bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

Tiềm năng đóng góp lớn của Trường ĐHKHXH&NV đối với sự nghiệp đào tạo tiếng Việt cho kiều bào

Chủ nhật - 10/10/2021 01:22
Sáng ngày 9/10/2021, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (UBNNNVNONN), Bộ Ngoại giao kết hợp với Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Lễ khai mạc trực tuyến “Khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên Việt Nam ở nước ngoài”. Chương trình nằm trong khuôn khổ nâng cao trình độ giảng dạy tiếng Việt cho kiều bào thuộc các khu vực Châu Á, châu Âu, Hoa Kì, Úc và một số vùng lãnh thổ. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, lần đầu tiên khóa tập huấn thường niên này được tổ chức dưới hình thức trực tuyến với số lượng giáo viên tình nguyện tham gia cao kỉ lục (hơn 400 lượt đăng kí).

Đến dự lễ khai mạc có ông Lương Thanh Nghị - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN; ông Đinh Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ Thông tin-Văn hóa, Ủy ban Nhà nước về NVNOON; ông Hoàng Đức Minh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ GD&ĐT; PGS.TS. Dương Tuấn Anh - Phó Trưởng Khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội; TS. Lê Thị Thanh Tâm - Trưởng Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Lễ khai mạc Khóa tập huấn tại Ủy ban Nhà nước về NVNONN do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN Lương Thanh Nghị và Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên TS. Hoàng Đức Minh chủ trì (Nguồn: BTC)

Khóa tập huấn trực tuyến giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên Việt Nam ở nước ngoài năm 2021 là nỗ lực lớn của UBNNNVNONN trong việc hỗ trợ kiều bào tham gia dạy và học tiếng Việt trên mạng trực tuyến toàn cầu. Lớp tập huấn kéo dài 18 buổi học được xem là một bước chuẩn bị công phu và chất lượng cho việc thực hiện Kết luận số 12/KL-TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về công tác NVNONN trong tình hình mới, đặc biệt trong việc phát huy việc dạy và học tiếng Việt như một ngôn ngữ cội nguồn.

Tại Lễ khai mạc, TS. Lê Thị Thanh Tâm - Trưởng Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, khẳng định việc giảng dạy tiếng Việt cho các thế hệ người Việt Nam ở nước ngoài có những yêu cầu đặc thù về nội dung và phương pháp. Trong đó, yêu cầu giáo dục về văn hoá gốc của người Việt, làm sống lại những nét đặc sắc văn hoá cội nguồn thông qua ngôn ngữ là một vấn đề quan trọng. TS. Lê Thị Thanh Tâm khẳng định, khóa tập huấn mang nhiều ý nghĩa quí giá về cả tinh thần nhân văn lẫn cho sự nghiệp đào tào tiếng Việt trên toàn thế giới, góp phần không nhỏ vào công tác phát huy nguồn lực cho đất nước. Giữ gìn tiếng Việt cho các thế hệ người Việt ở năm châu không chỉ là giữ gìn kí ức, lịch sử, văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giữ gìn những quan hệ máu thịt, nghĩa đồng bào cho một nước Việt Nam thống nhất, hùng cường.

Tại đầu cầu Nhật Bản, cô Nguyễn Hà Chung chia sẻ những thách thức trong việc dạy tiếng và kì vọng về khóa tập huấn lần này cung cấp được hệ thống tri thức và phương pháp cập nhật, cần thiết. Thầy Nguyễn Trường Thi từ Thái Lan bày tỏ sự biết ơn với Đảng và Nhà nước đã quan tâm tổ chức khóa học trong thời kì dịch bệnh khó khăn.

Sau lễ khai mạc, tọa đàm về Thực trạng dạy và học tiếng Việt cho cộng đồng NVNONN và biện pháp thúc đẩy được tổ chức dưới sự chủ trì của ông Đinh Hoàng Linh, đại diện UBNNNVNONN, PGS.TS Vũ Thị Tú Anh - Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục thường xuyên, PGS.TS. Dương Tuấn Anh - phụ trách nhóm chuyên môn Đại học Sư phạm Hà Nội. Cử tọa đã lắng nghe ý kiến trao đổi của các giáo viên Việt Nam đang giảng dạy tại Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Campuchia… về những băn khoăn trong phương pháp dạy tiếng, kì vọng về bộ học liệu trực tuyến hỗ trợ dạy học và tự học tiếng Việt của kiều bào, những yêu cầu cụ thể với từng đối tượng học tập và khu vực văn hóa. Mô hình lưu trữ tài nguyên dạy tiếng và nền tảng dạy học tiếng Việt trực tuyến cũng là một thách thức đối với đa số kiều bào.

