bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

GS.NGND Đinh Xuân Lâm: Con người và sự nghiệp

Thứ hai - 22/11/2021 10:54
Hội thảo “GS.NGND Đinh Xuân Lâm: Con người và sự nghiệp” do bet365 football , ĐHQGHN và Hội khoa học Lịch sử phối hợp tổ chức vừa qua (20/11) nhằm tổng kết di sản đồ sộ của GS. Đinh Xuân Lâm trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử, đánh giá sức sống và sự lan toả của những di sản này trong nhiều thế hệ những người học tập, nghiên cứu và yêu mến lịch sử dân tộc. Hội thảo cũng là nơi nhiều thế hệ học trò chia sẻ những hồi ức cùng tình cảm kính trọng, yêu mến đối với một trong những nhà giáo tài năng, đức độ của Khoa Lịch sử.

GS.NGND Đinh Xuân Lâm (1925-2017) sinh tại xã Sơn Tân (nay là xã Tân Mỹ Hà), huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong một gia đình quan lại triều Nguyễn. Ông bắt đầu làm nghề dạy học (bậc Trung học) từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Văn khoa, năm 1956, GS. Đinh Xuân Lâm được giữ lại trường làm công tác giảng dạy tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ông được coi là một trong những nhà sử học khai khoa, góp phần xây nền đắp móng và phát triển nền Sử học cách mạng Việt Nam từ sau khi hòa bình lập lại trên miền Bắc năm 1954. Trong quá trình nghiên cứu kéo dài gần 6 thập kỷ từ cuối những năm 1950 cho đến trước khi mất, ông đã để lại di sản gồm hàng trăm công trình nghiên cứu thuộc nhiều thể loại khác nhau.

GS. Đinh Xuân Lâm có nhiều đóng góp cho việc xây dựng Bộ môn Lịch sử cận - hiện đại Việt Nam của Khoa Lịch sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là bet365 football , Đại học Quốc gia Hà Nội) trên cương vị Chủ nhiệm Bộ môn trong suốt 30 năm; là Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khóa IV, Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm UNESCO Thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam.

IMG 8737

GS.TS Hoàng Anh Tuấn (Hiệu trưởng Nhà trường) phát biểu khai mạc hội thảo

Với đức độ và tài năng sư phạm, Giáo sư được đồng nghiệp và các thế hệ học trò mến mộ, tôn vinh là một trong bốn thành viên của bộ “Tứ trụ” huyền thoại của khoa Lịch sử (cùng với GS.NGND Phan Huy Lê, GS.NGND Hà Văn Tấn, GS.NGƯT Trần Quốc Vượng). Trong 45 năm đứng trên bục giảng, ông đã trực tiếp truyền dạy, hướng dẫn và góp phần đào tạo hàng ngàn sinh viên, hàng trăm học viên thạc sĩ và nghiên cứu sinh tiến sĩ của cả Việt Nam và nước ngoài, trong đó có nhiều người đã trở thành những nhà khoa học uy tín, nhà lãnh đạo quản lý đứng đầu nhiều bộ, ngành, địa phương; một số lưu học sinh ngoại quốc đã trở thành các nhà ngoại giao, nhà Việt Nam học nổi tiếng thế giới.

IMG 8820

Trao học bổng Đinh Xuân Lâm cho các sinh viên, học viên cao học, NCS có thành tích học tập xuất sắc năm học vừa qua 

Không chỉ là một nhà giáo tâm huyết, tài ba, GS. Đinh Xuân Lâm còn là một nhà khoa học xuất sắc với sự say mê khoa học hiếm thấy. Chỉ sau một năm ra trường, đến năm 1957, dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ của nhà sử học Trần Văn Giàu, ông đã hoàn thành công trình đầu tay Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1897-1914 (Nxb. Xây dựng, Hà Nội). Kể từ đó đến năm 2015, nhà nghiên cứu Đinh Xuân Lâm vẫn miệt mài nghiên cứu và công bố trên 570 công trình khác nhau dưới dạng sách chuyên khảo, tham khảo, chuyên luận, bài báo khoa học, giới thiệu tư liệu và phê bình sách… Các công trình nghiên cứu của GS. Đinh Xuân Lâm chủ yếu tập trung vào các vấn đề của Lịch sử Việt Nam cận-hiện đại như: phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, về Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam, về xu hướng cải cách trong lịch sử Việt Nam... 

