Ngôn ngữ
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống và 20 năm thành lập bet365 football , với tư cách học trò, tôi muốn dành tặng sự kính trọng đặc biệt của mình cho những người Thầy đầu tiên của ngành Lưu trữ học - một trong những ngành có phần “trầm lặng” ở Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nhưng lại có sứ mệnh đào tạo những con người góp phần “làm gia tăng giá trị để những trang tài liệu của quá khứ giúp ích cho đời”.
Và …một trong những người Thầy đáng kính, người mà tất cả “Gia đình Lưu trữ” chúng tôi đều trân trọng và quý mến - đó là Phó Giáo sư, Nhà giáo Ưu tú Vương Đình Quyền - người thuyền trưởng trong chặng đường đầu tiên của ngành Lưu trữ học Việt Nam.
PGS.NGƯT Vương Đình Quyền - một trong những nhà giáo góp phần khai mở và xây dựng ngành Lưu trữ học ở Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội/Ảnh: Thành Long
Người góp phần khai mở và xây dựng ngành Lưu trữ học
Năm 1968, sau khi tốt nghiệp Khoa Lịch sử - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, ông được giữ lại để cùng những cán bộ đầu tiên có nhiệm vụ xây dựng Bộ môn Lưu trữ ở Khoa Lịch sử. Cùng với những người tiên phong như: PGS. TSKH Nguyễn Văn Thâm, PGS Nguyễn Văn Hàm, ông là một trong những người đầu tiên đặt những viên gạch nền móng cho sự phát triển của một ngành học, một cơ sở đào tạo cán bộ có trình độ đại học đầu tiên cho ngành Lưu trữ học ở Việt Nam. Năm 1970, ông được bổ nhiệm là Chủ nhiệm Bộ môn Lưu trữ của Khoa Lịch sử và tiếp tục đảm nhiệm cương vị này đến năm 1993. Năm 1996, Khoa Văn thư và Lưu trữ học (nay là Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng) được thành lập, trên cơ sở tách ra từ Bộ môn Lưu trữ ở Khoa Lịch sử, ông đảm nhiệm chức vụ Bí thư chi bộ và Chủ tịch Hội đồng Khoa học - Đào tạo. Ông đã có nhiều năm giữ cương vị Bí thư đảng ủy và Phó Chủ nhiệm Khoa Lịch sử. Trong suốt hơn 30 năm gắn bó với Bộ môn và gắn bó với Khoa, ông đã dành tất cả trí lực và tâm huyết của mình cho sự nghiệp đào tạo đội ngũ cán bộ lưu trữ ở Việt Nam.
Ông không chỉ là một trong những người đầu tiên xây dựng Bộ môn mà còn là người chèo lái để duy trì sự tồn tại của Bộ môn ngay cả trong những thời điểm khó khăn, gian nan nhất. Nhớ lại thời điểm những năm 1986-1987, do yêu cầu phát triển, nhiều cán bộ của Bộ môn đã được cử đi học và đào tạo ở nước ngoài, hoặc chuyển công tác sang cơ quan khác. Khi đó cán bộ của Bộ môn chỉ còn có 03 người, vì vậy có một số ý kiến cho rằng nên chuyển hoặc ghép việc đào tạo ngành học này sang trường khác. Lo lắng, băn khoăn, nhưng ông vẫn một lòng kiên định, động viên những người còn lại gắng sức đảm nhiệm chương trình giảng dạy, tích cực nghiên cứu, tìm mọi cách để Bộ môn tiếp tục tồn tại và phát triển. Đầu những năm 1990, trong xu hướng đổi mới và phát triển của đất nước, của nhà trường, ông đã cùng với các đồng nghiệp của mình xúc tiến cho ý tưởng tách Bộ môn Lưu trữ - Lịch sử để phát triển thành một khoa độc lập trở thành hiện thực. Tháng 6/1996, sau nhiều cố gắng nỗ lực, Khoa Văn thư và Lưu trữ học đã được thành lập ở bet365 football , đánh dấu một bước phát triển mới hết sức quan trọng không chỉ của Khoa mà của cả nhà trường. Với tư cách là Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Hội đồng Khoa học - Đào tạo, ông lại tiếp tục ủng hộ và tư vấn cho Ban Chủ nhiệm Khoa những định hướng phát triển trong tương lai cũng như những công việc trước mắt. Trong những bước phát triển tiếp theo như việc đổi tên Khoa Lưu trữ học và Quản tị văn phòng; việc mở rộng quy mô và loại hình đào tạo, trong đó đặc biệt là việc mở mã ngành đào tạo sau đại học (bậc thạc sĩ và tiến sĩ Lưu trữ học) ở Khoa cũng như vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội…, tất cả đều có sự đóng góp hết sức thiết thực và hiệu quả của ông.