PGS.TS. Dương Tuấn Anh, Phó Trưởng khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội nêu khái quát tinh thần chủ đạo của chương trình tập huấn, nhấn mạnh góc độ văn hóa trầm tích trong ngôn ngữ. Hệ thống 3 module bao gồm: 1- Ngôn ngữ học đại cương và tiếng Việt; 2 – Tiếng Việt trong văn hóa đời sống Việt Nam; 3 - Phương pháp dạy học tiếng Việt và kiểm tra đánh giá được phân bố hài hòa để hỗ trợ kiến thức và phương pháp cho người theo học khóa tập huấn.

Đại biểu tham dự khai mạc Khóa tập huấn tại trụ sở Ủy ban Nhà nước về NVNONN (Nguồn: BTC)

TS. Lê Thị Thanh Tâm, Trưởng Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN, chia sẻ thông tin về Đề án Tăng cường dạy tiếng Việt trên mạng trực tuyến cho người Việt Nam ở nước ngoài do Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN đảm nhiệm từ năm 2020. Đến nay, nhóm chuyên gia của Trường đã hoàn thành bộ ngữ liệu lớn gần 11.000 trang bản thảo bao gồm toàn bộ hệ thống giáo trình dạy tiếng theo Khung năng lực 6 bậc, bộ tài liệu bổ trợ về khoa học xã hội và nhân văn, sách hướng dẫn giáo viên và phụ huynh; dự kiến sẽ tiếp tục hoàn thành bộ ngữ liệu về du lịch, thương mại, ẩm thực, giao tiếp và các hợp phần quan trọng khác phục vụ cho việc dạy tiếng sẽ sớm hoàn thiện để đưa vào sử dụng. Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt cũng đã hoàn thành 2 bộ giáo trình song ngữ dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam ở nước ngoài và được Đài truyền hình VTV4 chọn sử dụng nguồn tài nguyên của tài liệu này để xây dựng chương trình riêng dành cho trẻ em người Việt ở nước ngoài. Hiện nay, ĐHQGHN cũng đang tiến hành các bước chuẩn bị triển khai xây dựng hạ tầng nền tảng trực tuyến nhằm cụ thể hóa kênh đào tạo tiếng Việt cho người Việt ở nước ngoài.  

PGS.TS Vũ Thị Tú Anh - Phó Vụ trưởng Vụ GDTX, Bộ GD&ĐT làm rõ quá trình chuẩn bị công phu cho đợt tập huấn trực tuyến đặc biệt này. Theo đó, Vụ đã triển khai kế hoạch xây dựng bộ tư liệu văn hóa Việt Nam do tập thể giảng viên, chuyên gia, nhà khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội thực hiện cùng một số nội dung liên quan khác, đảm bảo cho tiến trình đưa tiếng Việt ngày càng gần gũi và thiết thực đến cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Theo PGS.TS Vũ Thị Tú Anh, trong tương lai, khả năng sẽ tổ chức tốt hơn nữa quy trình kiểm tra đánh giá và nâng cao chất lượng chương trình để sớm cấp chứng chỉ cho kiều bào tham gia khóa tập huấn, thay vì chứng nhận như hiện nay.

Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt là đơn vị được Bộ Ngoại giao và Bộ Giáo dục và Đào tạo tin tưởng giao đặt hàng việc phụ trách công tác chuyên môn của khoá tập huấn này nhiều năm qua. Hoạt động này của khoa cùng với những thành tích nổi bật trong việc biên soạn tài liệu, giáo trình, chương trình giảng dạy tiếng Việt cho các đối tượng khác nhau, đặc biệt là những người Việt Nam ở nước ngoài... đã khẳng định tiềm năng đóng góp lớn của đội ngũ cán bộ của Khoa, Trường đối với sự nghiệp đào tạo tiếng Việt cho kiều bào.

Tác giả: USSH

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây