bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

Cựu sinh viên ngành Đông Nam Á học: từ băn khoăn chọn ngành đến những thành công đầu tiên

Thứ sáu - 26/07/2024 06:45
Đối với nhiều người, tên “ngành Đông Nam Á học” vẫn còn khá xa lạ. Nhiều bạn hỏi chúng tôi: “Học Đông Nam Á học ra để làm gì?” Ban đầu, chúng tôi cũng băn khoăn, và hơi lo lắng, dù ngay những ngày đầu nhập học đã được các thầy cô giới thiệu về những công việc mà sinh viên tốt nghiệp ngành Đông Nam Á học có thể theo đuổi. Nhưng càng ngày, chúng tôi càng vững tin hơn, khi nhận được thêm thông tin về việc làm và các cơ hội học tập từ các anh chị cựu sinh viên hai khóa đầu của ngành Đông Nam Á học.
Từ nỗi lo chọn ngành đến công việc mơ ước
Tôi thường nghe các thầy cô nhắc đến chị Lê Việt Anh - sinh viên khóa đầu (K63) của ngành Đông Nam Á học. Chị là lớp phó của lớp Đông Nam Á học K63, nổi tiếng với sự năng động, sắc sảo và là một trong những sinh viên xuất sắc. Tôi tò mò không biết hiện tại chị đang làm gì, nên đã liên hệ với chị. Thật bất ngờ, chị hiện đang làm việc tại Thái Lan.
Chị rất vui khi biết tôi là sinh viên năm ba của ngành Đông Nam Á học và chia sẻ: “Khi đứng trước ngưỡng cửa đại học, mình cũng từng cảm thấy bối rối về lựa chọn ngành học. Nhưng khi tìm hiểu về ngành Đông Nam Á học tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN (VNU-USSH), mình phát hiện ra ngành này có dạy tiếng Thái Lan – ngôn ngữ của quốc gia mà mình yêu thích và đã từng ao ước được học nó để có thể đi “đu idol” như sở thích của nhiều bạn lúc bấy giờ”.
Khi vào học, chị Việt Anh còn nhận ra rằng ngành Đông Nam Á học tại VNU-USSH mang đến một chương trình đào tạo liên ngành rất hấp dẫn, với những kiến thức vững vàng về văn hóa, lịch sử, kinh tế, và xã hội,... của khu vực Đông Nam Á. Hơn nữa, các học phần trong chương trình còn chú trọng rèn luyện các kỹ năng mềm như giao tiếp, đàm phán, tư duy phản biện, và làm việc nhóm - những kỹ năng quan trọng giúp chị thành công trong công việc hiện tại.
Chị Việt Anh (người ở giữa) trong các sự kiện của Hanoi Pride
Tốt nghiệp năm 2022, với nền tảng kiến thức và kỹ năng từ ngành Đông Nam Á học, cùng với sự nỗ lực cá nhân, chị Việt Anh đã tự tin bước vào thị trường lao động và nhanh chóng đạt được thành công. Chị đã có cơ hội tham gia chương trình Lãnh đạo Khách Quốc tế (International Visitor Leadership Program) tại Mỹ, và trong hơn hai năm qua, chị đã làm việc cho một công ty đa quốc gia ở Thái Lan, đồng thời tham gia vào các dự án công tác quốc tế. Hiện tại, chị là quản lý tại Hanoi Pride – một doanh nghiệp xã hội tập trung vào bình đẳng giới và trao quyền cho người LGBTIQ+. Chị còn hào hứng nói thêm: “Nếu có cơ hội chọn lại, mình vẫn sẽ chọn ngành Đông Nam Á học.”
Đông Nam Á học – hơn cả mong đợi
Người thứ hai tôi liên hệ là chị Nguyễn Thị Hương - cựu sinh viên khóa K63. Chị Hương từng mơ ước đỗ vào các trường danh tiếng như Ngoại thương, Kinh tế,... nhưng số điểm thi không như mong đợi. Chị Hương quyết định chọn ngành Đông Nam Á học của VNU- USSH. Điều bất ngờ là ngành học này mang đến cho chị một nền tảng kiến thức khá rộng, với sự chú trọng vào đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng mềm và phương pháp tư duy. Chị hiểu rằng điều này giúp sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như báo chí, kinh doanh, nhân sự, giảng dạy và nghiên cứu. Theo đó, chị hoàn toàn có thể theo đuổi con đường kinh doanh như mong muốn ban đầu.
Hiện tại, chị Hương đã trở thành Giám đốc Công ty Cổ phần Quốc tế WEGO - một công ty chuyên nhập vải từ nước ngoài, gia công thành phẩm rồi cung cấp ra thị trường. Đặc biệt, chị đã tận dụng vốn tiếng Indonesia cùng những hiểu biết về đất nước Indonesia từ thời học đại học để nhập linh kiện máy móc từ quốc gia này. Chị tự hào chia sẻ rằng, chính niềm đam mê học tiếng Indonesia đã thúc đẩy chị tìm kiếm và mở rộng mạng lưới kinh doanh với Indonesia.
Chị Hương khi còn học tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN
Chị Hương tự hào về việc từng nhận học bổng của chính phủ Indonesia và được trải nghiệm văn hóa đất nước này trong thời gian 02 tuần. Đặc biệt, thời sinh viên, chị còn là một trong những người sáng lập Câu lạc bộ Múa Indonesia tại Trường ĐH KHXH&NV, và đến nay câu lạc bộ được các em sinh viên khóa sau tiếp nối và phát triển. Với những trải nghiệm quý báu này, chị Hương đặt mục tiêu mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty, bao gồm xuất nhập khẩu rèm vải với các nước Đông Nam Á khác.
Lựa chọn và thành công với Đông Nam Á học vì… thần tượng
Khi tôi tìm hiểu về con đường sự nghiệp của các cựu sinh viên ngành Đông Nam Á học, tôi được giới thiệu liên hệ với anh Hoàng Duy Hưng, là một cựu lớp trưởng khóa K63. Khi hỏi về lý do chọn học ngành Đông Nam Á học, anh Hưng đã chia sẻ một câu chuyện thú vị. Anh cho biết rằng vào năm 2017, anh đã thi đỗ vào ngành Lưu trữ học và học tập được một học kỳ. Tuy nhiên, khi biết trường mở ngành Đông Nam Á học vào năm 2018, anh đã quyết tâm thi lại vì thần tượng của anh - một cựu sinh viên ngành Đông Nam Á của trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGH TP.HCM - đang là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân trẻ toàn cầu và CEO của Viettravel. Sự thành công và khả năng du lịch khắp nơi của người thần tượng đã tạo động lực lớn cho Duy Hưng. Anh Hưng cũng là người rất đam mê lịch sử và địa lý, nên ngành Đông Nam Á học là cơ hội lý tưởng để anh tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực này.
            Anh Hoàng Duy Hưng - cựu lớp trưởng tài giỏi của khóa K63 Đông Nam Á học
Khi được hỏi về những điều mà ngành Đông Nam Á đã ảnh hưởng đến công việc của anh, anh Hưng chia sẻ: “Mặc dù tôi từng học theo kiểu “amateur”, nhưng với phương pháp tiếp cận tổng quan và nhấn mạnh kỹ năng tư duy, ngành Đông Nam Á học đã trang bị cho tôi những kiến thức nền tảng quan trọng”. Anh Hưng đặc biệt nhấn mạnh giá trị của tư duy phản biện và kỹ năng mềm như giao tiếp và quản lý, mà anh đã áp dụng vào công việc của mình. Bắt đầu khởi nghiệp việc kinh doanh nước hoa cao cấp từ năm 2021, đến nay anh đã khá thành công, với lợi nhuận từ khoảng 50 triệu đồng đến 70-80 triệu đồng/tháng. Công việc này không chỉ mang lại thu nhập ổn định mà còn giúp anh mở rộng mạng lưới quan hệ xã hội và nâng cao khả năng quản lý thời gian và nhân sự.
Hiện tại, anh Hưng còn đang làm việc tại một trung tâm tư vấn du học. Anh chia sẻ rằng: “Sau khi sắp xếp ổn định công việc kinh doanh, tôi muốn trải nghiệm thêm công việc mới nên đã quyết định làm việc tại một trung tâm về du học”. Anh cho rằng kiến thức về kinh tế, văn hóa, lịch sử của nhiều quốc gia và kỹ năng tiếng Anh mà anh có được từ ngành Đông Nam Á học giúp anh truyền tải thông tin hữu ích đến nhiều học sinh, hỗ trợ họ vươn ra môi trường quốc tế. Anh mong rằng những trải nghiệm của mình sẽ góp phần động viên các bạn sinh viên ngành Đông Nam Á học, khuyến khích các bạn hãy tự tin và cố gắng để đạt được các mục tiêu trong cuộc sống và công việc.
Từ giảng viên tiếng Hàn đến nghiên cứu Chính trị Ngoại giao
Để minh chứng cho sự phong phú của ngành học này, tôi đã liên hệ với anh Nguyễn Văn Kỳ, cựu sinh viên khóa đầu của ngành Đông Nam Á học (K63). Trong thời gian học, anh không chỉ hoàn thành xuất sắc chương trình Đông Nam Á học mà còn theo đuổi thêm bằng kép tiếng Hàn. Sau khi tốt nghiệp xuất sắc ngành Đông Nam Á học và đạt bằng giỏi tiếng Hàn vào năm 2022, anh trở thành giảng viên dạy tiếng Hàn tại trường Cao đẳng Công nghệ Bách Khoa. Tuy nhiên, niềm đam mê nghiên cứu Đông Nam Á học vẫn luôn thúc đẩy anh.
Anh Nguyễn Văn Kỳ hiện đang học ở Busan, Hàn Quốc
Vì vậy, anh đã quyết định nộp hồ sơ xin học bổng cao học tại Hàn Quốc, chuyên ngành Chính trị Ngoại giao, để tiếp tục nghiên cứu và mở rộng hiểu biết về các vấn đề liên quan đến Đông Nam Á. Hiện tại, anh đang theo học chương trình Thạc sĩ năm thứ hai tại Trường Đại học Quốc gia Busan, Hàn Quốc.
Hành trình từ thủ khoa Đông Nam Á học đến du học sinh tại châu Âu với đam mê phát triển cộng đồng
Chị Lê Thảo Nguyên (cựu sinh viên khóa K63) cũng có một hành trình đáng nể, là thủ khoa đầu ra của ngành Đông Nam Á học và được rất nhiều thầy cô yêu quý vì sự chăm chỉ và nhiệt huyết với mọi công việc. Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, chị đã ấp ủ dự định du học để trải nghiệm và trau dồi kiến thức, nâng cao bản thân. Vì vậy, từ năm thứ hai đại học, chị đã tích cực tham gia các hội thảo, buổi chia sẻ do Khoa tổ chức về nghiên cứu khoa học, cũng như các hoạt động Đoàn, Hội để trau dồi kỹ năng mềm và kỹ năng lãnh đạo.
Chị Thảo Nguyên (đứng giữa) trong lễ nhận bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội
Năm 2022, chị tốt nghiệp thủ khoa ngành Đông Nam Á học và vinh dự được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, chị làm việc tại tổ chức CARE International in Vietnam, một tổ chức sáng tạo và năng động, đã hợp tác với các tổ chức quốc tế và trong nước trong hơn 300 dự án với mục tiêu dài hạn là giúp người dân đô thị và nông thôn nghèo, yếu thế, đặc biệt là phụ nữ, được hưởng lợi một cách bình đẳng từ sự phát triển.
Theo đuổi công việc gắn với phát triển cộng đồng, chị quyết định xin học bổng thạc sĩ để có cơ hội nghiên cứu và học tập chuyên sâu hơn về những vấn đề mà mình đã tiếp xúc và trải nghiệm trong quá trình làm việc tại CARE. Với quyết tâm đó, chị đã giành được học bổng từ trường KU Leuven để học chương trình thạc sĩ Erasmus Mundus MA Sports Ethics and Integrity, với cơ hội học tập tại năm quốc gia châu Âu là Bỉ, CH Séc, Tây Ban Nha, Đức và Hy Lạp trong vòng hai năm. Tháng 9 tới đây, chị sẽ lên đường sang trường KU Leuven để bắt đầu kỳ học đầu tiên.
Chị Lê Thảo Nguyên chia sẻ thêm: “Để có được cơ hội quý báu này, tôi luôn cảm ơn sâu sắc các thầy, cô ngành Đông Nam Á học, khoa Đông Phương học vì đã dạy dỗ, chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và phát triển bản thân tại bet365 football . Sự chỉ dạy tận tình của các thầy, cô là còn nguồn động lực quan trọng giúp tôi bước tiếp trên con đường phía trước”.
Từ học sinh chuyên toán đến mơ ước trở thành nhà nghiên cứu về Đông Nam Á học
Tin vui liên tiếp đến với cựu sinh viên khóa K63 ngành Đông Nam Á học khi chị Nguyễn Bùi Minh Anh vừa nhận được học bổng thạc sĩ từ chính phủ Indonesia. Từng là học sinh học khối tự nhiên ở cấp ba, chị Minh Anh đã quyết định chuyển hướng sang khối Xã hội Nhân văn và chọn ngành Đông Nam Á học tại VNU-USSH, dù lúc đó chị vẫn còn nhiều mơ hồ về ngành học này. Tuy nhiên, quyết định này chưa bao giờ khiến chị phải hối tiếc. Ngay từ những ngày đầu học, chị đã nhanh chóng phát hiện ra niềm đam mê của mình với tiếng Indonesia và văn hóa của đất nước này. Cùng với chị Hương, chị Minh Anh là một trong những sinh viên xuất sắc nhất lớp trong lớp học tiếng Indonesia.
Chị Minh Anh - một trong những thành viên xuất sắc nhất ở lớp tiếng Indonesia
Trong thời gian học, chị từng được mời tham dự các hội nghị quốc tế do chính phủ Indonesia tổ chức. Sau khi tốt nghiệp, chị làm việc tại công ty FPT Smart Cloud, một công việc yêu cầu sử dụng tiếng Indonesia và có nhiều triển vọng. Tuy nhiên, niềm đam mê nghiên cứu vẫn luôn thôi thúc chị, và chị quyết định theo đuổi học bổng thạc sĩ tại Indonesia. Đầu tháng 7/2024, chị vừa được Đại học Gadja Mada - một trong những trường đại học hàng đầu tại Indonesia, nơi có rất nhiều sinh viên quốc tế theo học - thông báo chị đã đạt học bổng chương trình Thạc sĩ Quan hệ quốc tế tại trường và sẽ bắt đầu chương trình học vào tháng 9/2024. Chị Minh Anh mong muốn sau này sẽ trở thành một nhà nghiên cứu chuyên sâu về quan hệ quốc tế Đông Nam Á và đóng góp vào việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Indonesia.
Học phí thấp, cơ hội cao - định hình tương lai từ ngành Đông Nam Á học
Không thể không nhắc đến Khánh Vi (cựu sinh viên khóa K64) - người đã sở  hữu danh hiệu thủ khoa đầu và và thủ khoa tốt nghiệp năm 2023.
Khi tìm hiểu thêm về chị, tôi được biết Khánh Vi chọn ngành Đông Nam Á học chủ yếu vì lý do tài chính. Chị chọn USSH vì học phí thấp hơn so với nhiều trường khác, và chọn ngành Đông Nam Á học vì dù mới lạ nhưng có vẻ khá hấp dẫn. Trong cuộc trò chuyện với chị, Khánh Vi chia sẻ rằng ngành học đã đáp ứng đúng mong đợi của chị: “Học phí hợp lý mà chất lượng vẫn tốt”. Chị ấn tượng với đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản từ nước ngoài, có khả năng giảng dạy bằng tiếng Anh và cung cấp kiến thức toàn diện về kinh tế, văn hóa, lịch sử, chính trị của Đông Nam Á. Chị còn được sự hỗ trợ từ PGS.TS. Phạm Phương Chi để đi sâu vào nghiên cứu văn học Đông Nam Á, một lĩnh vực nhiều tiềm năng và cơ hội.
Chị Khánh Vi - thủ khoa ngành Đông Nam Á học năm 2023
Bên cạnh việc học, chị Khánh Vi còn tham gia các hội thảo quốc tế về văn học, và gần đây chị đã có hai bài nghiên cứu bằng tiếng Anh được in trong các kỷ yếu hội thảo quốc tế, một bài review sách đăng trên tạp chí tiếng Anh và một bài báo khác trên tạp chí nghiên cứu khoa học trong nước. Mới đây, chị nhận được học bổng KNB của chính phủ Indonesia để theo học Thạc sĩ ngành Indonesian Language Education.  
Học ngành Đông Nam Á - cánh cửa mở ra nhiều cơ hội
Lắng nghe câu chuyện việc làm và con đường học tập của các anh chị khóa đầu ngành Đông Nam Á học, tôi nhận ra rằng ngành học của mình thực sự mở ra nhiều cơ hội sau khi tốt nghiệp. Không chỉ có chị Việt Anh, chị Hương, anh Duy Hưng, anh Kỳ, chị Minh Anh, chị Khánh Vi, chị Thảo Nguyên,... mà còn nhiều cựu sinh viên khác của ngành đang làm việc tại các Đại sứ quán, tập đoàn kinh doanh, và các tổ chức phi chính phủ, v.v.
Mặc dù tôi chưa có cơ hội liên hệ và trò chuyện với nhiều hơn cựu sinh viên ngành Đông Nam Á học, tôi sẽ tiếp tục kết nối với các anh chị để học hỏi từ những hành trình đầy cảm hứng của họ, từ đó truyền động lực học tập và phấn đấu cho sinh viên các khóa sau như chúng tôi. Chắc chắn, chúng tôi sẽ không còn băn khoăn nữa, vì chỉ cần nỗ lực và phấn đấu, ngành Đông Nam Á học với tiềm năng phong phú sẽ mang lại cho chúng tôi nhiều cơ hội!   

Tác giả: Nguyễn Thúy Hường - K66 ngành Đông Nam Á học  

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây