1. Họ và tên học viên: Danh Phố
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 18/04/1973
4. Nơi sinh: phường Vĩnh Hiệp, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
5. Quyết định công nhận học viên số: 1811/QĐ-XHNV ngày 08/9/2021 của Hiệu trưởng bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Có (đã gia hạn lần 1)
7. Tên đề tài luận văn: “Lễ hội cầu an của dân tộc Khmer ở Kiên Giang hiện nay: Thực trạng và một số vấn đề đặt ra”
8. Chuyên ngành: Tôn giáo học; Mã số: 8229009.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học:TS. Nguyễn Hữu Thụ
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Trong kho tàng các giá trị văn hóa Việt Nam, lễ hội truyền thống và tín ngưỡng dân gian của các dân tộc thiểu số là những di sản văn hóa tinh thần quý báu của cha ông để lại. Những lễ hội đó luôn bắt nguồn từ những sinh hoạt đời thường thông qua hoạt động kinh tế sản xuất và ước vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đồng thời cũng phản ánh đầy đủ quá trình phát triển xã hội của cả một cộng đồng dân tộc.
Người Khmer ở Nam Bộ có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc vừa mang tính dân gian dân tộc vừa gắn liền với Phật giáo Nam tông Khmer. Trãi qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, cho đến nay hầu như các lễ hội của người Khmer vẫn giữ được khá nguyên vẹn những nét đẹp truyền thống, tuy có sự tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc anh em cùng cộng đồng trên địa bàn. Chính điều này đã làm cho văn hóa Khmer mang đậm nét riêng, độc đáo không thể “lẫn lộn” với văn hóa các tộc người khác.
Một trong những lễ hội giữ vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào Khmer là lễ hội Cầu An. Lễ hội Cầu An là một hình thức tín ngưỡng dân gian phản ánh những đặc trưng cơ bản của đời sống xã hội Khmer, là yếu tố văn hóa tâm linh tinh thần không thể thiếu của cộng đồng của mỗi phum/sróc, nhất là đối với người Khmer ở tỉnh Kiên Giang.
Người Khmer ở Kiên Giang, cũng như người Khmer ở Nam Bộ là một trong 54 tộc người cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam, từ rất xa xưa vốn có một nền văn hóa hết sức phong phú và đa dạng, những giá trị văn hóa nghệ thuật đó thực tế đã góp phần rất lớn vào sự phát triển chung của nền văn hóa Việt Nam.
Trong cuộc sống hiện nay về vấn đề vật chất và tinh thần luôn được quan tâm lớn nhất, khi mà đời sống vật chất ngày càng được phát triển thì đời sống tinh thần cũng được nâng lên một tầm cao mới, con người không ngừng phát triển về vật chất cũng như củng cố về tinh thần để hoàn thiện bản thân, hoàn thiện đời sống xã hội. Trong đời sống tinh thần của mỗi người, thì vấn đề về lễ hội và tôn giáo cũng đã và đang được quan tâm.
Từ rất xưa, người Khmer quan niệm rằng, để có cuộc sống yên vui, làm ăn phát đạt trong gia đình, cộng đồng phum sróc, hàng năm họ phải tổ chức lễ hội cầu an để cúng tạ ơn thần linh, trời đất để bày tỏ lòng tri ân của người dân và cầu mong sự phù hộ của thần. Vì thế lễ hội cầu an giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer, nó chi phối và tác động mạnh mẽ đến mọi sinh hoạt cộng đồng. Do đó, nghiên cứu về lễ hội của người Khmer phần nào sẽ giúp cho chúng ta có cách nhìn toàn diện hơn về các giá trị văn hóa của người Khmer, góp phần cho chúng ta có cách nhìn rõ hơn những nét cơ bản về giá trị, truyền thống và phong tục tập quán tốt đẹp từ ngàn xưa đang còn tác dụng trong hiện tại và tới cả tương lai lâu dài ở cộng đồng người Khmer Nam Bộ nói chung và người Khmer Kiên Giang nói riêng.
Lễ hội cầu an của người Khmer ngoài việc thực hiện chức năng cơ bản như: chức năng tuyên truyền giáo dục, chức năng hưởng thụ và giải trí, chức năng bảo lưu truyền thống... như bao lễ hội khác, nó còn có vai trò và chức năng quan trọng để liên kết cộng đồng tạo nên sự bền chặt cho các thành viên trong cộng đồ-xã hội. Vì vậy việc nghiên cứu về “Lễ hội cầu an” của người Khmer ở tỉnh Kiên Giang là việc làm cần thiết trong tình hình hiện nay.
Bản thân tôi là ngưòi Khmer được sinh ra và được hưởng thụ những giá trị tinh hoa của dân tộc, cùng với những kiến thức chuyên ngành đã được học tập, những hiểu biết cơ bản về văn hóa Khmer, em quyết định chọn đề tài: “Lễ hội cầu an của dân tộc Khmer ở Kiên Giang hiện nay: Thực trạng và một số vấn đề đặt ra” để làm luận văn tốt nghiệp.
Nghiên cứu lễ hội Cầu an của người Khmer ở xã Thạnh Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang sẽ giúp cho chúng ta có thêm sự hiểu biết về lễ hội của cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam, góp phần làm sáng tỏ hơn về Nghị quyết Trung ương (khóa VIII) của Đảng về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Có thể vận dụng trong công tác giảng dạy và nghiên cứu tôn giáo học
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Chưa có
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER THESIS
1. Student's name: Danh Pho
2. Sex: Male
3. Date of birth: April 18, 1973
4. Place of birth: Vinh Hiep commune, Rach Gia district, Kien Giang province
5. Student recognition decision No. 1811/QD-XHNV dated September 8, 2021 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.
6. Changes in the training process: During the training, nothing changed.
7. Thesis title: Bum Komsan sroc-peace ceremony de Khmer people in cien Giang nowadays. real state of Effairs And some Discllssed Issues
8. Major: Religious Studies; Code: 8229009.01
9. Scientific instructors: Assoc. Dr. Nguyen Huu Thu
10. Summary of the results of the thesis:
In the treasure of Vietnamese cultural values, traditional festivals and folk beliefs of ethnic minorities are valuable cultural and spiritual legacies left by our ancestors. Those festivals always originate from everyday activities through productive economic activities and the desire for a better life. At the same time, it also fully reflects the social development process of an entire ethnic community.
Khmer people in the South have many unique traditional festivals that are both national folk and associated with Khmer Theravada Buddhism. Through many ups and downs and events of history, up to now most Khmer festivals still retain their traditional beauty quite intact, despite absorbing the cultural quintessence of other ethnic groups and communities in the area. This is what makes Khmer culture have its own, unique characteristics that cannot be "mixed" with the cultures of other ethnic groups.
One of the festivals that plays an important role in the lives of Khmer people is the Cau An festival. Cau An Festival is a form of folk belief that reflects the basic characteristics of Khmer social life, and is an indispensable spiritual and cultural element of the community of each phum/sroc, especially those who with Khmer people in Kien Giang province.
The Khmer people in Kien Giang, as well as the Khmer people in the South, are one of the 54 ethnic groups living together in Vietnam. Since ancient times, they have had an extremely rich and diverse culture, rich in cultural values. That artistic culture has actually contributed greatly to the overall development of Vietnamese culture.
In today's life, material and spiritual issues are always of greatest concern. As material life is increasingly developed, spiritual life is also raised to a new level, people are constantly developing. develop materially as well as strengthen spiritually to perfect oneself and perfect social life. In each person's spiritual life, issues of festivals and religion have also been of concern. Since ancient times, Khmer people have believed that, in order to have a peaceful life and prosperous business in the family and Phum Sroc community, every year they must organize a peace festival to offer thanks to the gods, heaven and earth. Express the people's gratitude and pray for God's blessing. Therefore, the peace festival plays an important role in the spiritual life of the Khmer people, it governs and strongly impacts all community activities. Therefore, research on Khmer festivals will partly help us have a more comprehensive view of the cultural values of the Khmer people, contributing to a clearer view of the basic features of Khmer people's values. Good values, traditions and customs from ancient times are still effective in the present and into the long-term future in the Southern Khmer community in general and Kien Giang Khmer in particular.
The Khmer peace festival, in addition to performing basic functions such as: educational propaganda function, enjoyment and entertainment function, traditional preservation function... like many other festivals, it also has important role and function to link the community to create a strong bond for members of the community-society. Therefore, research on the "Praying for Peace Festival" of the Khmer people in Kien Giang province is necessary in the current situation.
I myself am a Khmer by birth and enjoy the quintessential values of the nation, along with the specialized knowledge I have learned and the basic understanding of Khmer culture, I decided to choose the topic: “Bum Komsan sroc-peace ceremony de Khmer people in cien Giang nowadays. real state of Effairs And some Discllssed Issues” to write my graduation thesis.
Researching the Cau An festival of the Khmer people in Thanh Loc commune, Chau Thanh district, Kien Giang province will help us gain more understanding about the festivals of Vietnamese ethnic minority communities, contributing to clarifying more about the Party's Central Resolution (term VIII) on "building and developing an advanced Vietnamese culture, rich in nationzal identity".
11. Practical applicability, if any: Can be applied in teaching and researching religious studies
12. Further research directions, if any: None yet
13. Thesis-related publications: None