Ngôn ngữ
Hội nghị vinh dự được đón PGS.TS Phạm Bảo Sơn (Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội) đến dự và chỉ đạo Hội nghị, cùng một số đại diện lãnh đạo Văn phòng, Ban chức năng và Công đoàn của ĐHQGHN.
Phát biểu khai mạc hội nghị Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn chia sẻ: một năm đã qua với rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhưng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ĐHQGHN, sự nỗ lực vượt bậc của Ban Lãnh đạo, tất cả các cán bộ, giảng viên, sinh viên, Trường ĐHKHXH&NV đã khép lại một năm học với nhiều thành tích đáng ghi nhận, nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt mức kế hoạch. Hôm nay, chúng ta cùng nhau nhìn lại một năm để tự hào về thành tựu đã đạt được và cũng thẳng thắn nhìn nhận những điểm tồn tại để có những cải tiến trong năm học tới.
Hội nghị đã lắng nghe PGS.TS Lại Quốc Khánh (Phó Hiệu trưởng) trình bày báo cáo tổng kết năm học và phương hướng nhiệm vụ năm học mới 2022-2023. Theo đó, năm học 2021-2022, mặc dù có nhiều khó khăn do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, nhưng có thể nói đây là năm mà nhà trường đã đạt được rất nhiều thành tựu trên tất cả các mặt công tác: Đào tạo, Nghiên cứu khoa học, Tổ chức – cán bộ, Kế hoạch - Tài chính, Đảm bảo chất lượng, Xây dựng cơ sở vật chất, Hợp tác và Phát triển, Hành chính - tổng hợp, Thanh tra và pháp chế, Chính trị tư tưởng, thi đua khen thưởng, công tác sinh viên, quốc phòng an ninh.
Trường đã tiến hành nhiều biện pháp tăng cường công tác truyền thông, tư vấn tuyển sinh: trực tuyến, sử dụng website, mạng xã hội, phương tiện truyền thông đại chúng,... vì vậy công tác tuyển sinh ở tất cả các bậc học (THPT, đại học chính quy, sau đại học) đều đạt kết quả tốt: lượng nhập học là 2.034 thí sinh (gồm cả học sinh dự bị đại học dân tộc và lưu học sinh nước ngoài), đạt 123.27% so với chỉ tiêu đã công bố và là năm thứ 2 liên tiếp không có ngành học nào tỉ nhập học đạt dưới 100% so với chỉ tiêu. Trong đó, 04 chương trình đào tạo chất lượng cao thu học phí tương ứng với chất lượng và chi phí đào tạo có 193 thí sinh nhập học, đạt 137,86% so với chỉ tiêu đề ra; bậc Thạc sĩ : đạt 107% so với chỉ tiêu được giao, Tiến sĩ: đạt 104% so với chỉ tiêu được giao. Nhà trường đã Hoàn thành việc xây dựng Đề án quy hoạch ngành, chuyên ngành đào tạo giai đoạn 2021 – 2025, điều chỉnh 8 chương trình đào tạo theo theo định mức kinh tế kỹ thuật. Hoạt động đào tạo đại học chính quy đã được chuẩn hóa và ngày càng nâng cao với nhiều chương trình để nâng cao chất lượng đào tạo. Kế hoạch giảng dạy - học tập được thiết kế linh hoạt, chú trọng công tác đổi mới phương pháp dạy học, kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến.
Năm học vừa qua, bet365 football duy trì và đã tạo lập được môi trường nghiên cứu khoa học và hoàn thiện các thể chế chính sách về KH&CN trong toàn Trường, gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học. Đội ngũ cán bộ khoa học của Nhà trường tích cực đề xuất và tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu, đặc biệt là đề tài cấp nhà nước, đề tài địa phương và hợp tác song phương trong và ngoài nước; coi công bố khoa học, đặc biệt là công bố quốc tế đỉnh cao là một trong những trách nhiệm của mình. Năm học 2021-2022, nhà Trường đang chủ trì và tổ chức triển khai và thực hiện 08 nhiệm vụ thành phần thuộc bộ Địa chí Quốc gia Việt Nam;5 đề tài cấp Nhà nước, 01 đề tài cấp Bộ, 09 đề tài Quỹ Nafosted, 25 đề tài cấp ĐHQGHN, 52 đề tài cấp cơ sở.