IMG 8754

GS.NGND Nguyễn Văn Khánh 

Theo GS.NGND Nguyễn Văn Khánh (nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV), đọc Danh mục xuất bản phẩm của ông, mới chỉ xét ở khía cạnh số lượng, người ta cũng không khỏi ngạc nhiên về sức viết và năng lực sáng tạo hiếm thấy của một nhà giáo - nhà khoa học xuất sắc, nhất là sau khi được nghỉ hưu. Nếu trong 33 năm công tác ở đại học, số công trình của ông là 185, trung bình 5,6 bài/năm, thì sau khi nghỉ hưu (năm 1990), ở độ tuổi 70, 80, ông còn công bố nhiều ấn phẩm hơn so với thời gian còn đi dạy học. Tính từ năm 1991 đến 2016, tức trong 26 năm sau khi về hưu, ông đã cho công bố 377 công trình và bài viết, trung bình mỗi năm xuất bản gần 15 công trình, bài viết. Đó là một thành quả đặc biệt xuất sắc, thuộc vị trí đỉnh cao mà rất ít người trong giới khoa học có thể đạt được. 

“Không chỉ có khối lượng công trình đồ sộ, chủng loại đa dạng, các công trình xuất bản của GS. Đinh Xuân Lâm còn có cách trình bày nhuần nhị và sức lôi cuốn lớn đối với người đọc. Nhờ khả năng cập nhật về tư liệu, sử dụng tinh thông các phương pháp nghiên cứu, GS. Đinh Xuân Lâm đã có nhiều đóng góp xuất sắc trong nghiên cứu lịch sử dân tộc, nhất là giai đoạn lịch sử Việt Nam cận-hiện đại. Là một sử gia có tinh thần đổi mới và dấn thân, GS. Đinh Xuân Lâm không ngần ngại điều chỉnh nhận thức, thậm chí thay đổi quan điểm. Từ góc độ chuyên môn của mình, ông đã luôn ủng hộ và nêu cao tư duy đổi mới trong nghiên cứu lịch sử. GS. Đinh Xuân Lâm cũng là một trong những người đi đầu trong thực hành đổi mới công tác nghiên cứu lịch sử, từ đổi mới cách tiếp cận, tìm tòi các nguồn tư liệu mới đến thường xuyên cập nhật các lý thuyết và các phương pháp nghiên cứu lịch sử” - GS.NGND Nguyễn Văn Khánh nhận định.

IMG 8760

PGS.TS Trần Đức Cường - Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam

PGS.TS Trần Đức Cường - Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam nhìn nhận: GS. Đinh Xuân Lâm là một trong những hội viên nòng cốt của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam ngay từ khi Hội được thành lập. Từ khóa III (1994-1999) đến khóa VI (2010-2015), GS. Đinh Xuân Lâm là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Trong các khóa V (2005-2010) và VI (2010-2015), GS. Đinh Xuân Lâm là Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Trong suốt thời gian tham gia Ban Chấp hành và nhất là trên cương vị Phó Chủ tịch, GS. Đinh Xuân Lâm đã phối hợp chặt chẽ với GS.NGND Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội và các thành viên khác trong Ban Chấp hành chú trọng các hoạt động học thuật, đẩy mạnh công tác chuyên môn và quảng bá các kết quả nghiên cứu mới nhất của Sử học Việt Nam, đặc biệt từ khi đất nước bước vào công cuộc Đổi mới. Giáo sư Đinh Xuân Lâm đã tích cực viết bài, góp phần tạo nên diện mạo khoa học cho Tạp chí Xưa và Nay, cơ quan ngôn luận của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Nhiều bài của Giáo sư có sức thu hút bạn đọc trong và ngoài nước, thể hiện sự tâm huyết với nhiều vấn đề lịch sử.

IMG 8775

GS.NGND Vũ Dương Ninh

GS.NGND Vũ Dương Ninh, cựu sinh viên khoá I Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nguyên chủ nhiệm Khoa Quốc tế học chia sẻ: Điều may mắn lớn nhất là được đi theo thầy (GS. Đinh Xuân Lâm) suốt một năm ở Madagascar. Trong thời gian dạy ở đây, thầy chỉ dạy vài buổi thôi mà dư luận ở đó rất sôi nổi. Người ta bàn luận nhiều về ông giáo sư Việt Nam; họ ngạc nhiên về sự hiểu biết lớn và sâu sắc của thầy về đất nước của họ. Khi giảng dạy, thầy gắn kết được những vấn đề của lịch sử Việt Nam với lịch sử Madagascar mà mối gắn kết giữa Nguyễn Ái Quốc với nhà yêu nước Ralaimongo đã thành biểu tượng giữa hai đất nước; đem đến cho họ phương pháp nghiên cứu về các cuộc khởi nghĩa của Madagascar... Ảnh hưởng của thầy tạo ra là rất sâu sắc. Sinh viên bày tỏ sự kính phục đối với sự hiểu biết, phương pháp và phong cách của thầy. Có thể thấy, không chỉ là một bậc trưởng lão mở đường cho ngành lịch sử Việt Nam, GS. Đinh Xuân Lâm còn là một thầy giáo rất có kiến thức, phương pháp uyên bác nhưng lại bình dị, gần gũi với học trò.

IMG 8786

GS.TS.NGƯT Phùng Hữu Phú

GS.TS.NGƯT Phùng Hữu Phú (nguyên Bí thư Đản uỷ, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương) kể lại kỷ niệm về GS. Đinh Xuân Lâm với tình cảm trân trọng: Thầy là người đầu tiên dẫn dắt tôi làm khoa học. Công ơn của thầy là rất lớn. Tôi gọi thầy là một nhà bác học bình dân. Cụ sinh trong một gia đình khá giả, nhưng sống rất bình dị, đạp xe tới trường. Bao giờ thầy cũng thăm anh em cán bộ trẻ trong ký túc, sống gần gũi ân tình như người cha, người ông. Các thế hệ học trò chúng tôi đều là những dòng sông nhỏ mà chính thế hệ các thầy đã khơi sáng bằng tâm đức của mình.

IMG 8809

Nhà sử học Dương Trung Quốc

Nhà sử học Dương Trung Quốc nhấn mạnh đến sự cần thiết phải chia sẻ và nhân lên những giá trị mà thế hệ các nhà khoa học đầu ngành như GS. Đinh Xuân Lâm để lại cho thế hệ sau: Tất cả chúng ta đều đang nói về một ông thầy của các thầy, với di sản rất đồ sộ không chỉ về tri thức mà quan trọng hơn là cả là về nhân cách. Thầy rất mực thước, luôn thẳng thắn nói rõ quan điểm của mình nhưng không cực đoan. Thầy đã đóng góp rất nhiều vào việc quảng bí tri thức ngành sử. Thế hệ của thầy là một thế hệ vàng, thế hệ được tiếp nhận học vấn cơ bản trong nước, cùng với được tiếp nhận nền giáo dục của văn minh Pháp, cộng hưởng với lòng khao khát của người trí thức từng sống trong giai đoạn mất nước. Bên cạnh việc học những kiến thức từ thầy, chúng ta nên hướng tới những giá trị mà thầy để lại và truyền lại cho các thế hệ sau.

Tác giả: Thanh Hà, Trần Minh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây