GS. NGND Lê Đình Kỵ (1923 -2009) là một nhà giáo nổi tiếng tài hoa, uyên bác, là một trong những nhà khoa học đầu ngành Lý luận văn học, đã công tác ở Khoa Ngữ Văn - Đại học Tổng hợp Hà Nội từ 1956 -1980. Ông đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, Huân chương Kháng chiến hạnh Nhất, Huân chương Lao động hạng Nhất, Danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. Giáo sư có hàng trăm bài báo khoa học và hàng chục chuyên luận khoa học có giá trị cao.
Hội thảo quốc gia
“Một trăm năm ngày sinh GS.NGND Lê Đình Kỵ” được tổ chức đúng vào ngày sinh nhật của thầy là cơ hội để nhìn lại những đóng góp của GS. NGND Lê Đình Kỵ trong nghiên cứu, giảng dạy Văn học, đặc biệt là lĩnh vực nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, để rồi từ đó những thế hệ giảng viên, sinh viên bet365 football
- ĐHQGHN tiếp nối con đường học thuật và giảng dạy của thầy có thể nối dài, kiến tạo những thành tựu mới trên nền tảng học thuật và nghiên cứu mà thầy đã tâm huyết dựng xây.
Hội thảo “Một trăm năm ngày sinh GS.NGND Lê Đình Kỵ” được đón tiếp nhiều nhà giáo, nhà khoa học, gia đình GS.NGND Lê Đình Kỵ và các thế hệ giảng viên, sinh viên
Về phía bet365 football
- ĐHQGHN có sự tham dự của GS. TS. Hoàng Anh Tuấn - Hiệu trưởng nhà trường; PGS.TS Đào Thanh Trường - Phó Hiệu trưởng cùng các thế hệ giảng viên, sinh viên của nhà trường.
Hội thảo vinh dự đón tiếp PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương; TS. Bùi Thế Đức - Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương; PGS.TS Trần Khánh Thành - Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương; đồng chí Nguyễn Minh Nhựt - Vụ trưởng vụ Văn hoá - Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương; TS. Đinh Văn Thuần - Phó Vụ trưởng vụ Văn hoá - Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương.
Hội thảo đã nhận được sự quan tâm và tham dự của các giáo sư đầu ngành về lý luận văn học GS. NGND Hà Minh Đức và GS.NGND Trần Đình Sử; GS.TS Đinh Xuân Dũng; PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện; Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng; Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân; PGS.TS Nguyễn Bích Thu…cùng nhiều nhà giáo, các nhà khoa học từ các cơ quan nghiên cứu, giảng dạy trong cả nước như Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Huế, Trường Đại học Cần Thơ, Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, Viện Văn học - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và nhiều cơ quan khác.
Đặc biệt, hội thảo được tiếp đón cô Ngô Kim Long - phu nhân GS. NGND Lê Đình Kỵ cùng người thân tới tham dự.
PGS.TS Đào Thanh Trường - Phó Hiệu trưởng bet365 football
chia sẻ sự trân quý và trọng thị của Nhà trường khi tổ chức Hội thảo quốc tế kỷ niệm 100 năm ngày sinh GS. NGND Lê Đình Kỵ
PGS.TS Trần Khánh Thành - Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương đọc Báo cáo đề dẫn Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Đào Thanh Trường - Phó Hiệu trưởng bet365 football
nhấn mạnh: “Truyền thống khoa học và giáo dục vẻ vang trên hành trình gần tám mươi năm của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội được tạo dựng bởi nhiều thế hệ các nhà khoa học, các nhà giáo mẫu mực, tài năng và tâm huyết. Một trong những nhà giáo mẫu mực, nhà khoa học tài năng, có nhiều đóng góp quan trọng cho truyền thống tốt đẹp, đầy tự hào đó của nhà trường là GS. NGND Lê Đình Kỵ - người thầy đáng kính của nhiều thế hệ thầy và trò chúng ta!”
GS. NGND Hà Minh Đức chia sẻ những kỷ niệm đáng nhớ về thầy Lê Đình Kỵ trong những năm tháng đi sơ tán
GS.NGND Trần Đình Sử và những đồng cảm với GS. NGND Lê Đình Kỵ trong những sáng tạo phê bình lý luận văn học
Trong không khí trang trọng, ấm áp tình thầy trò, đồng nghiệp trong ngày kỉ niệm 100 năm ngày sinh của GS. NGND Lê Đình Kỵ, rất nhiều câu chuyện của GS. NGND Hà Minh Đức và GS.NGND Trần Đình Sử được chia sẻ về những kỷ niệm sâu sắc trong những năm tháng khi đất nước còn chiến tranh gian khổ, nhà giáo, nhà nghiên cứu Lê Đình Kỵ luôn luôn giữ được sự thông tuệ, tâm hồn trong sáng với những công trình lý luận phê bình văn học giá trị lớn.
Đặc biệt, GS. NGND Lê Đình Kỵ luôn dành sự tận tâm, tình cảm quý mến với các thế hệ học trò, bởi vậy mà đối với GS.TS Đinh Xuân Dũng, GS. NGND Lê Đình Kỵ là “người thầy vĩnh viễn” của ông. PGS.TS Lý Hoài Thu cũng chia sẻ sự đồng vọng, tri ân với tấm lòng kính yêu với thầy giáo Lê Đình Kỵ. Cô còn lưu giữ những dòng chữ bút phê của thầy Lê Đình Kỵ từ mấy chục năm trước như kỷ vật vô giá.
