Thông tin luận văn "Kĩ năng giải quyết tình huống giao tiếp của cán bộ quản lí cấp huyện" của HVCH Nguyễn Thị Ưng, chuyên ngành Tâm lí học.
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Ưng
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 12 - 11 - 1979
4. Nơi sinh: xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá
5. Quyết định công nhận học viên số: 1883 QĐ-XHNV-SĐH ngày 21 tháng 10 năm 2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận văn: Kĩ năng giải quyết tình huống giao tiếp của cán bộ quản lí cấp huyện
8. Chuyên ngành: Tâm lí học; Mã số: 603180.
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Quang Uẩn – Đại học Sư phạm 1 Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của đề tài “Kĩ năng giải quyết tình huống giao tiếp của cán bộ quản lí cấp huyện”, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
1- Kết luận về nghiên cứu lí luận:
- Giao tiếp của cán bộ quản lí: là giao tiếp nghề nghiệp, trong đó người quản lí huy động toàn bộ những phẩm chất, năng lực của mình để thiết lập những mối quan hệ con người với con người trong quản lí, nhằm tác động đến đối tượng được quản lí, giúp cho hoạt động quản lí có kết quả.
- Tình huống giao tiếp của cán bộ quản lí là: toàn bộ những sự việc, hiện tượng, sự kiện bất ngờ, những nghịch lí nảy sinh trong hoạt động quản lí đòi hỏi người cán bộ quản lí phải suy nghĩ, tìm kiếm, sử dụng các phương tiện, phương pháp mới, cách thức mới để giải thích, giải quyết chúng một cách tối ưu.
- Kĩ năng giải quyết tình huống giao tiếp của cán bộ quản lí cấp huyện: Là sự thực hiện có kết quả hành động GQTHGT xảy ra khi giao tiếp trong hoạt động quản lí của CBQL cấp huyện, trên cơ sở vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cụ thể.
Kĩ năng giải quyết tình huống giao tiếp của cán bộ quản lí cấp huyện biểu hiện qua 5 bước:
Bước 1: Nhận thức được vấn đề, xác định mâu thuẫn đặt ra cần giải quyết.
Bước 2: Huy động vốn hiểu biết về kinh nghiệm QL có liên quan tới việc QL.
Bước 3: Đề ra các phương án giải quyết tình huống
Bước 4: Chọn phương án giải quyết mà mình cho là phù hợp lí
Bước 5: Đánh giá, rút kinh nghiệm về cách giải quyết tình huống.
Và 5 nhóm kĩ năng thành phần cấu trúc nên kĩ năng GQTHGT của CBQL cấp huyện.
- Nhóm kĩ năng 1: Kĩ năng nhận thức vấn đề nảy sinh mâu thuẫn
- Nhóm kĩ năng 2: Huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm có liên quan đến việc giải quyết vấn đề
- Nhóm kĩ năng 3: Các phương án giải quyết
- Nhóm kĩ năng 4: Quyết định chọn phương án để giải quyết tình huống
- Nhóm kĩ năng 5: Đánh giá, rút kinh nghiệm về cách giải quyết tình huống
2- Kết luận về nghiên cứu thực trạng:
Trên cơ sở nhận thức cao ý nghĩa của các tình huống giao tiếp, cán bộ quản lí cho rằng để thực hiện tốt các kĩ năng giải quyết tình huống giao tiếp cần phải thể hiện rõ các khả năng: Vốn hiểu biết chung; kiến thức, kinh nghiệm quản lí; khả năng tư duy trong việc giải quyết vấn đề; phong cách quản lí dân chủ, khoa học và khả năng và việc nắm vững các nguyên tắc quản lí.
Các yếu tố cơ bản thuộc về phía khách quan và chủ quan có ảnh hưởng rất nhiều đến kĩ năng giải quyết tình huống giao tiếp của cán bộ quản lí như: Vốn kiến thức và kinh nghiệm sống, kinh nghiệm quản lí; Trình độ đào tạo; Thâm niên quản lí; Độ tuổi; Khả năng tư duy; Năng lực của người cán bộ quản lí; Yếu tố thông tin; Áp lực về thời gian và các mối quan hệ; Đặc điểm văn hoá, xã hội của địa phương; Đặc điểm của tập thể cơ quan và các bộ phận có liên quan.
Để rèn luyện Kĩ năng giải quyết tình huống giao tiếp của cán bộ quản lí cấp huyện đạt hiệu quả, cần thực hiện một số biện pháp đó là: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giải quyết tình huống giao tiếp trong quản lí; Tăng cường biện pháp bồi dưỡng những kiến thức về kĩ năng giải quyết các tình huống giao tiếp cho cán bộ quản lí cấp huyện; Rèn luyện kĩ năng giải quyết các tình huống giao tiếp cho cán bộ quản lí cấp huyện; Tổ chức trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng kĩ năng giải quyết tình huống giao tiếp của cán bộ quản lí qua các diễn đàn, hội thảo, tập huấn...
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Nguyen Thi Ung 2. Sex: Female
3. Date of birth: 12/11/1979 4. Place of birth: Thanh Hoa
5. Admission decision number: 1883 QĐ-XHNV-SĐH Dated 21/10/2010
6. Changes in academic process:
7. Official thesis title: "Skill solving situations of district managers”
8. Major: Psychology 9. Code: 603180
10. Supervisors: Professor. Phd Nguyen Quang Uan-Hanoi University of Education 1
11. Summary of the findings of the thesis:
On the basis of the research results of the project "Solving situations of district managers", we draw some conclusions as follows:
1- Conclusions on the theoretical studies:
- Communication of management staff: professional communication, which managed to mobilize all of these qualities, his capacity to establish human relationships with people in management, in order to work the object to be managed, allowing management activities results.
- Case management staff communication is: all things, phenomena, unexpected events, and the paradoxes that arise in operations management requires managers to think, search, use of media, new methods, new ways to explain and resolve them in an optimal way.
Solving skills situations of the district managers are: the implementation of the results of actions resolve situations occur when communication in the management of district managers, based on applying the knowledge and experience to act in accordance with the specific conditions.
Solving skills situations of district managers expressed through five steps:
Step 1: Recognize the issue, identified inconsistencies that need to be resolved.
Step 2: Mobilizing knowledge management experience related to the management
Step 3: Determining the settlement of the situation
Step 4: Choose the deal that they deem appropriate reason
Step 5: Evaluation and Lessons learned on how to resolve the situation.
Skill group and five structural components should be solving skills situations of management skills GQTHGT staff of district CBQL.
- Group 1 skills: cognitive skills problems in conflict
- Group skills 2: Mobilizing understanding and experience related to the problem
- Group 3 skills: the settlement
- Group skills 4: Decision select options to resolve the situation
- Group 5 skills: Assessment and Lessons learned on how to resolve the situation
2 Conclusions about the research the situation:
On the basis of awareness of the significance of these situations, managers believe that to make good skills solve situations have demonstrated the ability to: Capital common understanding; knowledgemanagement experience; thinking ability in solving problems; management style democracy, science, and the ability and understanding of the principles of management.
The basic elements of the objective and subjective side effects are many skills to resolve situations of personnel management such as: capital of knowledge and experience, management experience; training qualifications create; Seniority management; age; ability to think; capacity of management staff; information element; Pressure of time and relationships; socio-cultural characteristics of the local ; Characteristics of collective agency and related parts.
For solving skills training situations of district managers to be effective, it is necessary to make a number of measures including: Raising awareness of managers about the meaning and importance of the solving situations in management; strengthen measures to foster knowledge about solving skills situations for district managers; Hone your skills solving situations for staff district-level administrators; organize exchange of experience, skill resolve situations of management staff through forums, conferences, training ...