Nhà khoa học nghiêm túc, nhà giáo tận tâm
PGS.NGƯT Vương Đình Quyền tại lễ mừng sinh nhật lần thứ 80 của thầy (6/2015)
Trong hoạt động đào tạo, ông đã dành toàn bộ trí lực và tâm huyết của mình cũng với những người thầy đầu tiên của Bộ môn trước đây và của Khoa hiện nay tập trung xây dựng và không ngừng hoàn thiện các chương trình đào tạo cử nhân hệ chính quy, tại chức và chương trình đào tạo sau đại học. Ngoài những môn học truyền thống, ông là một trong những người mạnh dạn đề xuất để các cán bộ trong Khoa có thể nghiên cứu và biên soạn, giảng dạy rất nhiều môn học như: Kĩ thuật soạn thảo văn bản, Quản trị hành chính văn phòng, Công tác văn thư lưu trữ trong các doanh nghiệp, Nghiệp vụ thư kí văn phòng, Lịch sử lưu trữ Việt Nam, Tiêu chuẩn hóa văn bản… Để nâng cao chất lượng giảng dạy, ông đã cùng các cán bộ của Bộ môn và Khoa tổ chức biên soạn các giáo trình cơ bản. Ông là chủ biên cuốn sách giáo trình Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ (1982), là đồng tác giả với PGS. Nguyễn Văn Hàm trong giáo trình Văn bản và Lưu trữ học đại cương và là tác giả của giáo trình Lý luận và phương pháp công tác văn thư . Ngoài ra, ông còn là tác giả và đồng tác giả của nhiều chuyên khảo khác như: Văn bản quản lý nhà nước và công tác công văn, giấy tờ thời phong kiến Việt Nam (2002), Lịch sử lưu trữ Việt Nam (2010)…Ông còn là chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu và đã có hàng chục bài viết công bố trên các tạp chí khoa học. Thái độ nghiêm túc, tư duy sắc sảo, những lập luận chặt chẽ trên cơ sở minh chứng thuyết phục của một nhà khoa học luôn là dấu ấn nổi bật trong các công trình nghiên cứu của ông. Trong suốt mấy chục năm qua, những công trình của ông và đồng nghiệp không chỉ là giáo trình và tài liệu tham khảo cho sinh viên bet365 football mà còn được sử dụng trong hầu hết các cơ sở đào tạo về Lưu trữ học và Quản trị văn phòng trong cả nước.
Nói đến ông, nhớ về ông với tư cách là một người thầy trên bục giảng, các thế hệ học trò đều truyền cho nhau về hình ảnh một người thầy mẫu mực và đáng kính. Ông vào lớp quá đúng giờ và ra khỏi lớp cũng… đúng giờ. Các bài giảng mà ông trình bày trước lớp bao giờ cũng được chuẩn bị kỹ càng, chu đáo. Rất nhiều sinh viên và học viên tâm sự: Nghe và nhìn thầy Quyền giảng bài chúng em không chỉ thầy hình ảnh của một người thầy mà còn có cả hình ảnh của một người cha. Thầy giảng cặn kẽ, chỉ bảo kỹ lưỡng, nhiều khi thầy phải nói đi, nói lại nhiều lần vì lo chúng em chưa hiểu, khi về cơ quan làm không đúng. Hơn 30 năm hướng dẫn sinh viên đi thực tập, ông luôn sâu sát, đến tận nơi kiểm tra, xem xét tận tình. Ông luôn phê bình các cán bộ trẻ vì sự đại khái mà không cụ thể. Ông thường nói “Nghề văn phòng, đặc biệt là cán bộ văn thư, lưu trữ phải được đào tạo không chỉ lý luận mà phải đặc biệt coi trọng việc thực hành trong thực tế”. Chính ông đã trực tiếp xây dựng các bản đề cương thực tập, hết sức chi tiết và tỉ mỉ cho sinh viên các hệ chính quy và tại chức - góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa. Đến bây giờ, nhiều sinh viên vẫn còn nhớ nét chữ của thầy Quyền, chữa vào bài tập, chữa trong luận án - một nét chữ rõ ràng, hơi gẫy nhưng vẫn đầy vẻ kiên định và dứt khoát.
Trong suốt mấy chục năm qua, ông đã tiếp tục tham gia hướng dẫn hàng trăm khóa luận tốt nghiệp, cử nhân và báo cáo khoa học cho sinh viên và một số nghiên cứu sinh và học viên cao học. Đã có 01 luận án tiến sĩ và một số luận văn thạc sĩ do ông hướng dẫn được bảo vệ thành công. Ông đã làm việc hết mình, với cả tâm huyết của mình vì thế hệ học trò. Không chỉ truyền đạt kiến thức, ông còn khơi dậy và truyền cho họ những ước mơ, khát vọng và cả ý chí vươn lên trong những hoàn cảnh khó khăn. Ông cũng là tấm gương cho cán bộ trẻ về ý thức và tinh thần say mê nghiên cứu khoa học, lấy nghiên cứu khoa học phục vụ cho giảng dạy.
Người quản lý trách nhiệm và tâm huyết
Trong suốt gần 30 năm là Chủ nhiệm Bộ môn Lưu trữ lịch sử ở Khoa Lịch sử và trong cương vị Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng (1996 -2000), ông luôn trăn trở, suy nghĩ cho việc phát triển của bộ môn và của khoa. Nhiều ý tưởng, định hướng do ông khởi xướng như: xây dựng các môn học mới, áp dụng kiến thức chuyên môn để phục vụ nhu cầu xã hội trong hoạt động chỉnh lý tài liệu lưu trữ, mở hệ tại chức tại các địa phương, tách bộ môn thành khoa độc lập…đã trở thành hiện thực, góp phần quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của ngành học, của Khoa.
Trong vai trò ngừoi quản lý, PGS. Vương Đình Quyền còn có một đóng góp quan trọng - đó là sự phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ cho Khoa. Thông qua giờ giảng bài, qua việc tiếp xúc với học trò ở nơi thực tập cũng như ngoài giờ học, bằng nhãn quan sắc sảo và nhạy bén, ông đã phát hiện được nhiều sinh viên có tư chất tốt, có đạo đức và phong cách của người thầy, rồi cùng các thầy cô giáo khác giúp đỡ, bồi dưỡng để họ có thể vươn lên trở thành những sinh viên xuất sắc. Phần lớn trong số họ hiện nay đã là các cán bộ trẻ của Khoa đang tiếp tục nhận được sự giúp đỡ tận tình và có hiệu quả của ông cũng như của nhiều thầy cô giáo khác để nhanh chóng trưởng thành. Một vài năm trở lại đây và chắc chắn trong tương lai không xa họ sẽ là một tập thể giảng viên vững vàng, năng động, có thể duy trì, phát triển những thành quả mà ông và các đồng nghiệp đã dày công xây dựng.
Hơn 30 năm lặng lẽ làm việc và cống hiến, ông đã được Đảng và Nhà nước đánh giá cao, được đồng nghiệp tin cậy và học trò quý mến, nhưng không phải không có những thiệt thòi. Vậy mà ông chẳng kêu ca, phàn nàn, dằn vặt. Năm 2000, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú - nghe tin ai cũng thấy mừng. Ông nói “Được Đảng và Nhà nước, được Nhà trường, đồng nghiệp và học trò ghi nhận như vậy là tôi đã thấy mãn nguyện lắm rồi”.
Với tư cách là một người học trò của ông từ ngày là sinh viên đại học cho đến khi trở thành giảng viên và là tiến sĩ đầu tiên được ông hướng dẫn và giúp đỡ, tôi muốn dành những dòng cuối cùng này để gửi tới ông một chút riêng tư. Ngày Khoa tổ chức mừng ông được Nhà nước tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú, tôi đã xúc động đến rơi nước mắt. Những giọt nước mắt mừng cho thầy, cảm ơn thầy và cả những giọt nước mắt thương thầy, nhưng trên hết thảy, tôi khóc vì mừng cho Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng của chúng tôi đã có một người thầy như thế.
PHÓ GIÁO SƯ, NHÀ GIÁO ƯU TÚ VƯƠNG ĐÌNH QUYỀN
+ Đơn vị công tác: Khoa Lịch sử (1968-1996). Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng (1996-2001). + Chức vụ quản lý: Phó Chủ nhiệm Khoa Lịch sử (1988-1996). Chủ nhiệm Bộ môn Văn bản và Hành chính học (Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng) (1996-2001).
Lịch sử lưu trữ Việt Nam (viết chung), NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2010. Lý luận và phương pháp công tác văn thư, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005. Văn bản quản lý nhà nước và công tác công văn, giấy tờ thời phong kiến Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002. Văn bản và Lưu trữ học đại cương (chủ biên), NXB Giáo dục, Hà Nội, 1992. Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ (chủ biên), NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1990. |
Tác giả: PGS.TS Vũ Thị Phụng