Thông tin luận văn "Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp" của HVCH Phạm Thị Thu Hoài, chuyên ngành Châu Á học.
1. Họ và tên học viên: Phạm Thị Thu Hoài
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 25/10/1985
4. Nơi sinh: Quảng Ninh
5. Quyết định công nhận học viên số: Không rõ
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp
8. Chuyên ngành: Châu Á học; Mã số: 603150
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phùng Thị Huệ - Viện nghiên cứu Trung Quốc
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan, tôi đã xây dựng đề tài luận văn của mình bao gồm ba nội dung chính: Nguyên nhân phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan; Thực trạng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan và Phương hướng khắc phục những bất cập trong các cuộc hôn nhân Việt - Đài.
Quan hệ kinh tế, văn hoá và hợp tác lao động giữa Đài Loan và Việt Nam không ngừng được tăng cường đã giúp cho việc đi lại, giao lưu giữa hai bên được thuận tiện và đơn giản hơn, nữ Việt Nam và nam Đài Loan cũng vì vậy mà có điều kiện để tiếp xúc, tìm hiểu và đi đến hôn nhân. Bên cạnh đó là sự nghèo nàn trong đời sống kinh tế cũng như đời sống tinh thần của các cô dâu và chú rể này. Đa phần các cô dâu Việt Nam đều có hoàn cảnh gia đình tương đối khó khăn, họ coi cuộc hôn nhân với các chàng trai Đài Loan đều là những cuộc hôn nhân “màu hồng”, những cuộc hôn nhân để rồi sau đó mình sẽ được đổi đời, cả bản thân và gia đình mình rồi sẽ được sung sướng, hạnh phúc. Sự thiếu hiểu biết cũng khiến cho những cô gái này không nhìn nhận hết được những khó khăn mà mình sẽ gặp phải khi làm dâu nơi đất khách quê người, hoàn toàn bất đồng về ngôn ngữ, văn hoá, phong tục tập quán. Trong khi đó các chàng trai Đài Loan đến Việt Nam để tìm vợ đa phần là những người không thể nào tìm được cho mình một người vợ ở trong nước vì trình độ học vấn hay thu nhập đều ở mức tương đối thấp. Vì vậy họ tìm đến các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam như một cứu cánh, vừa tìm được người vợ như ý mà lại phải bỏ chi phí ít nhất. Như vậy, các cuộc hôn nhân giữa nữ Việt Nam và nam Đài Loan chính là sự gặp gỡ của hai nhu cầu và hai sự tìm kiếm.
Đa phần các cô gái lấy chồng Đài Loan đều trong lứa tuổi còn rất trẻ (chủ yếu là 18 đến 21 tuổi) và có trình độ học vấn thấp, tập trung chủ yếu tại những vùng mà điều kiện kinh tế còn tương đối khó khăn. Còn các chú rể Đài Loan đa phần nằm trong độ tuổi từ 30 tuổi trở lên, và chủ yếu là có trình độ phổ thông. Các cô gái Việt Nam khi làm dâu nơi đất khách quê người cũng gặp phải muôn vàn khó khăn, mà điều đầu tiên phải kể đến đó chính là những rào cản về mặt ngôn ngữ, định kiến xã hội, những khó khăn trong việc nhập quốc tịch cũng như trở thành nạn nhân của nạn bạo hành và xâm phạm tình dục nghiêm trọng. Bên cạnh những cuộc hôn nhân hạnh phúc được coi là những điểm sáng trong bức tranh thì rất nhiều những cuộc hôn nhân không hạnh phúc đã để lại những hậu quả vô cùng nặng nề và nghiêm trọng. Đầu tiên đó là vấn đề con lai Đài Loan, hiện tượng mất cân bằng giới tại Đài Loan cũng như tệ nạn buôn bán phụ nữ cũng có thể núp dưới cái bóng là các cuộc hôn nhân. Và để khắc phục những bất cập trong các cuộc hôn nhân Việt – Đài, cả phía Việt Nam và Đài Loan đều phải phối hợp với nhau để đưa ra những biện pháp thích hợp nhất nhằm hỗ trợ cho các cô dâu Việt Nam khi làm dâu nơi đất khách quê người, đồng thời ngăn chặn những cuộc hôn nhân không xuất phát từ cơ sở tình yêu cũng như không tiến tới mục tiêu là xây dựng một gia đình hạnh phúc. Nhưng giải pháp quan trọng nhất vẫn là làm thế nào để có thể nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người phụ nữ để từ đó họ có những nhìn nhận đúng đắn, thực tế hơn về những cuộc hôn nhân với người nước ngoài, hay có sự chuẩn bị đầy đủ hơn khi quyết định kết hôn với người ngoại quốc.
Hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan hiện nay đã không còn là một vấn đề thời sự nóng bỏng nhưng vẫn cần những nghiên cứu và biện pháp đúng đắn để nâng cao chất lượng những cuộc hôn nhân với người Đài Loan nói riêng và người nước ngoài nói chung, đưa những cuộc hôn nhân này trở về đúng ý nghĩa mà nó cần có.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Không
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Pham Thi Thu Hoai
2. Sex: female
3. Date of birth: Oct 25th 1985
4. Place of birth: Quang Ninh
5. Admission decision number: N/A
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Marriages between Vietnamese women and Taiwanese men: Reality and Solutions
8. Major: Asian Study Code: 603150
10. Supervisors: Associate Professor.DSc. Phung Thi Hue – The Institute of Chinese Study
(Full name, academic title and degree)
11. Summary of the findings of the thesis:
(Summarize them with stress on the new findings, if any)
Through mi study and research on the phenomenon that Vietnamese women get married with Taiwanese men, I build mi thesis in three parts of content: The reason why Vietnamese women get married with Taiwanese men, the reality and the solutions to problems in Vietnam – Taiwan marriage.
That the Vietnam - Taiwan economic, cultural and labor cooperation have continuously grown makes the transportation and exchanges between the two countries more simple and convenient. Vietnamese women and Taiwanese men, so, have more chances to contact, find out about each other and get married. Besides, poverty in material and mental life of both grooms and brides is one reason. Most of Vietnamese brides have poor families; so they see their marriages with Taiwanese men as “pink ones” which will change totally the life of themselves and their family, giving them a happier life. The less awareness as well prevent them from realizing the difficulties of living overseas with totally different language, culture and custom. Meanwhile, Taiwanese men who come to Vietnam to find wives can’t get married in Taiwan due to low academic standard and income. So, they see South East Asian countries including Vietnam as a good solution to have a pleased wife at the lowest cost. Then, Vietnam-Taiwan marriage is a meeting of mutual demand and seeking.
Most of these Vietnamese girls are very young (mostly from 18 to 21 years old), have low academic standard and in economically disadvantaged areas. Taiwanese grooms are mostly over 30 years old and at common education level. When getting married overseas, Vietnamese girls get many difficulties the first things of which are language barrier, social preconceptions, obstacles in naturalization as well as becoming victims of violence and seriously sexual violation. Besides happy endings like bright points in the whole picture, there are many unhappy marriages which cause a lot of serious and hard consequences. Firstly, it's the matter of Taiwan when it results in sex imbalance as well as women traffic under the form of marriages. Then, to overcome the inadequacies in Viet-Tai marriages, both of Vietnam and Taiwan must co-ordinate to give the most suitable solutions in order to support Vietnamese brides in Taiwan as well preclude marriages which are not the result of love or do not aim to build a happy family. However, the most important thing is how to enhance women's quality of material and mental life in order that they will have more sensible and practical view on marriages with foreigners or have more preparations for such oversea marriages.
That Vietnamese women get married to Taiwanese is not a hot topical issue at present. Howerver, it's neccessary to have further researchs and right solutions to enhance the quality of marriages with Taiwanese as well as with foreigners in general, turning them into the right meaning it should have.
12. Practical applicability, if any: None
13. Further research directions, if any: None
14. Thesis-related publications: None