vượt qua được tất cả để nói chuyện giao tiếp với đứa con tự kỉ của mình. Nhưng đối với người cha, không những chỉ tập trung vào đứa trẻ mà việc chia sẻ tình cảm, giải toả những suy nghĩ của bản thân cũng rất quan trọng. Đối với người cha hai mục đích này song song với nhau. 10.2 .Thời gian tần suất giao tiếp của cha mẹ đối với trẻ Thời gian tần suất cha mẹ giao tiếp với trẻ là ở mức độ tương đối thấp. Thời gian cha mẹ dành cho trẻ chủ yếu là ở mức từ 15 đến 30 phút là chiếm đại đa số, còn trong số hoạt động như cho trẻ ăn hoặc chơi cùng trẻ cha mẹ dành cho trẻ nhiều thời gian hơn nhưng cũng chỉ được ở mức từ 30 phút đến 1 tiếng. Riêng ở mức từ 4 tiếng trở lên thì không có bất kì cha mẹ nào có thể giao tiếp với trẻ trong các hoạt động hàng ngày. 10.3. Hoàn cảnh cha mẹ giao tiếp đối với trẻ Cha mẹ giao tiếp với trẻ trong các hoàn cảnh: chơi với trẻ, đưa đón trẻ đi học, dạy cho trẻ, tắm cho trẻ, cho trẻ ăn và cho trẻ đi ngủ. Thời điểm cha mẹ giao tiếp với trẻ chủ yếu vào thời điểm bất kì lúc nào rảnh rỗi. vào các thời điểm buổi sáng hoặc buổi chiều cha mẹ cũng ít có thể giao tiếp với trẻ. Riêng về thời điểm buổi trưa thì hầu như không có cha mẹ nào có thể giao tiếp với trẻ. 4. Nội dung giao tiếp của cha mẹ đối với trẻ Những vấn đề mà cha mẹ thường xuyên đề cập đối với trẻ còn hạn chế về nội dung giao tiếp. Trong cuộc sống hàng ngày, các bậc cha mẹ có thể đề cập đến rất nhiều vấn đề, những lời nói và hành động sẽ rất đa dạng và phong phú nhưng ở đây ta thấy cha mẹ của trẻ không có nhiều thời gian dành cho trẻ nên khi nói chuyện giao tiếp với trẻ trong những lời nói cũng như hành động cha mẹ đề cập đối với trẻ cũng rất hạn chế. 5. Hình thức giao tiếp của cha mẹ đối với trẻ Các bậc làm cha làm mẹ còn sử dụng rất hạn chế các hình thức để giao tiếp đối với trẻ. Hình thức giao tiếp giống như một công cụ hỗ trợ truyền tải những nội dung, vấn đề mà cha mẹ muốn truyền tải với con. Nhưng các bậc cha mẹ có con mắc chứng tự kỉ đã không sử dụng hiệu quả công cụ này. 6. Ảnh hưởng của quá trình giao tiếp đối với sự tiến triển của trẻ Các bậc cha mẹ đều thừa nhận nếu khi giao tiếp với trẻ sẽ giúp trẻ chủ động hơn trong quá trình tương tác với mọi người, trẻ có nhiều tiến bộ hơn so với trước, mặc dù sự tiến bộ tiến triển này không nhanh như so với trẻ bình thường. Hiện nay các nhà khoa học chưa khẳng định chắc chắn về nguyên nhân gây ra chứng tự kỉ cũng như cách thức điều trị hội chứng này nhưng nếu cha mẹ tích cực giao tiếp với trẻ sẽ giúp trẻ dần dần vượt qua được những hạn chế trên bình diện giao tiếp, ngôn ngữ của trẻ. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Là tài liệu phục vụ trong công tác nghiên cứu cho những trẻ mắc chứng tự kỉ. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Man 2. Sex: Female 3. Date of birth: September 25th 1984 4. Place of birth: Ha Nam 5. Admission decision number: 1355/2008/QĐ – XHNV – KH&SĐH Dated: 24/10/2008 6. Changes in academic process: No (List the forms of change and corresponding times) 7. Official thesis title: Communication between parents and children with autism in the family in Ha Noi. 8. Major: Psycology 9. Code: 60 31 80. 10. Supervisors: Associate Professor – Ph.D Van Thi Kim Cuc – Director of Ngan Pho’ counseling center and Trainers of University of Social Sciences and Humannities. (Full name, academic title and degree) 11. Summary of the findings of the thesis: Thesis is a study of Communication between parents and children with autism in the family in Ha Noi. Research results in the thesis provide a overview, insight into the face of research and therapy for autistic children and propose appropriate ways to communicate with parents who have children with autism. 11.1. Purpose of communication with parents of autistic children The parents of children with autism when communicating with children is aimed towards kids like to hope for a change of the child or to help children understand what is happening in life are still higher purpose to promote parents communicating with children. However, the purpose of communication is the father of the different purposes of communication of the mother. Mothers focused on children more, to help children understand what is happening in life and to hope for a change that child's own motivation to urge mothers to overcome all communicating with their autistic children.But for the father, not only focusing on children whose emotional sharing, clearing the thoughts themselves are also important. For this purpose, the father of two in parallel. 11.2. Time iccidence of parents communicating with autistic children Time frequency of parental communication with children is a relatively low level. Time for young parents primarily at 15 to 30 minutes are the majority, while the number of activities such as feeding children, or children playing with their parents for children more time but only in levels from 30 minutes to 1 hour. Particularly in the range of 4 hours or more, without any parent can communicate with children in daily activities. 11.3. Circumstances for parents to communicate with autistic children Parents communicate with children in the circumstances: playing with kids, shuttling kids to school, teach children, bathing children, feeding children and the children go to bed. Time to communicate with young parents primarily at leisure at any time. At the time of morning or afternoon parents are less able to communicate with children. Separate lunch time, most parents do not have to interact with children. 11.4. Communicate the content of parents for children with autism The problems that parents often mentioned for children are limited for the content of communication. In daily life, parents can refer to many problems, the words and actions will be varied and plentiful, but here we see the parents do not have much time for kids So when communicating with the child in words and actions referred parents of children that are also very limited. 11.5. Form of communication for parents of autistic children The steps a parent is also used to restrict other forms of communication for children. Form of communication as a tool to support the transmission of content, a problem that parents want to convey to the child. But the parents of autistic children did not use these tools effectively. 11.6. Influence of the communication process for the evolution of autistic children Parents are admitted if communication with children will help them more actively in the process of interaction with people, children are more advanced than before, although progress is not progressing as fast as compared with normal children. Currently scientists not confirm the cause of autism and how to treat this syndrome, but if parents actively communicating with children will help children gradually overcome the limitations on aspects of communication, the language of children. 12. Practical applicability, if any: data used as a reference in practical research on autism.

Tác giả: admin

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây