Thông tin luận văn "Lí tưởng và hiện thực trong thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng Tháng Tám" của HVCH Phạm Đức Cường, chuyên ngành Lí luận văn học.
1. Họ và tên học viên: Phạm Đức Cường
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 19/10/1982
4. Nơi sinh: Vạn Sơn, Đồ Sơn, Hải Phòng.
5. Quyết định công nhận học viên số: 2551/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH, ngày 02 tháng 11 năm 2007, của Hiệu trưởng bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Lí tưởng và hiện thực trong thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng Tháng Tám.
8. Chuyên ngành: Lí luận văn học; Mã số: 60 22 32
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Khánh Thành – Phó Chủ nhiệm Khoa Sau Đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
10.1. Đối với Nguyễn Bính, thơ và cuộc đời chỉ là một, cái tôi trữ tình trong thơ và cái tôi nhà thơ trong cuộc đời là một, nhiều khi rất khó phân biệt. Và chính thi nhân là điển hình cho trạng thái lỡ làng, dang dở của cả một lớp người, cả một thời đại. Trong cuộc đời ấy, lí tưởng và hiện thực, ước mơ và thực tại cứ đan xen, va chạm, đối chọi, giằng xé nhau. Một tấm bi kịch chua xót của kiếp “con chim lìa đàn”.
Một con người yêu mến quê hương đến vô cùng, tha thiết gắn bó với quê hương nhưng lại phải xa quê hương. Một phần vì “máu giang hồ”. Một phần vì “miếng cơm manh áo”. Nhưng về bản chất, là để lí tưởng hoá hiện thực, để thoát khỏi cái tù túng, chật hẹp, thiếu hướng đi của cuộc đời thực. Bao nhiêu năm tha hương là bấy nhiêu năm Nguyễn Bính dầm mình trong cơ cực, nghèo đói, thất vọng, bẽ bàng. Và cũng là bấy nhiêu năm Nguyễn Bính khao khát trở về quê hương, về với mái ấm gia đình, với những kỉ niệm êm đềm tuổi ấu thơ. Cái khao khát ấy quặn thắt, da diết cả cuộc đời nhà thơ.
Một con người dành cả cuộc đời để yêu thương và khao khát yêu thương, khao khát hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình nhưng không bao giờ được đền đáp. Những nhớ mong, tương tư, chờ đợi, thao thức chỉ được đáp lại bằng những tình yêu đơn phương, sự cô đơn, lỡ làng, những chia li, tuyệt vọng. Vì thế, thơ Nguyễn Bính nói nhiều đến mảnh đời ngang trái, dở dang, phân cách, bẽ bàng
Một con người sinh ra trong gia giáo truyền thống, cả đời theo đuổi công danh, sự nghiệp. Giấc mộng quan Trạng từ tiềm thức hiện lên đậm nét, trăn trở trong cả hành trình của cuộc đời – hành trình thơ. Nhưng sự thực là giấc mộng lớn ấy được sinh ra và nuôi dưỡng “nhầm thời”, vì thế cũng lỡ làng, vỡ mộng và tan tành theo mây khói. Con đường công danh chẳng có gì, ngoài tấm thân vất vưởng và mấy “túi thơ” rất hão huyền.
10.2. Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ có những khám phá độc đáo về nghệ thuật biểu hiện. Đến với thơ Nguyễn Bính, chúng ta bắt gặp những hình thức của văn học dân gian, rất quen thuộc, gần gũi nhưng không phải vì thế mà dễ dãi, ngược lại, rất sáng tạo, tinh tế và quyến rũ. Từ thời gian, không gian nghệ thuật đến những biểu tượng trong thơ, và đặc biệt là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đã cho chúng ta thấy một tài năng bẩm sinh, được sinh ra, được nuôi dưỡng bằng văn hoá làng quê, và thực tế là đã thêu dệt nên những trang thơ đậm đà hồn dân tộc.
10.3. Dù ở thời đại nào, hoàn cảnh nào, người và thơ Nguyễn Bính vẫn thật cần cho mỗi chúng ta. Vượt lên lớp bụi của thời gian, cảnh quê, tình quê trong thơ Nguyễn Bính vẫn hiện lên thật giản dị, trong sáng, thánh thiện và thật đáng yêu. Nó đọng lại trong tâm hồn chúng ta những cảm xúc vừa gần gũi, vừa thiêng liêng, cao đẹp!
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Không
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Pham Duc Cuong
2. Sex: Male
3. Date of birth: 19/10/1982
4. Place of birth: Van Son – Do Son - Haiphong
5. Admission decision number: 2551/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH Dated 2/11/2007
6. Changes in academic process:
(List the forms of change and corresponding times)
7. Official thesis title: Idealism and realism in Nguyen Binh’s poetry before the August Revolution
8. Major: Literary theory 9. Code: 60 22 32
10. Supervisors: Tran Khanh Thanh – Associate Professor, Doctor of Philosophy, Vice Dean of Postgraduate Faculty, Vietnam National University, Hanoi.
(Full name, academic title and degree)
11. Summary of the findings of the thesis:
(Summarize them with stress on the new findings, if any)
- For Nguyen Binh, poetry and life was just only one. His lyrical ego in poetry and poetic ego in life was also the one. They were sometimes hardly to distinguish. And the poet himself was typical for the state of missing, unfinished of a class of people and even an era. During his life, idealism and realism, dream and reality were interwoven, collided, confronted and torn reciprocally. It was a bitter tragedy of a life of an “off – road bird”.
This is the man falling in love with the great, passionate attachment to his motherland, but he had to be away from home. It is partly because of “wanderer blood” and “earning-for-living”. But in its nature, this is to idealize reality, to escape from the confined, narrow and lacking - direction life. Years of his exile was the time Nguyen Binh wallowed in the extreme, poverty, despair and embarrassment. That was also the time he craved for coming back his home, with his cozy family and sweet memories of his childhood. The desire was cramped and earnest in all his life.
Nguyen Binh is a man who devoted his whole life to love and longing of love, of family happiness but was never offered. The missing, lovesicking, awaiting, and awaking were only responded by unrequited love, loneliness, separation and despair. Thus, Nguyen Binh’s poems told more about tragedic, separated and frustrated lives.
As Nguyen Binh was born in a traditionally educated family, he had his lifelong pursuit of fame and literary career. His dream of being the mandarin from the subconscious revealed stronger, and more agonized over the whole journey of life and poetry. That dream was indeed born and nurtured in the wrong time, so it was broken and faded. He got nothing in his career but just wanders and some bags of vain poems.
- Nguyen Binh is one of the poets who discovered a unique artistic expression. In Nguyen Binh poetry, we can see the forms of folklore, which is familiar and friendly. However, they are not easy – going but very creative, sophisticated, and charming. From the arty time and space to the symbols in his poems, and particularly his art of language use showed us an in-born talent which was born and nourished by the village culture, and in consequence embroidered poetic pages with strong national spirit.
- At any time or under any circumstances, Nguyen Binh himself and his poetry was a real need for each of us. Beyond the dust of time, rural scene and love for his hometown disclosed in such a very simple, pure and lovely way. It remains in our heart feelings of closeness, both sacred and noble!
12. Practical applicability, if any: None
13. Further research directions, if any: None
14. Thesis-related publications: None