Hoạt động hỗ trợ công bố quốc tế năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 đã đạt được nhiều thành tựu vượt trội hơn so với năm 2020.
Các hoạt động khoa học đã tích cực đổi mới dựa trên nền tảng công nghệ, thích ứng kịp thời với bối cảnh dịch bệnh. Các hội thảo khoa học, nhất là các hội thảo khoa học quốc tế vẫn diễn ra thông suốt trên nền tảng số thu hút sự tham gia đông đảo của các chuyên gia trong nước và quốc tế. Năm học 2021-2022, đội ngũ cán bộ Trường đã công bố 15 sách chuyên khảo, giáo trình, trong đó có 02 sách chuyên khảo được xuất bản bằng tiếng Anh; 380 bài nghiên cứu trên các tạp chí khoa học trong danh mục được Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước công nhận; 64 bài báo trên các tạp chị khoa học quốc tế, trong đó có 36 bài báo trên các tạp chí nằm trong danh mục ISI/Scopus.
Công tác cán bộ, kế hoạch-tài chính, đảm bảo chất lượng, đổi mới công tác quản trị đại học, hành chính và chăm sóc, hỗ trợ người học... cũng được nhà trường hết sức quan tâm và ngày càng phát triển theo hướng chuyên nghiệp, thực chất, hiệu quả, chất lượng cao.
Hội nghị đã lắng nghe các đại biểu tham dự trình bày một số tham luận và đóng góp ý kiến về công tác đào tạo, tài chính, chăm sóc hỗ trợ người học, đảm bảo chất lượng. Bên cạnh việc phân tích về nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi để đạt được thành tựu trong năm học 2021-2022, các ý kiến cũng chỉ ra những thách thức trong thời gian tới, đề xuất một số giải pháp để năm học 2022-2023 đạt được kết quả cao hơn.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Giám đốc ĐHQGHN Phạm Bảo Sơn ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được trong mọi hoạt động công tác của nhà trường trong năm học vừa qua như công tác tuyển sinh, nhiệm vụ khoa học công nghệ các cấp tăng cả về số lượng và chất lượng, chú trọng công tác hợp tác với địa phương, số lượng hội thảo quốc tế tăng vọt,… Những thành tích mà nhà trường đạt được đã góp phần rất lớn vào sự phát triển chung của ĐHQGHN.
Để hoàn thành chiến lược đưa trường ĐHKHXH&NV trở thành trường dẫn đầu về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, Phó Giám đốc Phạm Bảo Sơn đề nghị trong thời gian tới, nhà trường cần phải có những chiến lược cải tiến toàn diện: tăng cường hoạt động công bố quốc tế, gắn công tác nghiên cứu khoa học với công bố, xuất bản; tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp, địa phương về đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học; có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao (trình độ tiến sĩ trở lên) về công tác tại trường; mở rộng không gian cho cán bộ, sinh viên đổi mới sáng tạo. Phó Giám đốc Phạm Bảo Sơn cũng chia sẻ nhiều thông tin liên quan đến chiến lược của ĐHQGHN trong thời gian tới: Trong năm học tới nhà trường cần xây dựng các nhiệm vụ gắn với chiến lượng phát triển của ĐHQGHN: phát triển cơ sở Hòa Lạc, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, đề án hợp tác với các địa phương (chú trọng dự án Tây Bắc và Duyên hải), thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng vị trí xếp hạng các trường đại học trên thế giới (2025 đạt top 500 các trường trên thế giới, 2030 đạt Top 300),... Để góp phần tích cực vào việc hiện thực hóa các chiến lược ấy, Nhà trường hoàn thành các đề án mở các ngành đào tạo mới đáp ứng nhu cầu cao của xã hội, xây dựng các học phần có thể hoàn toàn bằng hình thức trực tuyến nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, cung cấp tín chỉ cho người học trên toàn quốc; Đẩy mạnh mảng tư vấn và hợp tác với địa phương, doanh nghiệp; Hoàn thiện việc thành lập Hội đồng trường: Đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh hoàn thành uy hoạch 1/500 tại Hòa Lạc; chính sách và cơ chế để huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, từ cựu sinh viên với nhiều hoạt động để gắn kết, thu hút các cựu sinh viên quay lại, không chỉ đóng góp cho Trường mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội,...
Chia sẻ tại Hội nghị, GS.TS Nguyễn Văn Khánh (Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, nguyên Hiệu trưởng nhà trường) đã chúc mừng và bày tỏ niềm vui trước những thành tựu trường đã đạt được trong năm học vừa qua, một năm hết sức khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch, những thay đổi về cơ chế chính sách liên quan đến lĩnh vực giáo dục,... Những thành tựu ấy đã góp phần khẳng định vị thế của Nhân văn Hà Nội, xứng đáng truyền thống hơn 70 các thế hệ cùng vun đắp, xứng đáng kì vọng của xã hội. GS.TS Nguyễn Văn Khánh tin tưởng rằng, với quyết tâm cao của đội ngũ Lãnh đạo, Ban Giám hiệu nhà trường, cùng sự đồng lòng của toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên, trong năm học tới chắc chắn trường sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa.
Kết luận Hội nghị, Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn một lần nữa cảm ơn sự quan tâm sát sao, hỗ trợ kịp thời của Ban Lãnh đạo ĐHQGHN. Đồng thời nhấn mạnh những nhiệm vụ trọng tâm mà tập thể nhà trường cần chú trọng trong năm học tới để đổi mới toàn diện hoạt động theo hướng: chuyên nghiệp, thực chất và hiệu quả.
Nhà trường sẽ tiếp tục hoàn thành các đề án xây dựng một số ngành đào tạo mới theo hướng liên ngành, đa ngành, các chương trình đào tạo chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội, chuyển đổi nhanh các chương trình đào tạo theo hướng định mức khoa học kỹ thuật; Tăng cường xây dựng hệ thống học liệu, giáo trình, bài giảng; Đổi mới toàn diện hoạt động quản lý đào tạo ở tất cả các hệ theo hướng chuyên nghiệp và “chính quy hóa”; Chú trọng đổi mới công tác tuyển sinh để có thể thu hút nguồn sinh viên, học viên chất lượng cao; Đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các cơ quan, doanh nghiệp, địa phương trong tổ chức các khóa/lớp bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn.
Đổi mới hoạt động nghiên cứu khoa học, tăng cường hỗ trợ công bố quốc tế trên hệ thống tạp chí quốc tế có chỉ số ảnh hưởng cao (ISI, Scopus) và các nhà xuất bản quốc tế có uy tín. Xây dựng và triển khai dự án Dịch thuật tủ sách khoa học xã hội và nhân văn chất lượng cao phục vụ đào tạo, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng; Xuất bản sách chuyên khảo chất lượng cao, xuất bản các “tập đại thành”;
Công tác cán bộ: Tập trung nguồn lực và xây dựng cơ chế hỗ trợ đội ngũ giảng viên – nhà khoa học chuẩn hóa học hàm/học vị và nâng cao năng lực hội nhập, đổi mới, sáng tạo; Tập huấn năng lực lãnh đạo - quản lý cho đội ngũ lãnh đạo quản lý, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, hiện đại cho cán bộ hành chính.
Tiếp tục phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong; tăng cường đổi mới quản trị đại học; Nâng cao chất lượng phục vụ, tính chuyên nghiệp, chuyên trách trong công tác quản lý hành chính; đổi mới công tác người học theo hướng: chăm sóc, hỗ trơ, tư vấn, đồng hành.
Tiếp tục đề án nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và nghiên cứu; Gia tăng không gian tự học và hoạt động văn-thể-mỹ cho sinh viên, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống phần mềm trong công tác hành chính cũng như giảng dạy trực tuyến; Hoàn thành điều chỉnh quy hoạch 1/500 phân khu Nhân văn tại Hòa Lạc, xây dựng kế hoạch chuyển dịch lên cơ sở Hòa Lạc trong thời gian tới.
Tăng nguồn thu, tăng thu nhập và chăm sóc tốt hơn đời sống của cán bộ, giảng viên, người lao động.
Trong không khí phấn khởi, toàn thể đại biểu tham dự Hội nghị đã bày tỏ sự đồng thuận và quyết tâm thực hiện những mục tiêu trọng tâm mà Hội nghị đã đề ra, hứa hẹn một năm học mới với nhiều thành công, bứt phá trên tất cả các mặt hoạt động.
Tác giả: Hạnh Quỳnh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn