bet365 football - Nền tảng chính thức

   

Giới thiệu chung

Thứ ba - 29/08/2017 12:43

Lịch sử hình thành

Khoa Quốc tế học được thành lập ngày 21/10/1995 theo quyết định của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. Cho đến nay (2024), sau gần 30 năm phấn đấu kiên trì liên tục với quyết tâm cao, các thầy giáo, cô giáo và sinh viên đã xây dựng Khoa Quốc tế học từ một đơn vị đào tạo hoàn toàn mới mẻ trở thành một địa chỉ tin cậy, có chất lượng cao, được xã hội thừa nhận và có bản sắc riêng. Đó là sự kết hợp giữa đào tạo - nghiên cứu các vấn đề quốc tế gắn liền với vị trí, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế; giữa những vấn đề toàn cầu với những vấn đề khu vực; giữa những vấn đề lý thuyết với việc phục vụ thực tiễn xã hội.
Về đội ngũ và tổ chức, hiện nay Khoa Quốc tế học có 17 cán bộ (16 giảng viên và 1 chuyên viên) gồm các Giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, và thạc sĩ.NCS. Đặc điểm nổi bật của đội ngũ giảng viên Khoa Quốc tế học là có độ tuổi trẻ, phần lớn được đào tạo ở nước ngoài, có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ tốt, có khả năng kế thừa, đổi mới và hội nhập.
Về đào tạo, chương trình đào tạo của Khoa Quốc tế học được xây dựng trên nguyên tắc cơ bản, hệ thống, hiện đại và hội nhập. Ngoài khối kiến thức chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sinh viên ngành Quốc tế học được trang bị những khối kiến thức cơ bản sau đây:
1)    Khối kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn và khối ngành khoa học xã hội và hành vi;
2)    Khối kiến thức kĩ năng chuyên môn trong nghiên cứu, giảng dạy, thực hành về ngành Quốc tế học và kĩ năng mềm giúp người học có khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn, có tư duy phản biện, làm việc độc lập, sẵn sàng hợp tác, có năng lực tự chủ và trách nhiệm giải trình đối với xã hội;  
3)    Khối kiến thức chuyên sâu về ngành Quốc tế học với 4 hướng chuyên ngành là Quan hệ quốc tế, Nghiên cứu châu Âu, Nghiên cứu châu Mỹ và Nghiên cứu phát triển quốc tế 
Mỗi năm Khoa Quốc tế học tuyển khoảng 80-100 sinh viên hệ cử nhân. Bắt đầu từ năm 2004, Khoa đã tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế, trung bình 25-30 học viên mỗi khóa. Từ năm 2014, khoa đã tuyển sinh đào tạo Nghiên cứu sinh chuyên ngành Quan hệ Quốc tế.
Về nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, đặc điểm nổi bật của Khoa Quốc tế học là sự kết hợp một cách hài hòa giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học, giữa nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Sau gần 30 năm nghiên cứu và giảng dạy, cán bộ của Khoa đã công bố được 305 bài báo trên các tạp chí trong nước và ngoài nước, 90 đầu sách giáo trình, chuyên khảo, tham khảo, sách dịch, đã và đang thực hiện 72 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp và đã trình bày hàng trăm báo cáo khoa học tại các hội thảo quốc tế và trong nước. Khoa đã xây dựng quan hệ hợp tác tin cậy và hiệu quả với nhiều trường đại học của Pháp, CHLB Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia… cùng nhiều cơ quan ngoại giao tại Hà Nội, nhiều tổ chức quốc tế như Quỹ Ford, Quỹ châu Á, Quỹ Konrad Adenauer, Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD), Quỹ Rosa Luxemburg, Quỹ Ireland…. Với sự giúp đỡ của Quỹ Ford, Khoa đã cùng Học viện Ngoại giao và Khoa Quan hệ Quốc tế, bet365 football , ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh hình thành mạng lưới nghiên cứu và đào tạo Quan hệ quốc tế/Quốc tế học. Với sự giúp đỡ của Quỹ châu Á, Khoa đã xây dựng một chương trình giảng dạy Hoa Kỳ học bài bản đầu tiên ở Việt Nam. Với sự giúp đỡ của các học giả Ireland, Khoa đang thực hiện dự án phát triển ngành Nghiên cứu phát triển quốc tế. Đồng thời, Khoa đã hợp tác với nhiều trường đại học ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang để xây dựng chương trình và chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu Hoa Kỳ học, phù hợp với các mục tiêu đào tạo của Việt Nam. Ngoài ra, Khoa cũng nhận được sự hợp tác hiệu quả của hầu hết các viện nghiên cứu quốc tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Tính đến thời điểm này,Khoa Quốc tế học đã xây dựng được một nền tảng vững chắc, khẳng định vị thế và xác định phương hướng phát triển lâu dài, ổn định và bền vững.

Sứ mệnh

Là một đơn vị thành viên của Trường ĐHKHXH&NV, Khoa QTH có trách nhiệm định hướng các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học theo triết lý “Giáo dục khai phóng” (LiberalEducation) của Trường. Khoa thực hiện sứ mệnh là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ nghiên cứu các vấn đề quốc tế, góp phần tư vấn chính sách cho Đảng và Nhà nước về các vấn đề liên quan chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế với đặc điểm chuyên biệt của ngành Quốc tế học là “Học thế giới để hiểu Việt Nam” và phương châm hành động là: Sáng tạo - Truyền cảm hứng – Trách nhiệm – Hỗ trợ sinh viên.

Các thành tựu tiêu biểu

•    Trong lĩnh vực đào tạo, ngành Quốc tế học của khoa Quốc tế học đã được biết đến là một cơ sở đào tạo uy tín, chất lượng về quan hệ quốc tế ở Việt Nam và Khoa Quốc tế học là 1 trong số ít các cơ sở trên cả nước có cả 3 cấp đào tạo (cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ) về chuyên ngành Quan hệ Quốc tế. Tính đến năm 2024, Khoa Quốc tế học đã đào tạo được hơn 2.600 cử nhân, hơn 400 thạc sĩ và 90 tiến sĩ 
•    Đóng góp nhiều sách chuyên khảo, giáo trình bài giảng có chất lượng cho các học phần liên quan đến nghiên cứu Quan hệ Quốc tế.
•    Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, Khoa Quốc tế học đã duy trì quan hệ với nhiều quỹ quốc tế, tổ chức các hội thảo quốc tế có chất lượng, được đánh giá tốt.
•    Hàng năm, sinh viên có cơ hội đi giao lưu, trao đổi tại nước ngoài thông qua các chương trình thực tập/thực tế và trao đổi sinh viên tại Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)…

Định hướng phát triển

•    Tiếp tục duy trì vị thế của Khoa Quốc tế học là một trong những cơ sở đào tạo hàng đầu của đất nước về Quốc tế học
•    Xây dựng đội ngũ của Khoa Quốc tế học có đạo đức và chất lượng chuyên môn cao, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu đào tạo và nghiên cứu
•    Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo nghiên cứu vừa có tính khoa học cao, vừa đáp ứng đúng yêu cầu của xã hội và đất nước
•    Cải tiến phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại và hiệu quả
•    Xây dựng khoa thành khối đoàn kết, có môi trường làm việc và học tập tốt cho cả giảng viên và sinh viên

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây