PGS.TS Trịnh Thị Linh, Trưởng khoa Tâm lí học đề xuất: Nhà trường cần có thông báo sớm về kế hoạch tuyển sinh vừa làm vừa học trong năm 2024 ngay trong đầu tháng 10 để sau đó khoa chủ động phân công cán bộ và tổ chức đào tạo ngay cuối năm 2024, không để người học phải chờ qua đầu năm sau.
PGS.TS Trần Thị Kim Oanh, Trưởng Bộ môn Tôn giáo học chia sẻ những băn khoăn về việc phân công cán bộ tham gia hướng dẫn nghiên cứu sinh và bộ phận phụ trách đào tạo sau đại học có những hướng dẫn cụ thể về cách chẩm điểm công trình khoa học để Bộ môn có thể xác định cán bộ nào đủ điều kiện tham gia.
Trưởng Bộ môn Tôn giáo học Trần Thị Kim Oanh phát biểu tại Hội nghị
Trên cơ sở thực tiễn đào tạo tại Khoa, TS Lê Thị Thu Giang, Trưởng khoa Đông phương học đề xuất: Nhà trường nên chia chuyên ngành sớm hơn để tránh tình trạng các em sinh viên, sau khi học 1 năm lại không được vào học chuyên ngành mình yêu thích và có sở trường, một số em có thể xin thôi học.
Trưởng khoa Đông phương học Lê Thị Thu Giang phát biểu tại Hội nghị
PGS.TS Đặng Thị Thu Hương, Phó Hiệu trưởng đánh giá cao đề xuất và ý kiến trao đổi từ phía đại diện lãnh đạo các đơn vị đào tạo. Tiếp thu đề xuất của đại diện Khoa Đông phương học, Phó Hiệu trưởng Đặng Thị Thu Hương chia sẻ: Trong phương án tuyển sinh năm 2025 bộ phận Đào tạo sẽ phối hợp chặt chẽ với Khoa để xây dựng hướng dẫn cụ thể ngay từ đầu về việc chia hướng chuyên ngành (Trung Quốc học, Ấn độ học, Thái Lan học,…) để tránh việc các em sinh viên học hết năm thứ nhất sau đó không được vào những chuyên ngành mà em yêu thích, lãng phí thời gian của sinh viên và nguồn lực của Nhà trường.
Về công tác kiểm định chất lượng, Phó Hiệu trưởng Đặng Thị Thu Hương lưu ý các đơn vị: năm 2025 sẽ là kiểm định chu kì 2 của nhiều CTĐT, đề nghị các thủ trưởng đơn vị quan tâm sát sao tới công tác chuẩn bị hồ sơ minh chứng đảm bảo triển khai đúng tiến độ.
Phó Hiệu trưởng Đặng Thị Thu Hương phát biểu tại Hội nghị
PGS.TS Lại Quốc Khánh, Phó Hiệu trưởng hoàn toàn nhất trí ý kiến trao đổi của các đơn vị về cách thức triển khai các hoạt động sửa chữa, cải tạo Nhà C, H, sân trường đảm bảo an toàn và giảm tối đa việc ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy, học tập của thầy cô và sinh viên.
Phó Hiệu trưởng Lại Quốc Khánh thông tin thêm: Cuối tháng 9 vừa qua, Nhà trường có buổi làm việc với Trung tâm Thông tin – Thư viện, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP Hồ Chí Minh và đi đến thống nhất sẽ xây dựng kho dữ liệu số nội sinh nhằm chia sẻ nguồn tư liệu, tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập của giảng viên, học viên hai trường. Ngay trong tháng 10, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP Hồ Chí Minh sẽ cấp tài khoản truy cập, khai thác miễn phí (khoảng 200.000 đầu tài liệu) cho toàn bộ giảng viên, sinh viên VNU-USSH sử dụng miễn phí.
Phó Hiệu trưởng Lại Quốc Khánh phát biểu tại Hội nghị
Trên cơ sở lắng nghe những ý kiến trao đổi từ phía các Phó Hiệu trưởng, đại diện lãnh đạo các phòng chức năng, các đơn vị đào tạo, Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn kết luận:
- Đề nghị các Chi bộ rà soát và chuẩn hóa công tác đảng vụ, đảm bảo nguyên tắc chặt chẽ, đúng quy định. Các chi bộ kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ/văn bản về công tác Đảng, chuẩn bị cho buổi làm việc với Đảng ủy Nhà trường trong tháng 10/2024.
- Thúc đẩy nhanh việc chuẩn hoá về quy trình quản lý và tổ chức đào tạo sau đại học theo mô hình đào tạo đại học hệ chính quy: giao bộ phận Đào tạo của Nhà trường làm đầu mối quản lí và tổ chức đào tạo các môn chung ở bậc sau đại học, các đơn vị phụ trách các môn chuyên môn. Tiến hành rà soát, lên phương án sắp xếp để cán bộ hành chính tham gia vào công tác trợ lý đào tạo sau đại học tại các đơn vị đào tạo.
- Đẩy mạnh xây dựng các CTĐT mới, tích hợp các chuyên ngành, ngành đào tạo sau đại học. Tuy nhiên, việc mở mới hay tích hợp ngành, chuyên ngành cần đặc biệt chú ý đến nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội và trên cơ sở đặt hàng của các cơ quan nhà nước/doanh nghiệp.
- Đề nghị thủ trưởng các đơn vị quan tâm và chủ động hơn nữa trong việc thực hiện có hiệu quả hoạt động khảo sát người học sau tốt nghiệp, phục vụ kiểm định chất lượng và các hoạt động có liên quan khác.
- Khẩn trương hoàn thành rà soát văn bản hỗ trợ công bố quốc tế và khen thưởng công bố quốc tế; đề xuất phương án bổ sung/điều chỉnh chính sách và cách thức hỗ trợ khen thưởng công bố quốc tế.
- Đẩy mạnh công tác xây dựng giáo trình, sách chuyên khảo, đặc biệt với những ngành học có nguồn tài liệu giảng dạy, tham khảo chưa phong phú, thiếu cập nhật. Nhà trường đã xây dựng cơ chế và cam kết đầu tư kinh phí, tạo điều kiện, hỗ trợ tối đa cho công tác biên soạn giáo trình. Đề nghị Thủ trưởng các đơn vị phổ biến rộng rãi và khuyến khích đội ngũ giảng viên, nhà khoa học chú trọng công tác này.
- Tiếp tục đề xuất các hướng nghiên cứu KHCB, đề tài, sáng kiến cải tiến chất lượng gắn chặt chẽ với chuyên môn,chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy hiện đại, cập nhật thành tựu nghiên cứu mới nhất, xây dựng bài giảng điện tử.
- Công tác cải tạo, chỉnh trang cơ sở vật chất: triển khai theo tinh thần khẩn trương, an toàn, tiết kiệm và giảm thiểu ảnh hưởng tới hoạt động thường nhật của giảng viên, cán bộ, sinh viên, học viên.