1. Họ và tên học viên: Phạm Thị Lan Anh
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 09/05/1993
4. Nơi sinh: Ninh Bình
5. Quyết định công nhận học viên số: 2279/2022 QĐ-XHNV. Ngày 22 tháng 08 năm 2022 của Hiệu trưởng bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu bộ phận thơ Phật giáo trong Việt âm thi tập và Toàn Việt thi lục.
8. Chuyên ngành: Hán Nôm; Mã số: 8220104.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Vân Dung – Giảng viên bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Văn học Phật giáo nói chung, thơ Phật giáo nói riêng là một bộ phận quan trọng góp phần làm nên sự phong phú của diện mạo văn học Việt Nam thời trung đại. Đã có những công trình nghiên cứu về vấn đề này, nhưng chưa có những khảo cứu trực tiếp từ các bộ thi tuyển tập hợp thơ của nhiều tác giả, nhiều triều đại, phản ánh diện mạo thơ của mỗi thời kỳ. Luận văn lựa chọn nghiên cứu bộ phận thơ Phật giáo trong Việt âm thi tập và Toàn Việt thi lục là hai bộ thi tuyển chữ Hán có quy mô và tầm quan trọng nhất trong lịch sử biên soạn thi tuyển thơ chữ Hán của Việt Nam. Một bộ ra đời vào nửa đầu thế kỉ XV, mang tính khởi đầu đặt nền móng, một bộ ra đời vào thế kỉ XVIII, mang tính tập đại thành. Cả hai bộ đều mang tầm quốc thi, có tính quan phương, được triều đình cấp phép ban hành.
Các kết quả luận văn đạt được như sau:
- Trên cơ sở khảo sát, mô tả khái quát tình hình văn bản của hai bộ thi tuyển, luận văn xác định những văn bản nền làm dữ liệu nghiên cứu chính cho đề tài.
- Thực hiện xác định các tiêu chí cho thơ Phật giáo, từ đó, tiến hành thống kê, xác lập danh mục tác giả, thi phẩm Phật giáo, tiến hành đối chiếu để thấy được sự kế thừa, tiếp nối, phát triển cũng như vị trí của thơ Phật giáo qua từng giai đoạn được thể hiện trong hai bộ thi tuyển.
- Thống kê, phân tích để làm rõ đặc điểm loại hình tác giả và thể loại của thơ Phật giáo trong hai bộ thi tuyển.
- Thống kê, phân loại và nhận xét về hệ thống chủ đề thơ Phật giáo trong hai bộ thi tuyển.
- Các kết quả nghiên cứu của luận văn được khảo sát, phân tích, rút ra từ nguồn tư liệu nguyên cấp là hai bộ thi tuyển chữ Hán, làm rõ vị trí, đặc điểm của thơ Phật giáo trong cái nhìn tương quan về thơ ca chữ Hán Đại Việt nói chung được sưu tầm qua các giai đoạn khác nhau. Những nghiên cứu này đã khẳng định sự vận động trong tư tưởng thi học, vị trí của thơ ca Phật giáo đối với thi học Đại Việt.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: cung cấp những cứ liệu xác thực, góp phần vào việc nghiên cứu thơ Phật giáo chữ Hán nói riêng cũng như góp phần vào việc nghiên cứu văn học Phật giáo nói chung, phục vụ cho việc giảng dạy, nghiên cứu về Hán văn Việt Nam, văn học Việt Nam và Phật học.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Đề tài có thể nâng cấp, tiếp tục triển khai hướng nghiên cứu ở quy mô rộng hơn với những bộ thi tuyển ở những giai đoạn khác, để có thể so sánh, rút ra được vị thế và đặc điểm của thơ Phật giáo ở mỗi thời kỳ, mỗi loại hình thi tuyển trong lịch sử thi tuyển chữ Hán Việt Nam.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
(liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian nếu có)
Phạm Thị Lan Anh (2023), “Tìm hiểu thơ Phật giáo trong Việt âm thi tập, Nghiên cứu Hán Nôm 2023, Nxb. Thế giới, tr.337-352.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Pham Thi Lan Anh
2. Gender: Female
3. Date of birth: 09/05/1993
4. Place of birth: Ninh Binh
5. Admission decision number: 2279/2022 QĐ-XHNV dated 22/08/2022 of the Rector of VNU University of Social Sciences and Humanities.
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: A study on Buddhist poetry in Collected Poems in the Vietnamese Language and Anthology of Vietnamese Poetry.
8. Major: Sino Nom
Code: 8220104.01
9. Supervisor: PhD. Pham Van Dung - Lecturer specializing in Sino Nom, VNU University of Social Sciences and Humanities.
10. Summary of the findings of the thesis:
Buddhist literature, in general, and Buddhist poetry, in particular, constitute an essential component contributing to the richness of medieval Vietnamese literature. There are many studies on this issue, but there has been no research on the anthologies that collect poems from many authors and dynasties, reflecting the poetic appearance of each period. The thesis studies Buddhist poetry in Collected Poems in the Vietnamese Language and Anthology of Vietnamese Poetry, the two most extensive and significant collections of Chinese-character poetry in the history of Chinese-character poetry in Vietnam. One collection appeared in the first half of the 15th century, giving the initial foundation, while the other was published in the 18th century, representing a great compilation. Both collections were considered national anthologies and sanctioned and promulgated by the royal court.
The findings of the thesis:
- Based on the survey and general description of the texts of the two anthologies, the thesis identifies the background texts that will serve as the primary research data for the topic.
- Establishing the criteria for Buddhist poetry, compiling statistics, creating a list of Buddhist authors and works, and comparing them to understand the inheritance, development, and position of Buddhist poetry in each period shown in the two anthologies.
- Compiling and analyzing to clarify the characteristics of types of writers and genres of Buddhist poetry in the two collections.
- Compiling, categorizing, and commenting on the system of themes in Buddhist poetry in the two collections.
- The findings of this thesis are surveyed and analyzed from the source materials of the two Chinese-character poetry collections, clarifying the position and features of Buddhist poetry concerning Dai Viet’s Chinese-character poetry collected through different periods. These studies have affirmed the evolution of poetic thought and the significance of Buddhist poetry in Dai Viet’s poetry and literature.
11. Practical applicability: Providing authentic data, contributing to the study of Chinese-character Buddhist poetry in particular and Buddhist literature in general, serving the teaching and research of Vietnamese Chinese-character literature, Vietnamese literature, and Buddhology.
12. Further research directions: The topic can be expanded and continued to be researched on a larger scale with anthologies in other periods to be able to compare and understand the position and characteristics of Buddhist poetry in each era and each type of anthology in the history of Vietnamese Chinese-character anthologies.
13. Thesis-related publications:
(List them in chronological order)
Pham Thi Lan Anh (2023), “Studying Buddhist poetry in Collected Poems in the Vietnamese Language, Sino - Nom Studies in 2023 Conference Papers, Thế Giới Publishers, pp.337-352.