Không nén được sự xúc động khi nhắc nhớ nhiều kỷ niệm về GS. NGND Lê Đình Kỵ và những năm tháng làm việc miệt mài của ông, cô Ngô Kim Long - phu nhân của giáo sư đã bày tỏ lời cảm tạ tấm lòng và sự trọng thị của bet365 football
, ĐHQGHN, của các nhà khoa học, nhà giáo, các thế hệ học trò dành cho GS. NGND Lê Đình Kỵ và gia đình.
Cô Ngô Kim Long xúc động trước sự trọng thị của bet365 football
, ĐHQGHN và tấm lòng trân quý của các nhà khoa học, các thế hệ giảng viên, sinh viên USSH dành tới GS.NGND Lê Đình Kỵ
Với GS.TS Đinh Xuân Dũng, GS. NGND Lê Đình Kỵ là “người thầy vĩnh viễn” của ông
PGS.TS Lý Hoài Thu còn lưu giữ những dòng chữ bút phê của thầy Lê Đình Kỵ từ mấy chục năm trước như kỷ vật vô giá
TS. Lê Văn Cường - Phó Chủ nhiệm Khoa Văn học - bet365 football
, ĐHQGHN bế mạc Hội thảo
Những thành tựu và tấm gương đạo đức, nhân cách của người thầy, người làm nghiên cứu khoa học chân chính - GS. NGND Lê Đình Kỵ cùng nhiều thế hệ giảng viên, nhà khoa học đã góp phần làm nên bề dày lịch sử tự hào của Văn khoa - Đại học Tổng hợp Hà Nội, và nay là bet365 football
, ĐHQGHN.
Hội thảo giới thiệu tác phẩm
Trăm năm một thuở - Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Nhà lý luận - phê bình văn học Lê Đình Kỵ do nhà nghiên cứu Trần Đình Việt tuyển chọn và giới thiệu, NXB Tổng Hợp TP.HCM ấn hành. Tác phẩm gồm hai phần, phần đầu là tuyển tập một số trích đoạn trong các tác phẩm nổi bật của Giáo sư Lê Đình Kỵ như Tìm hiểu văn học, Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du, Thơ Mới - Những bước thăng trầm… Phần hai gồm 30 bài viết của các học giả, người thân và nhiều thế hệ học trò về Giáo sư Lê Đình Kỵ.
Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Lê Đình Kỵ sinh ngày 04/4/1923 ở xã Điện Hồng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Học hết bậc tiểu học ở một ngôi trường nhỏ ở quê nhà, ông Lê Đình Kỵ ra Huế học trung học ở trường tư thục Việt Anh và thi đậu tú tài phần thứ nhất tại đây. Sau đó, ông chuyển vào học năm cuối bậc trung học ở trường Pétrus Trương Vĩnh Ký, Sài Gòn. Năm 1944, sau khi thi đậu tú tài phần thứ hai, ông về lại Quảng Nam dạy học và tham gia cách mạng. Khi Nhật đảo chính Pháp, ông hoạt động trong phong trào thanh niên Phan Anh ở Quảng Nam. Cách mạng Tháng Tám nổ ra, ông tham gia khởi nghĩa ở Hội An, làm công tác thông tin tuyên truyền, bình dân học vụ và năm 1949 ông vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1949 đến năm 1951 ông phục vụ trong quân ngũ với chức vụ Tiểu đoàn phó Quân báo Quân khu V, sau đó vì lí do sức khỏe, ông xuất ngũ và trở lại công việc ông dạy học ở trường Trung học Lê Khiết, một ngôi trường nổi tiếng của Liên khu V từ năm 1952 đến năm 1954. Đầu năm 1955, ông tập kết ra miền Bắc, tiếp tục dạy học ở các trường phổ thông: Trường cấp 3 Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên, Trường cấp 3 Nguyễn Trãi, Hà Nội.
Từ năm 1958, ông được chuyển về giảng dạy ở Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, lúc này vừa mới thành lập được hai năm. Từ đó đến năm 1980, suốt 23 năm, thầy là cán bộ giảng dạy của Bộ môn Lý luận văn học, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau khi đất nước thống nhất được mấy năm, để tăng cường cho đội ngũ giảng viên các trường đại học phía Nam, thầy chuyển vào Trường Đại học Văn khoa Thành phố Hồ Chí Minh, nay là bet365 football
thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho đến ngày nghỉ hưu.
Hơn nửa thế kỷ gắn bó với ngành giáo dục, giáo sư Lê Đình Kỵ đã góp phần đào tạo hàng ngàn học sinh, sinh viên; hướng dẫn thành công 10 luận án tiến sĩ và nhiều luận văn thạc sĩ. Trong 40 năm miệt mài nghiên cứu, giáo sư đã cho công bố 19 tập giáo trình, tập tiểu luận, chuyên luận nghiên cứu văn học công phu, có giá trị cao. Với những đóng góp to lớn trong sự nghiệp giáo dục và nghiên cứu khoa học, năm 1984 thầy được phong học hàm Giáo sư; năm 1988 được Nhà nước tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân và được Nhà nước tặng những giải thưởng và huân chương cao quý: Huân chương Chiến thắng hạng ba, Huân chương kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Lao động Hạng Nhất và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.
Dưới đây là một số hình ảnh được ghi lại tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “
Một trăm năm ngày sinh GS.NGND Lê Đình Kỵ”được tổ chức tại bet365 football
, ĐHQGHN:
TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh cùng các học trò của Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ không ngại đường xa đã tới tham dự Hội thảo và bày tỏ lòng kính trọng đối với người thầy lớn GS.NGND Lê Đình Kỵ