I. Giới thiệu chung
1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
Tên chuyên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Quản trị báo chí truyền thông
+ Tiếng Anh: Media Managemnt
Mã số chuyên ngành đào tạo: Thí điểm
+ Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
+ Thời gian đào tạo: 2 năm
Tên văn bằng tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt: Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị báo chí truyền thông
+ Tiếng Anh: Master in Media Management
Đơn vị đào tạo: bet365 football
(Đại học Quốc Gia Hà Nội)
2. Mục tiêu của chương trình đào tạo
2.1 Mục tiêu chung
Chương trình được thiết kế nhằm đào tạo các thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông có kiến thức chuyên môn, có kĩ năng nghề nghiệp, có tư duy phản biện, có đạo đức và bản lĩnh chính trị vững vàng để có thể sẵn sàng đối mặt và ứng biến hiệu quả trước những thách thức, những thay đổi trong lĩnh vực báo chí truyền thông và quản trị báo chí truyền thông. Chương trình cũng cung cấp cho người học cái nhìn, cách phân tích sắc bén về những vấn đề chính của báo chí truyền thông, tạo nền tảng vững chắc cho nghề nghiệp của họ nhằm đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa của kỷ nguyên kỹ thuật số.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Chương trình sẽ giúp người học có nhận thức đúng đắn và chuyên sâu về ngành báo chí truyền thông nói chung, quản trị báo chí truyền thông nói riêng.
Ngoài ra chương trình trang bị cho người học những kiến thức về quản lý, quản trị báo chí truyền thông trên 3 bình diện: quản trị trong truyền thông chính trị, quản trị trong kinh tế truyền thông và quản trị về văn hóa truyền thông.
Bên cạnh đó, người học được trang bị những kiến thức cơ bản, nền tảng, cả về lý luận và thực tiễn có tính liên ngành giữa khoa học báo chí truyền thông, khoa học quản lý, chính trị học, kinh tế học… để có đủ năng lực làm việc trong lĩnh vực quản trị báo chí truyền thông, tư vấn, tham mưu về hoạch định chính sách báo chí truyền thông tại các cơ quan quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo báo chí; quản lý hoạt động báo chí truyền thông; quản trị báo chí truyền thông tại các cơ quan báo chí truyền thông; quản trị hoạt động truyền thông tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức... trong bối cảnh của kỷ nguyên công nghệ số.
Sau khoá học học viên có đủ năng lực làm việc về chuyên môn báo chí truyền thông và dần tích lũy kinh nghiệm để trở thành nhà lãnh đạo, quản lý, chuyên gia và nhà thực hành quản lý và quản trị trong lĩnh vực báo chí truyền thông.
Đồng thời, người học có đủ năng lực tự tiếp tục học tập, hoặc tham gia học tập ở bậc học cao hơn trong lĩnh vực này để trở thành nhà nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về lĩnh vực quản trị báo chí truyền thông.
3. Thông tin tuyển sinh
3.1. Môn thi tuyển sinh
- Môn thi cơ bản: Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu truyền thông
- Môn thi cơ sở: Lý luận báo chí truyền thông;
- Môn Ngoại ngữ: 1 trong 5 ngoại ngữ sau: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc.
3.2. Đối tượng tuyển sinh
* Về văn bằng: Tất cả các ứng viên đã tốt nghiệp đại học có thể dự thi, cụ thể:
- Có bằng tốt nghiệp đại học đúng ngành Báo chí hoặc ngành phù hợp (Truyền thông đa phương tiện, Quan hệ công chúng, Truyền thông quốc tế, Truyền thông đại chúng).
- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần hoặc ngành khác với ngành Báo chí đã học bổ sung kiến thức, hoặc sau khi dự thi nếu trúng tuyển phải học bổ túc kiến thức trước khi có quyết định công nhận học viên theo qui định.
* Về thâm niên công tác:
- Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc ngành phù hợp được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp;
- Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần: có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực báo chí truyền thông và phải hoàn thành khóa học bổ túc kiến thức.
- Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác: cần có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực báo chí truyền thông và phải hoàn thành khóa học bổ túc kiến thức.
3.3. Danh mục các ngành đúng, ngành phù hợp, ngành gần với ngành Báo chí
Ngành đúng: Báo chí.
Ngành phù hợp: Truyền thông đa phương tiện, Quan hệ công chúng, Truyền thông quốc tế, Truyền thông đại chúng.
Ngành gần: Văn học, Ngôn ngữ học, Chính trị học, Quốc tế học, Lịch sử, Xã hội học, Văn hóa học, Luật, Kinh tế, Nhân học, Tâm lý học, Thông tin - thư viện, Quản lý thông tin, Quan hệ quốc tế, Đạo diễn điện ảnh, truyền hình; Lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh, truyền hình; Biên kịch điện ảnh, truyền hình; Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam, Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tôn giáo học, Quản lý văn hóa, Kinh tế, Chính trị học, Quản lý Nhà nước, Công nghệ truyền thông, Xuất bản, Kinh doanh xuất bản phẩm, Quản trị kinh doanh, Marketing, Khoa học Quản lý, Quản lý công.
3.4. Danh mục các môn học bổ sung kiến thức
Ứng viên tốt nghiệp đại học ngành gần, ngành khác đủ điều kiện về thâm niên công tác, nếu có thẻ Hội viên Hội Nhà báo sẽ được miễn 03 học phần trong khoá học bổ túc kiến thức.
3.4.1. Các học phần bổ sung kiến thức cho các đối tượng dự thi đã tốt nghiệp ngành gần:
TT |
Học phần |
Số tín chỉ |
1 |
Lý luận báo chí truyền thông |
3 |
2 |
Kỹ năng viết cho báo chí - báo điện tử |
3 |
3 |
Kỹ năng viết cho phát thanh - truyền hình |
3 |
4 |
Quan hệ công chúng đại cương |
3 |
5 |
Pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông |
3 |
6 |
Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu truyền thông |
3 |
7 |
Tổ chức và hoạt động của cơ quan báo chí truyền thông |
2 |
|
20 |
3.4.2. Các học phần bổ sung kiến thức cho các đối tượng dự thi đã tốt nghiệp ngành khác:
TT |
Học phần |
Số tín chỉ |
1 |
Báo chí truyền thông đại cương |
3 |
2 |
Lý luận báo chí truyền thông |
3 |
3 |
Lý luận và thực tiễn báo in - báo điện tử |
3 |
4 |
Lý luận và thực tiễn phát thanh - truyền hình |
3 |
5 |
Kỹ năng viết cho báo chí - báo điện tử |
3 |
6 |
Kỹ năng viết cho phát thanh - truyền hình |
3 |
7 |
Quan hệ công chúng đại cương |
3 |
8 |
Pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông |
3 |
9 |
Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu truyền thông |
3 |
10 |
Tổ chức và hoạt động của cơ quan báo chí truyền thông |
2 |