I. Thông tin chung
2005: Cử nhân Văn học, Hệ đào tạo Chất lượng cao, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.
2009: Thực tập sinh tại Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Moskva, Liên bang Nga.
2012: Tiến sĩ Văn học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.
- Trình độ ngoại ngữ: Anh, Nga.
- Hướng nghiên cứu chính: Tiểu thuyết huyền thoại Phương Tây: tiếp cận từ góc độ thể loại, Văn xuôi Nga thế kỉ XX: các khuynh hướng vận động, Các lý thuyết tiếp cận hiện đại trong nghiên cứu văn học, Trần thuật trong điện ảnh.
II. Công trình khoa học
Sách
- Nghệ nhân và Margarita (M. Bulgakov) và đặc điểm tiểu thuyết huyền thoại thế kỉ XX, Nxb ĐHQGHN, 2016.
Bài báo
- “Truyện ngắn A.Chekhov dưới góc nhìn trần thuật học”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (3), 2006, tr. 118-126.
- “Huyền thoại từ văn học dân gian đến tiểu thuyết tân huyền thoại thế kỉ XX - Những biến đổi trong cấu trúc tự sự”, Tạp chí Văn hóa Dân gian (4), 2010, tr. 40-50.
- “Cấu trúc không-thời gian của Nghệ Nhân và Margarita nhìn từ nguyên lý trò chơi”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (12), 2011, tr. 86-97.
- “Phản tự sự - dấu hiệu hiện đại hóa trong tư duy nghệ thuật của Lev Tolstoy (trường hợp Cái chết của Ivan Ilych)”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu (3), 2011, tr. 54-60.
- “R.Jakobson và nỗ lực gìn giữ văn hóa Nga và Slavo”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN (2), 2014, tr. 57-71.
- “Nghệ Nhân và Margarita của M.Bulgakov - một cách dịch Kinh Thánh”, Tạp chí Giáo dục Nghệ thuật (17), 2016, tr. 106-111.
- “Cấu trúc chủ thể trần thuật trong tiểu thuyết huyền thoại thế kỉ XX (trường hợp Nghệ nhân và Margarita)”, Tạp chí Giáo dục - nghệ thuật (20), 2017, tr. 108-113.
- “Cứu thế như một cổ mẫu trong văn hóa văn học Nga”, Tạp chí Lý luận phê bình văn học nghệ thuật (56), 2017, tr. 78-87.
III. Đề tài KH&CN các cấp
- Bản sắc dân tộc Nga qua sự thông diễn tư tưởng Cứu thế trong văn học (chủ trì), đề tài cấp ĐHQGHN, mã số QG 16.36, 2016-2018 (đang thực hiện).
- Phê bình văn học hiện đại của Pháp - Thành tựu, tiếp cận và ứng dụng (tham gia), đề tài cấp ĐHQGHN, mã số QG.08.18, PGS.TS Đào Duy Hiệp chủ trì.
- Văn học Nga ở hải ngoại: tiến trình tái hội nhập và những bài học kinh nghiệm (tham gia), đề tài cấp ĐHQGHN, MS: QGTĐ.11.13, PGS.TS Phạm Gia Lâm chủ trì.
IV. Giải thưởng, học bổng
- Toshiba Scholarship (Academic Year 2007-2008) for outstanding PhD. Students of VNU.