bet365 football - Nền tảng chính thức

   

TTLV: Nhận thức và hành vi của người dân về sử dụng túi nilon gây ô nhiễm môi trường

Thứ hai - 03/06/2013 16:29

Thông tin luận văn “Nhận thức và hành vi của người dân về sử dụng túi nilon gây ô nhiễm môi trường” của HVCH Nguyễn Thị Hương, chuyên ngành Xã hội học.

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hương

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 05/03/1985

4. Nơi sinh: Thanh Hoá

5. Quyết định công nhận học viên số: 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH, ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận văn: Nhận thức và hành vi của người dân về sử dụng túi nilon gây ô nhiễm môi trường

8. Chuyên ngành: Xã hội học; Mã số: 60 31 30

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Tất Thắng.

UỶ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Qua quá trình nghiên cứu đề tài đã thu được những kết quả chính như sau:

Nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng sử dụng túi nilon trong sinh hoạt hàng ngày của người dân hiện nay

Qua cuộc nghiên cứu sơ bộ của chúng tôi thì mức độ sử dụng túi nilon tại các gia đình đang còn nhiều, trung bình từ 6-10 chiếc/ngày. Lí do quan trọng để túi nilon vẫn còn được sử dụng nhiều là sự tiện dụng và giá thành rẻ của chính nó cũng như thói quen sinh hoạt của người dân. Khi tìm hiểu chúng tôi được biết thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng chủ yếu là từ đài phát thanh phường/xã và truyền hình người dân bước đầu đã có hiểu biết về tác hại của túi nilon đối với môi trường sống và sức khoẻ của con người. Bên cạnh đó, họ còn được tuyên truyền về cách thức phân loại rác thải ngay tại nguồn nhưng do công tác thu gom rác tại hai địa bàn khác nhau được tổ chức khác nhau, dẫn đến người dân có các hành vi ứng xử với hoạt động phân loại rác tại nguồn là khác nhau. Nếu như ở khu vực phường Ngã Tư Sở chủ yếu vẫn cho chung các loại rác thải cùng vào một nơi thì với người dân tại xã Dương Xá, do có sự phân chia các ngày thu gom cho các loại rác khác nhau nên họ đã có ý thức, hình thành thói quen phân loại rác thải túi nilon và các loại rác khác ngay tại gia đình.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của người dân
Từ kết quả điều tra về mức độ nghe tuyên truyền các nội dung liên quan đến túi nilon ở hai khu vực, chúng tôi nhận thấy có sự khác nhau giữa giới tính, lứa tuổi, trình độ học vấn cũng như địa bàn nghiên cứu về mức độ hiểu biết ảnh hưởng của túi nilon đến môi trường và sức khoẻ con người.

Về mức độ nghe tuyên truyền, kết quả định lượng cho thấy người dân tại xã Dương Xá thường xuyên được nghe hơn so với người dân ở phường Ngã Tư Sở. Đáng chú ý là nữ giới ở độ tuổi 40 đến 60 tuổi nghe nhiều hơn nam giới, chủ yếu qua kênh thông tin là đài phát thanh phường/xã. Tuy nhiên, nam giới lại tiếp cận qua truyền hình hoặc internet nhiều hơn so với nữ giới và chủ yếu tập trung ở lứa tuổi 20 đến 39 tuổi, những người có trình độ học vấn khá cao như đại học và sau đại học.

Về các nội dung được tuyên truyền: Nam giới biết rõ tác hại của túi nilon đến môi trường xung quanh và sức khoẻ con người nhiều hơn so với nữ giới. Ngoài ra những người có trình độ học vấn cao (đại học, sau đại học), tiếp cận với nhiều kênh thông tin họ cũng có sự hiểu biết vấn đề này tốt hơn so với những người có trình độ học vấn thấp hơn.

Hiểu biết của người dân về sản phẩm thay thế túi nilon
Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng dành một phần nội dung đề cập đến sản phẩm thay thế túi nilon. Tuy nhiên, theo số liệu chúng tôi thu được, phần lớn người dân ít quan tâm đến sản phẩm này do mức độ phổ biến các sản phẩm này chưa nhiều…; ngoài ra giá thành cao cũng là một trong các yếu tố làm sản phẩm này chưa được người tiêu dung lựa chọn. Trong khi đó, người dân vẫn có thói quen đi chợ để mua bán hàng hoá tiêu dùng hàng ngày, túi nilon đã là thói quen sử dụng lại không mất tiền mua. Dù tỉ lệ người dân trong nghiên cứu này chưa sử dụng nhiều các sản phẩm thay thế, nhưng với những ưu điểm an toàn cho môi trường và sức khoẻ người sử dụng họ hoàn toàn ủng hộ việc loại bỏ túi nilon. Nếu có những chính sách hỗ trợ công tác sản xuất túi thân thiện với môi trường để sản phẩm được sử dụng rộng rãi hơn, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền hạn chế sử dụng túi nilon…. thì trong thời gian tới việc sử dụng túi nilon có thể giảm bớt.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Tại hai địa bàn nghiên cứu, Phường Ngã Tư Sở do không có phương thức tổ chức tốt việc thu gom rác nên công tác tuyên truyền phân loại rác ngay tại gia đình không có hiệu quả. Vì vậy, cần cải tiến phương thức thu gom rác tại địa bàn này để có kết quả tốt hơn.

Qua nghiên cứu, người dân nhận thức rõ tác hại của của túi nilon gây ra cho môi trường và sức khoẻ của con người. Do đó, cần có các giải pháp hỗ trợ sản xuất sản phẩm thay thế.

Cung cấp số liệu để ngành môi trường đô thị tổ chức tốt hơn việc tuyên truyền, vận động người dân sử dụng túi thay thế, vần động người dân phân loại rác tại nguồn…

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Sự khác biệt giữa nhận thức, hành vi phân loại rác tại nguồn của người dân hiện nay:

Nghiên cứu tập trung: Đánh giá thực trạng hoạt động phân loại rác tại nguồn của người dân hiện nay; tìm hiểu sự khác biệt nhận thức và hành vi của người dân; các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi này….

Địa bàn nghiên cứu có thể là đô thị và nông thôn; hoặc các phường đã tham gia chương trình 3R và phường chưa được tham gia để xem xét mức độ khác biệt…

Nhận thức và hành vi của người dân đô thị trong việc sử dụng túi thân thiện với môi trường:

Nghiên cứu tập trung vào: Đánh giá mức độ sử dụng túi thân thiện với môi trường hiện nay; tìm hiểu nhận thức và hành vi của người dân đô thị trong vấn đề này; tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng sử dụng loại túi này; các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi đó….

Địa bàn nghiên cứu: các phường trong nội thành Hà Nội.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Huong. 2. Sex: Female.

3. Date of birth: 05/03/1985. 4. Place of birth: Thanh Hoa.

5. Admission decision number: 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH. Dated: 14/10/2009.

6. Changes in academic process: No.

7. Official thesis title: Public Awareness and Behaviour of the fact that plastic bags usage caused pollution problems

8. Major: Sociology. 9. Code: 60 31 30.

9. Supervisor: Dr. Pham Tat Thang

Committee on Culture, Education, Youth, Teen and Children’s Parliament

10. Summary of the findings of the thesis:

Through the process of researching the subject has gained the main results are as follows:

Research has pointed out the reality of plastic bags used in the everyday activities of people currently.

Through the preliminary studies we will use plastic bags in the family is also more, from an average of 6-10 PCs/day. Why it’s important to plastic bags are still used in many of the convenience and low cost of itself as well as the living habits of the people. When finding out we are known through the mass media are mostly from the radio/TV and ward people initially have an understanding of the harmful effects of plastic bags on the environment and human health. Besides, they can also be propagated on how to sort waste at source but do garbage woes at two different localities are different organizations, resulting in people whose behavior with sorting rubbish at source is different. If, as in the ward are mostly still for General wastes together into one place, with people in the town and County halls, due to the Division of the day collecting different waste types should they have consciously, formed the habit of sorting plastic bag waste and other rubbish types are right at home.

Factors that influence perception and behaviour of people. From the results of investigations to propagate the content regarding plastic bags in the two regions, we found no difference between gender, age, education level, as well as the study of the level of understanding the influence of plastic bags on the environment and human health.

On the level of hearing advocacy, quantifiable results showed people at Ocean Campus often hear more than the people in the ward. Notably women aged 40 to 60 years old to more than men, mainly through information channels is radio/ward. However, males to reach via television or the internet more than women and are mainly concentrated in the age group 20 to 39 years of age, people with high education level as undergraduate and graduate student.

On the content of propaganda: men know what harmful effects of plastic bags on the environment and people’s health much more than females. There are people with a high education level (undergraduate, graduate), access to multiple channels of information they also have problems understanding this better than those with a lower education level.

People’s understanding about the plastic bag substitutes in this study we also dedicate a portion of the content refers to plastic bag substitutes. However, according to the data we collected, the majority of the people are less interested in these products due to the popularity of these products yet more …; There is a high cost is also one of the factors that make this product not yet consumers choice. Meanwhile, people still have the habit of going to market the sale of daily consumer goods, plastic bags have the habit of using without losing money. Although the proportion of people in the study had used many of the alternative products, but with the advantages of safety health and environment, who used them to fully support the removal of plastic bags. If there are policies that support the production of environmentally friendly bags to be used more broadly, at the same time strengthen the propagation limit using Ziplock bags …. then the next time the use of plastic bags can reduce.

11. Practical applicability:

Applicability of practices in two areas of research, Ward do not have good structuring the trash collectors to the propaganda garbage classification in the family are not effective. Therefore, it is necessary to improve garbage collection method in order to have better results than.

Through research, people are well aware of the harmful effects of plastic bags pose to the environment and human health. Therefore, the solution supports the production of substitutes.

Provides to the urban environment a better organization advocacy, mobilization of people using alternative bags, spell the inhabitants of garbage sorting at the source.

12. The following research

The difference between awareness, waste sorting behavior at the source of the
current research focus: assessment of performance classification of spam at the source of the people present; learn the perceptions and behavior of the people; the factors influence the awareness, this behavior ….

Research areas may be cities, towns and rural areas; or the ward has joined the program 3R and ward have been involved to consider different levels…

Awareness and behavior of people in the use of environmentally-friendly bag
research focuses on: assessing the level of use of environmentally-friendly bag present; learn awareness and people’s behavior in this matter; learn to use this bag type situation; the factors affecting cognition and behavio that.

Research areas: the urban Ward, Hanoi

Tác giả: Nguyễn Thị Hương

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây