bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

Chuỗi sự kiện chiếu phim và tọa đàm “Nghệ thuật, tình yêu và sự chữa lành”

Thứ hai - 25/10/2021 04:07
Vừa qua, chuỗi sự kiện chiếu phim và tọa đàm chào tân sinh viên 2021 với chủ đề “Nghệ thuật, tình yêu và sự chữa lành” do CLB Điện ảnh, Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH & NV tổ chức đã diễn ra thành công từ ngày 10/10 - 24/20/2021.
Thông qua một chủ đề mang tính phổ quát là “tình yêu trong nghệ thuật”, chuỗi sự kiện hướng tới việc khơi gợi sự cảm thụ, phê bình, đối thoại về khả năng “chữa lành”, khả năng kết nối, xoa dịu và nâng đỡ tinh thần con người của tình yêu và nghệ thuật, đặc biệt trong bối cảnh giãn cách xã hội căng thẳng thời kì đại dịch. Chính vì vậy, theo TS. Hoàng Cẩm Giang, chủ nhiệm Bộ môn Nghệ thuật học (Khoa Văn học), đồng thời là giám tuyển của chuỗi sự kiện: “Các phim được chọn đều mang những yếu tố đương đại, gắn liền với các vấn đề nan giải của thời bệnh dịch, thời giãn cách, thời số hóa, thời con người ngày càng mất đi những tương tác, những cú chạm về thể chất,... Đó cũng chính là khi họ có cảm thức sâu sắc về sự thiếu hụt “chất sống”, sự thiếu vắng đời sống, thậm chí, sự kiệt quệ của tinh thần - nói như Byung-Chul Han - sự gục ngã bởi "virus mỏi mệt". Khi đánh mất mình, họ đồng thời sẽ đánh mất khả năng nhìn vào và chạm vào, kết nối và tương tác với Kẻ Khác, nghĩa là đánh mất con đường duy nhất để yêu và được yêu. Ngược lại, Kẻ Khác, trong tình yêu, không còn là “địa ngục” như cách nói của triết gia Jean-Paul Sartre, mà lại trở thành “nguồn”, thành một “khả thể”, một “tiềm năng” của việc Chữa Lành”.
 
1 (4)
 
Ngày 10/10/2021, buổi chiếu phim và tọa đàm đầu tiên “Norwegian Wood” – Một thời để yêu, một thời để sống đã được tổ chức thành công với sự tham gia của hai diễn giả TS. Trần Thị Thục (Khoa Văn học), ThS. Hoàng Dạ Vũ (ĐH Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội) và khoảng 130 khán giả. Trong suốt tọa đàm, dưới sự dẫn dắt của host ThS. Lê Thị Tuân (Khoa Văn học), các diễn giả và khách mời đã phân tích cặn kẽ, sâu sắc về tiểu thuyết và phim Norwegian Wood, về vấn đề chuyển thể giữa văn học và điện ảnh, về tình yêu và tiềm năng chữa lành của nghệ thuật. Theo các diễn giả, nhờ tình yêu, nhân vật Watanabe Toru và những người trẻ khác đã có thể trải qua quá trình trưởng thành đầy vật vã với nhiều nỗi đau của họ. Mặc dù bộ phim kể câu chuyện của những người trẻ Nhật Bản vào thập niên 60 của thế kỉ trước, nhưng những người trẻ Việt Nam đều có thể tìm thấy mình trong đó.
 
2 (2)
 

Tiếp nối thành công của sự kiện đầu tiên, ngày 17/10/2021, buổi chiếu phim và tọa đàm “Eternal Sunshine of the Spotless Mind” – Trái tim có đi đường vòng đã diễn ra với sự tham gia của hai diễn giả TS. Nguyễn Thanh Tùng (Khoa Khoa học Chính trị), TS. Hoàng Cẩm Giang (Khoa Văn học), host ThS. Nguyễn Thị Bích (Khoa Văn học) và 110 khán giả. Theo các diễn giả và các vị khách mời, với một cấu tứ phức tạp, kịch bản được xây dựng thông minh nhưng không làm cho người xem quá bối rối, bộ phim Eternal Sunshine of the Spotless Mind đã đào sâu vào thế giới nội tâm của con người khi họ trải qua những cảm xúc tích cực và cả tiêu cực của chuyện tình cảm. Tọa đàm thống nhất rằng, trong một thời đại mà con người thường có xu hướng chọn cách cố tình "quên đi", chạy trốn thực tại thì đến cuối cùng vẫn không thể chạy trốn được chính trái tìm mình. Chỉ bằng cách đối mặt, chân thành nhìn nhận tổn thương thì chúng ta mới có cơ hội hạnh phúc và bước tiếp. 

3

Buổi chiếu phim và tọa đàm cuối cùng trong chuỗi sự kiện, The Intouchables – Tìm mình trong Kẻ Khác đã diễn ra vào chiều 24/20/2021 với hai diễn giả TS. Nguyễn Thùy Linh (Khoa Văn học) và ThS. Nguyễn Thị Bích (Khoa Văn học), host Phạm Đức Minh (Trưởng Ban điều hành CLB Điện ảnh) cùng hơn 80 khán giả. Bộ phim The Intouchables hài hước, nhẹ nhàng nhưng cũng đầy ý tưởng sâu lắng đã nhận được sự yêu thích đặc biệt của khán giả. Sau hơn hai giờ thảo luận, các diễn giả và khách mời đều thống nhất rằng: nghệ thuật, tình yêu giữa người với người bất kể tuổi tác, giai cấp, tính cách chính là cách để con người tìm lại chính mình, để “chữa lành” những tổn thương trong họ.
 
4

Dù phải tổ chức online, chuỗi sự kiện đã thu hút được hơn 400 khán giả là các giảng viên, sinh viên, nghiên cứu sinh và những người yêu thích điện ảnh ở nhiều nơi trên cả nước. Tuy là chuỗi sự kiện mang tính chất chào đón tân sinh viên năm 2021, nhưng giống như TS. Nguyễn Thị Năm Hoàng - Phó Trưởng khoa Văn học đã đề cập, các buổi chiếu phim và tọa đàm đã vượt ra khỏi khuôn khổ của chuỗi sự kiện chào tân sinh viên, trở thành một không gian để những con người yêu nghệ thuật cùng giao lưu và chia sẻ những quan điểm sâu sắc của mình và tìm khiếm sự “chữa lành” trong thời kì dịch bệnh.
Chuỗi sự kiện đã thể hiện nỗ lực của Bộ môn Nghệ thuật học trong việc kết nối, tương tác, lan toả tri thức và năng lượng tích cực từ nghệ thuật đến cộng đồng trong thời đại dịch bệnh. Các buổi chiếu phim và tọa đàm cũng nhận được những phản hồi rất tích cực từ các khán giả là các giáo viên, sinh viên trong và ngoài trường. ThS. Hoàng Dạ Vũ (Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội) đã đánh giá rất cao ý nghĩa cũng như quá trình tổ chức chuỗi sự siện: “Chuỗi sự kiện được tổ chức rất chuyên nghiệp. Tham gia chuỗi sự kiện, tôi được giao lưu với nhiều thầy cô, được mở mang thêm nhiều điều”. Bạn Hoàng Nguyên Hương cho biết: “Mình ngồi mấy tiếng liền nhưng không thấy nhàm chán tí nào. Các thầy cô nói rất hay và mình cũng say mê thật sự. Có nhiều vấn dề được đề cập, không chỉ dừng lại ở phạm vi bộ phim mà còn là cuộc sống nữa”.

Tác giả: CLB Điện ảnh USSH

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây