bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

Quan điểm Hồ Chí Minh về nội dung đổi mới, sáng tạo, phát triển khoa học kỹ thuật

Thứ bảy - 18/05/2024 21:00
Nhân kỉ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), USSH Media trân trọng gửi đến Quý độc giả bài viết của PGS.TS Lại Quốc Khánh (Phó Hiệu trưởng bet365 football ) đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị với chủ đề: Quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung đổi mới, sáng tạo, phát triển khoa học kỹ thuật.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó có vấn đề đổi mới, sáng tạo, phát triển khoa học, kỹ thuật. Trong đó chứa đựng những giá trị sâu sắc, có sức sống vượt thời gian. Bài viết tập trung nghiên cứu một cách hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung đổi mới, sáng tạo, phát triển khoa học, kỹ thuật, khẳng định giá trị của những quan điểm đó trong bối cảnh Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, coi đó là một đột phá chiến lược nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

d43bfa7a93d9d6b281588e92589952d4 L

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Nhà máy diêm Thống Nhất năm 1956_Ảnh tư liệu

1. Mở đầu

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ thiên tài, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và cùng với Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Người không bao giờ xa rời mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Để thực hiện được mục tiêu, lý tưởng này, Hồ Chí Minh cho rằng, đổi mới, sáng tạo, phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ là một trong những điều kiện then chốt.

Trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác -Lênin, cùng vớikinh nghiệm hoạt động thực tiễn phong phú của mình, Hồ Chí Minh đã đưa ra những chỉ dẫn quan trọng về đổi mới, sáng tạo, phát triển khoa học, kỹ thuậtnhằm đưa nhân dân ta nhanh chóng “vĩnh viễn thoát khỏi cảnh nghèo đói lạc hậu”(1), xây dựng thành công CNXH.

Cùng với những quan điểm về vai trò, mục tiêu, điều kiện, biện pháp tiến hành, thì quan điểm của Người về nội dung đổi mới, sáng tạo, phát triển khoa học, kỹ thuật được xem là một trong những sáng tạo đặc sắc, hàm chứa nhiều giá trị to lớn đối với sự nghiệp giải phóng và phát triển đất nước. Cho đến nay, hệ thống quan điểm đó vẫn còn nguyên giá trị, có vai trò dẫn dắt việc hoạch định đường lối, chính sách, pháp luật về phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, bảo đảm thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Nội dung

Từ các luận điểm cũng như các chỉ đạo thực tiễn của Hồ Chí Minh có liên quan đến chủ đề này, có thể khái quát quan điểm của Người về nội dung đổi mới, sáng tạo, phát triển khoa học, kỹ thuật trên những phương diện chủ yếu sau: Công tác nghiên cứu khoa học; Phát huy sáng kiến trong nhân dân; Hoạt động cải tiến kỹ thuật; Đào tạo trí thức khoa học, kỹ thuật.

(1) Công tác nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học được xem là một trong những nội dung cốt lõi nằm trong các nội dung về đổi mới, sáng tạo, phát triển khoa học, kỹ thuật theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Với bản chất là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm kiếm và sáng tạo, Hồ Chí Minh cho rằng, kết quả của nghiên cứu khoa học sẽ giúp cho con người “mở rộng ra những chân trời mới”, “làm chủ được thiên nhiên, cũng như làm chủ vận mệnh của xã hội và của bản thân mình”(2).

Theo Hồ Chí Minh, thế giới luôn trong trạng thái đổi thay nhanh chóng, do đó việc nghiên cứu, sáng tạo, tìm tòi cái mới, để làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội là một yêu cầu hết sức cần thiết. Người viết: “Năm mươi năm vừa qua có những biến đổi mau chóng hơn và quan trọng hơn nhiều thế kỷ trước cộng lại. Trong 50 năm đó, đã có những phát minh như chiếu bóng, vô tuyến điện, vô tuyến truyền hình (télévision) cho đến sức nguyên tử. Nghĩa là loài người đã tiến một bước dài trong việc điều khiển sức thiên nhiên”(3). Vì vậy, để đưa nước ta “sánh vai với các cường quốc năm châu”, không có con đường nào khác, là phải dồn mọi tâm lực học hỏi, nghiên cứu để chiếm lĩnh cho được những thành quả văn hóa, khoa học, kỹ thuật của loài người, biến nó thành tài sản trí tuệ của dân tộc, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Người nhấn mạnh rằng: “Thế giới ngày nay đang tiến những bước khổng lồ về mặt kiến thức của con người. Khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội không ngừng mở rộng ra những chân trời mới”(4). Do đó, cần không ngừng đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu khoa học, tìm kiếm những phát minh mới “nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật”(5).

Theo Người, công tác nghiên cứu khoa học là một lĩnh vực có tính đặc thù, vì vậy phải kiên trì, bền bỉ khắc phục khó khăn mới thành công. Trong điều kiện nước ta còn nghèo, điều kiện đầu tư cho khoa học còn hạn chế, cho nên phải nghiên cứu có trọng tâm, trọng điểm, tránh tràn lan, hình thức, hoặc đầu tư vào những lĩnh vực không sát với yêu cầu của thực tiễn đất nước, tiêu phí của cải của nhân dân. Người nói: “Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phổ biến khoa học và kỹ thuật một cách có trọng điểm, có từng bước vững chắc, nhằm phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh, phục vụ quốc phòng”(6).

Cụ thể, đối với lĩnh vực khoa học xã hội, công tác nghiên cứu cần đi vào chiều sâu, cần tham gia “tổng kết những kinh nghiệm đấu tranh giữa giai cấp bị bóc lột và giai cấp bóc lột và đấu tranh giữa con người với thiên nhiên”(7); “tổng kết những kinh nghiệm quý báu”(8) trong sản xuất và sinh hoạt nhằm phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp phát triển nước nhà; đồng thời chú trọng những vần đề lý luận và thực tiễn cấp thiết chưa được giải quyết.

Đối với lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, Người nhấn mạnh: “Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi”(9). Như thế, với Hồ Chí Minh, nhiệm vụ nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật không chỉ dừng lại ở việc sáng tạo, phát minh ra những cái mới, mà quan trọng hơn cả là những sáng tạo, phát minh đó phải được thực tiễn kiểm nghiệm, phải quay trở lại phục vụ sản xuất và góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Đây được xem là một luận điểm vô cùng đặc sắc của Hồ Chí Minh, luận điểm đó chứa đựng những giá trị phổ quát và thể hiện tầm nhìn vượt thời đại - khoa học chân chính phải bắt nguồn từ thực tiễn và trở lại phục vụ thực tiễnphải góp phần nâng cao năng suất lao động, không ngừng cải thiện đời sống nhân dân.

Cũng theo Hồ Chí Minh, cán bộ khoa học ở lĩnh vực nào thì cần phải nắm vững và phát triển kiến thức chuyên môn của mình trong lĩnh vực khoa học ấy. “Thí dụ: các cán bộ quân sự thì phải nghiên cứu khoa học quân sự, cán bộ y tế phải nghiên cứu y học. Cán bộ môn nào thì nghiên cứu lý luận của môn ấy”(10). Do đó, cán bộ khoa học luôn phải có ý thức nâng cao trình độ văn hóa, kỹ thuật, có khả năng tìm tòi, sáng tạo, làm chủ được các phương tiện và các quy trình kỹ thuật.Người cũng nhắc nhở, các công trình, đề tài nghiên cứu phải có hiệu quả thiết thực: “Những điều đem phổ biến phải thiết thực, phải chính xác, phải làm sao cho quần chúng có thể hiểu được và làm được”(11)

Để nâng cao trình độ khoa học, kỹ thuật của nước nhà, Hồ Chí Minh còn cho rằng, “mở rộng sự hợp tác với các nước anh em trong việc nghiên cứu khoa học, kỹ thuật”(12) cũng là một yêu cầu hết sức cần thiết. Thực tế cũng cho thấy, để hình thành đội ngũ các nhà khoa học phục vụ công cuộc kiến thiết và bảo vệ Tổ quốc, ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, trong bức thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ (ngày 01-11-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị “gửi một phái đoàn khoảng năm mươi thanh niên Việt Nam sang Mỹ với ý định một mặt thiết lập những mối quan hệ văn hóa thân thiết với thanh niên Mỹ, và mặt khác để xúc tiến việc tiếp tục nghiên cứu về kỹ thuật, nông nghiệp cũng như các lĩnh vực chuyên môn khác”(13). Người cũng đã cố gắng thuyết phục một số nhà khoa học Việt kiều có uy tín ở nước ngoài về nước tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời chủ trương tuyển chọn nhiều cán bộ đưa sang các nước phương Tây nhằm xúc tiến việc đào tạo trí thức bậc cao.

Ở trong nước, Người đã cho mở một số trung tâm nghiên cứu khoa học và các cơ sở đào tạo bậc cao đẳng và đại học, như Trường Đại học Nhân dân Việt Nam, Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn, Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Cao đẳng Mỹ thuật, v.v.. Với sự quan tâm của Người đối với hoạt động khoa học, Việt Nam đã tổ chức và xây dựng được hàng loạt cơ sở nghiên cứu khoa học, các trường đại học và cao đẳng. Từ đây, mỗi năm  cung cấp một số lượng lớn các nhà khoa học cùng những thành tựu nghiên cứu khoa học phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.

(2) Phát huy sáng kiến trong nhân dân

Phát huy sáng kiến trong quần chúng nhân dân cũng là một nội dung đặc sắc trong quan điểm của Hồ Chí Minh về các nội dung đổi mới, sáng tạo, phát triển khoa học, kỹ thuật. Đó là hoạt động liên quan đến quá trình tạo ra những đổi mới về kỹ thuật, về quản lý, về việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống nhân dân và góp phần vào sự phát triển của đất nước.

Theo Hồ Chí Minh, sáng kiến không phải là những gì cao xa không thể thực hiện được, mà nó có thể là những cải tiến thiết thực, đơn giản nhưng mang lại hiệu quả lớn trong công việc và cuộc sống. Người viết: “Sáng kiến không phải cái gì kỳ lạ. Nó chỉ là kết quả của sự nghiên cứu, suy nghĩ trong những hoàn cảnh, trong những điều kiện rất tầm thường, rất phổ thông, rất thiết thực”(14). Hồ Chí Minh cũng cho rằng, không phải chỉ những người “có tài giỏi đặc biệt mới có sáng kiến” mà mỗi người dân bình thường, thông qua quá trình học hỏi, quan sát và lao động hằng ngày cũng đều có thểđề xuất ra sáng kiến nhằm góp phần cho sự phát triển chung của đất nước.

Người nhấn mạnh: “Bất kỳ ai, nếu có quyết tâm làm ích lợi cho quần chúng, lại chịu học, chịu hỏi quần chúng, óc chịu khó nghĩ, tay chịu khó làm, thì nhất định có sáng kiến, nhất định làm được những việc có ích cho loài người”(15). Như vậy, với Hồ Chí Minh, ai cũng đều có khả năng đóp góp sáng kiến cho nước nhà từ những việc làm dù là nhỏ nhất. Đây được xem là một luận điểm hết sức độc đáo của Hồ Chí Minh, bởi Người coi quần chúng nhân dân cũng là những “nhà khoa học” - những nhà khoa học đặc biệt.

Hồ Chí Minh khẳng định, những sáng kiến và giải pháp kỹ thuật của quần chúng nhân dân chủ yếu phát sinh từ yêu cầu thực tiễn, phục vụ đời sống và sản xuất, trong đó có nhiều sáng kiến, giải pháp độc đáo, hữu dụng và mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Vì vậy, từ quan điểm quần chúng nhân dân “rất cần cù, thông minh và khéo léo”(16), “trong sản xuất và sinh hoạt, họ có rất nhiều kinh nghiệm quý báu”, và họ “biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra”(17) cho nên, Hồ Chí Minh luôn động viên, cổ vũ quần chúng nhân dân hăng hái thi đua lao động, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động. Người nói:“chúng tôi mong rằng đồng bào ta ai có tài năng và sáng kiến (…) lại sẵn lòng hăng hái giúp ích nước nhà thì xin gửi kế hoạch rõ ràng cho Chính phủ. Chúng tôi sẽ nghiên cứu kế hoạch ấy một cách kỹ lưỡng, có thể thực hành được thì sẽ thực hành ngay”(18).

Người nhấn mạnh: “Sáng kiến và kinh nghiệm là của quý chung cho cả dân tộc”(19), do đó chúng ta phải ra sức làm cho nó dồi dào thêm và lan rộng mãi. “Đầu thì lan khắp một đơn vị, một nhà máy, một làng, v.v.. Dần dần lan khắp cả quân đội, cả ngành công nghệ, cả nước. Sáng kiến và kinh nghiệm cũng như những con suối nhỏ chảy vào sông to, những sông to chảy vào bể cả. Không biết quý trọng sáng kiến và phổ biến kinh nghiệm tức là lãng phí của dân tộc”(20).

Quan điểm này của Hồ Chí Minh phản ánh một cách nhìn đầy tính nhân văn và tiến bộ, tôn vinh giá trị con người và sức mạnh của sự sáng tạo, thể hiện niềm tin sâu sắc của Người về trí tuệ, khả năng sáng tạo và vai trò của quần chúng nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đây cũng là quan điểm thể hiện tầm nhìn chiến lược của Người về một xã hội học tập - nơi mỗi cá nhân đều là một nhà khoa học,đều có khả năng đóng góp sáng kiến cho nước nhà.

Đặc biệt, Người còn căn dặn rằng, muốn có sáng kiến hay, cách làm mới, quần chúng nhân dân phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ văn hóa và kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất. Người nói: “Chúng ta cần học nhiều thứ: học chính trị, học văn hóa, học kỹ thuật, nghiệp vụ. Ngoài cách học ở trường, ở lớp, học trên sách, báo, v.v., có một cách học rất tốt ai cũng có thể tham gia hằng ngày. Đó là cách học tập ngay trong sản xuất, học tập những người, những tổ, những đơn vị tiên tiến. Người tiên tiến cũng là người lao động bình thường. Nhưng trong tư tưởng, trong phương pháp làm việc của họ, có những điểm tốt có thể giúp cho sản xuất và công tác tiến nhanh, tiến mạnh... Như vậy là làm cho sáng kiến, kinh nghiệm chung ngày càng dồi dào, trình độ tư tưởng, tổ chức, kỹ thuật chung ngày càng nâng cao”(21).

Đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo (từ bộ đến xí nghiệp và công trường), Hồ Chí Minh cho rằng, trách nhiệm là phải ra sức khuyến khích, xét duyệt, áp dụng, cải tiến và phổ biến rộng rãi những sáng kiến tốt trong thực tiễn. Đối với cán bộ khoa học, Người căn dặn, trong tiến hành mọi công việc phải mạnh dạn, sáng tạo, nhiệt tình, hăng hái, nâng cao sáng kiến; đồng thời phải bám sát công việc để tổng kết những kinh nghiệm quý báu của nhân dân và phải chủ động, bồi dưỡng nâng cao năng lực khoa học, nâng cao trình độ văn hóa của người lao động.

Bởi, trong thực tiễn công việc luôn luôn phát sinh những vấn đề mới, khó khăn mới, nên phải biết căn cứ vào đó mà kịp thời điều chỉnh, uốn nắn và sửa chữa, nhanh chóng tìm ra cách làm mới bảo đảm cho công việc đạt kết quả vững chắc.“Chỉ cần chúng ta có đầy đủ ý thức làm chủ, tinh thần tập thể, kỷ luật và ra sức học tập, nâng cao trình độ vǎn hóa, kỹ thuật, có tinh thần sáng tạo, tìm tòi cái mới, học tập cái mới, ủng hộ cái mới, thực hiện cái mới thì việc gì cũng làm được”(22).

(3) Hoạt động cải tiến kỹ thuật

Xuất phát từ thực tế là nền sản xuất ở nước ta còn manh mún, lạc hậu, tư liệu sản xuất thủ công là chính, nên Hồ Chí Minh cho rằng, muốn tổ chức lại sản xuất thì tất nhiên phải cải tiến kỹ thuật và tổng kết những kinh nghiệm từ đời sống hoạt động kinh tế, đúc rút và nâng lên thành những luận thuyết khoa học, chuyển từ hoạt động tự phát sang hoạt động tự giác. Người nói: “Để tiến bộ, chúng ta phải cải tiến kỹ thuật”(23), vì “có cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức lao động, mới có thể sản xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ. Nếu chỉ dựa vào sự quen tay hoặc nếu chỉ dồn thêm sức ra, kết quả thường là được mặt này mất mặt khác, được nhanh lại không tốt, được tốt lại không nhanh, không rẻ... mà mặt nào cũng bị hạn chế”(24).

Người thường cǎn dặn toàn Đảng, toàn dân ta phải “ra sức cải tiến kỹ thuật”(25) và phải nhận thức đó là một trong những nội dung hết sức quan trọng của đổi mới, sáng tạo, phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ, giúp “sản xuất phát triển ngày càng nhanh và vững, đời sống nhân dân lao động ngày càng no ấm, đầy đủ”(26).

Cải tiến kỹ thuật là quá trình đưa ra những biện pháp để sửa đổi, cải thiện các máy móc, công cụ lao động, cải tiến cách thức tổ chức sản xuất, cách thức tổ chức lao động để tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng của sản phẩm. Người khẳng định: “Muốn phát triển sản xuất thì phải cải tiến kỹ thuật, nghĩa là: Phải biết học tập để nắm vững kỹ thuật, sử dụng đầy đủ công suất máy móc. Phải tìm tòi sáng kiến để tổ chức lao động cho hợp lý. Phải cải tiến phương tiện, máy móc làm việc để đạt năng suất cao, chất lượng tốt”(27).

Hồ Chí Minh còn cho rằng, từ một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội thì “việc thực hiện cách mạng kỹ thuật phải được triển khai lâu dài”, Người gọi đó là: “Con đường muôn dặm của cách mạng kỹ thuật”(28)Người cho rằng, cải tiến kỹ thuật phải được tiến hành thường xuyên và liên tục trong tất cả các ngành kinh tế, đồng thời phải trở thành một phong trào rộng khắp trong nhân dân. “Làm được những việc đó tức là thực hiện được phần chủ yếu của kế hoạch khôi phục kinh tế. Do đó mà cải thiện được đời sống của nhân dân, để tiến đến dân giàu nước mạnh”(29).

Tuy nhiên, muốn cải tiến kỹ thuật thì phải có tri thức, phải hiểu biết khoa học, bởi lẽ kỹ thuật và khoa học có mối quan hệ chặt chẽ. Mỗi bước tiến của khoa học đều là cơ sở trực tiếp cho sự phát triển kỹ thuật và ngược lại. Người căn dặn: “Muốn cải tiến kỹ thuật, phải biết kỹ thuật. Muốn cải tiến tổ chức lao động cũng phải biết phương pháp tổ chức và có kinh nghiệm tổ chức. Về mặt này và mặt kia, hiện nay chúng ta đều còn kém. Cho nên phải “học, học nữa, học mãi” như Lênin đã dạy”(30). Người yêu cầu: “Cải tiến kỹ thuật là phải học hỏi kinh nghiệm, trao đổi kinh nghiệm, phổ biến kinh nghiệm lẫn cho nhau. Không nên tưởng mình có vài kinh nghiệm là giỏi lắm rồi, phải học lẫn nhau, học kinh nghiệm của các đồng chí Trung Quốc cũng như các đồng chí Trung Quốc học kinh nghiệm của Liên Xô. Liên Xô ngày một tiến và vẫn tìm tòi để tiến hơn nữa”(31).

(4) Đào tạo trí thức khoa học, kỹ thuật

Để khoa học, kỹ thuật đảm đương được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, Hồ Chí Minh khẳng định yếu tố con người - nguồn lực then chốt trong phát triển khoa học, kỹ thuật, là yếu tố mang tính quyết định. Do đó, trong các nội dung đổi mới, sáng tạo, phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ thì vấn đề đào tạo trí thức khoa họckỹ thuật luôn được Người quan tâm, chú ý.

Theo Hồ Chí Minh, trong tiến trình phát triển của cách mạng, có những trí thức là sản phẩm của nền giáo dục cũ, có trí thức là sản phẩm của nền giáo dục mới, nhưng dù là trí thức cũ hay trí thức mới, miễn là trí thức chân chính, thì đều rất đáng quý và có vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Quan điểm đánh giá cao vai trò của trí thức bắt nguồn từ triết lý về vai trò của sức mạnh nhân tính - sự biểu biết, về vai trò của việc thức tỉnhgiác ngộ nhân dân. Bởi theo Hồ Chí Minh, đội ngũ trí thức, với tư cách là người có hiểu biết, là bậc “tiên tri tiên giác”(32), là những người có sứ mệnh tiếp thu tri thức, sáng tạo tri thức truyền bá tri thức, chính là lực lượng trực tiếp đáp ứng nhu cầu cần có sức mạnh của sự hiểu biết, của trí tuệ trong nhân dân, giúp nhân dân vươn lên từ tự phát đến tự giác để hoàn thành mục tiêu cách mạng. Từ ý nghĩa đó, trí thức càng trở nên vô cùng đáng quý, vô cùng quan trọng.

Cũng theo Hồ Chí Minh, với vai trò là lực lượng sáng tạo đặc biệt, đội ngũ trí thức, trong đó có trí thức khoa học, kỹ thuật phải là những người có trình độ học vấn, có kiến thức chuyên môn và có tư duy độc lập, sáng tạo. Để làm được điều này, trí thức khoa học cần học tập không ngừng,luôn có ý thức nâng cao trình độ vǎn hóa, kỹ thuật, có tinh thần sáng tạo, tìm tòi cái mới, đủ khả nǎng làm chủ được các phương tiện và quy trình kỹ thuật cũng như có khả nǎng sáng tạo và có những phát minh mới.

Hồ Chí Minh căn dặn, do tình hình trong nước và thế giới luôn luôn biến đổi, công việc của đất nước ngày nhiều và mới, “trước đây làm việc theo lối thủ công, nhưng bây giờ làm bằng máy móc tinh xảo”, “nếu không có trình độ vǎn hóa và kỹ thuật thì không thể điều khiển được”(33), “nên việc học tập vǎn hóa, nâng cao trình độ kỹ thuật là rất cần thiết”(34). Người trí thức không dựa trên tri thức kinh nghiệm, mà phải được đào tạo, phải nắm vững tri thức khoa học của lĩnh vực được đào tạo. Do đó, không chỉ học tập trong nhà trường, học trong sách vở, trí thức khoa học, kỹ thuật còn phải học từ nhân nhân, từ chính thực tiễn cuộc sống. Người nhấn mạnh: “Các đồng chí phải đi xuống tận các xí nghiệp, các hợp tác xã, hỏi han công nhân, nông dân yêu cầu gì, họ làm ăn và sinh sống như thế nào và phổ biến những điều cần thiết giúp đỡ họ cải tiến kỹ thuật, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống”(35).

Bên cạnh việc không ngừng nâng cao trình độ nhận thức, trí thức nói chung và trí thức khoa học, kỹ thuật nói riêng còn phải đi tiên phong về hiểu biết, về nhận thức cái mớivượt trước nhận thức đương thời. Không có nhận thức vượt trước, theo Hồ Chí Minh, chưa xứng đáng là trí thức. Người chỉ rõ, một trong những điều phải tránh, đó là: “Trí thức mà không xét việc tương lai”(36).

Không những vậy, Hồ Chí Minh còn dành sự quan tâm đặc biệt đến sản phẩm đầu ra của trí thức, nhất là trí thức khoa học,kỹ thuật. Người yêu cầu họ “không quản gian lao giúp dân học hỏi và mở mang nền văn hóa nước nhà”(37) - một tiêu chí đầu ra rất cao, phản ánh chất lượng sản phẩm hoạt động của đội ngũ này. Không chỉ đối với văn hóa, thước đo chất lượng hoạt động của trí thức khoa học, kỹ thuật, theo Hồ Chí Minh, còn là đưa nhân dân ta nhanh chóng “vĩnh viễn thoát khỏi cảnh nghèo đói lạc hậu”, đưa đất nước ta ngày càng phát triển, giàu mạnh hơn.

Khi nói chuyện với trí thức Việt kiều và du học sinh, Người căn dặn cần “gắng sức học tập nắm vững khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới, để sau này về nước góp phần vào công cuộc xây dựng Tổ quốc ta mau chóng trở thành một nước giàu mạnh”(38).

Hồ Chí Minh còn đưa ra một quan niệm hết sức đặc sắc khi cho rằng, trí thức khoa học, kỹ thuật không chỉ có trình độ cao về chuyên môn của mình, mà còn phải là những người có năng lực thực hành, tức là phải có khả năng áp dụng tri thức chuyên môn vào thực tiễn sản xuất. Có như vậy mới được coi là “trí thức hoàn toàn”(39). Người viết: “Các cô, các chú phải ra sức đem hiểu biết khoa học, kỹ thuật của mình truyền bá rộng rãi trong nhân dân lao động, để nhân dân đẩy mạnh thi đua sản xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ. Có như vậy nước mới giàu, dân mới mạnh và đời sống của nhân dân mới được cải thiện về mọi mặt”(40). Những điều đem phổ biến phải thiết thực, phải chính xác, phải làm sao cho quần chúng có thể hiểu được và làm được. Sau khi đã phổ biến, phải theo dõi, giúp đỡ quần chúng học tập và áp dụng cho tốt. Nếu chỉ phổ biến rồi bỏ mặc quần chúng, không quan tâm theo dõi họ thực hiện được hay là không, kết quả tốt hay là xấu, như vậy là thiếu tinh thần trách nhiệm.

Người nhấn mạnh, trong xã hội mới, đội ngũ trí thức “không còn là những người chỉ nằm trong cái tháp ngà và xa rời quần chúng”(41), trái lại “phải là những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa và khoa học, kỹ thuật; phải góp tài góp sức để cải biến bộ mặt xã hội của nước ta, làm cho nhân dân ta sản xuất và công tác theo khoa học và đời sống của nhân dân ta văn minh, tức là khoa học, lành mạnh và vui tươi”(42).

Như vậy, trong quan điểm của Hồ Chí Minh về các nội dung đổi mới, sáng tạo, phát triển khoa học, kỹ thuật  thì đào tạo trí thức khoa họckỹ thuật là một trong những nội dung hàm chứa nhiều giá trị sâu sắc, có ý nghĩa định hướng, chỉ đạo, không chỉ đối với yêu cầu đổi mới, sáng tạo, phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong giai đoạn cách mạng trước đây, mà còn có giá trị thời sự trong giai đoạn hiện nay, để Đảng và Nhà nước ta vận dụng việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, đồng thời đề ra những chính sách nhằm thu hút và trọng dụng nhân tài.

3. Kết luận

Trong hệ thống quan điểm Hồ Chí Minh, quan điểm về nội dung đổi mới, sáng tạo, phát triển khoa học, kỹ thuật có một vị trí, vai trò rất quan trọng. Với Hồ Chí Minh, cách mạng thực chất là đổi mới, và đổi mới, sáng tạo, sáng kiến, v.v., là cơ sở, điều kiện để đưa cách mạng đến thành công, để con người có thể sản sinh ra các sản phẩm tinh thần và vật chất, trong đó có khoa học, kỹ thuật, công nghệ và rộng hơn là để con người có thể xây dựng nên nền văn hoá nước nhà. Trên cơ sở những suy tư về đổi mới, sáng tạo, phát triển khoa học, kỹ thuật, và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong thực tiễn cách mạng, Hồ Chí Minh xây dựng nền một hệ thống quan điểm khá toàn diện về đổi mới, sáng tạo, phát triển khoa học, kỹ thuật. Trong đó, quan điểm của Người về nội dung đổi mới, sáng tạo, phát triển khoa học, kỹ thuật chứa đựng những giá trị sâu sắc, có sức sống vượt thời gian. Những quan điểm đó chứa đựng những gợi mở sâu sắc cho việc xác định những nội dung của phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay, chẳng hạn những gợi mở về công tác nghiên cứu khoa học phải có căn cơ, trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, phù hợp với tiềm lực và điều kiện của đất nước; về khơi dậy, phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam, phát huy sức sáng tạo trong tất cả mọi tầng lớp nhân dân kết hợp với vai trò của bộ phận trí thức tinh hoa; về không ngừng cải tiến kỹ thuật, công nghệ trên nền tảng thành tựu nghiên cứu khoa học và sức sáng tạo xã hội; về ưu tiên đầu tư phát triển lực lượng chuyên trách, tiên phong trong nghiên cứu khoa học, sáng tạo, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, công nghệ, đó là tầng lớp trí thức.

Để thực hiện thành công đột phá chiến lược đã được Đại hội XIII của Đảng xác định là: “Tiếp tục phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự cường và phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam”(43), thì việc nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới, sáng tạo, phát triển khoa học, kỹ thuật nói chung, trong đó có những quan điểm của Người về nội dung của các hoạt động này là nhiệm vụ hết sức cần thiết và hữu ích.

_________________

Ngày nhận bài: 9-5-2024; Ngày bình duyệt: 12-5-2024; Ngày duyệt đăng: 18-5-2024.

(1), (2), (4), (21), (24), (26), (28), (30), (33), (34) Hồ Chí Minh:Toàn tập, t.12, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 501, 104, 104, 528, 527, 528, 183, 527, 459, 459.

(3), (19), (20) Hồ Chí Minh:Toàn tập, t.7, Sđd, tr.18, 404, 404.

(5), (38)  Hồ Chí Minh:Toàn tập, t.15, Sđd, tr.507, 543.

(6), (7), (8), (9), (11), (12), (16), (25), (27), (35), (40), (42) Hồ Chí Minh:Toàn tập, t.14, Sđd, tr.96, 96, 98, 97, 97, 96, 98, 44, 140, 97, 97, 97.

(10), (14), (15), (17), (32), (36), (37), (39) Hồ Chí Minh:Toàn tập, t.5, Sđd, tr. 310, 284, 285, 335, 157, 694, 514, 275.

(13), (18) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.4, Sđd, tr. 91, 114.

(22), (41) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.13, Sđd, tr. 70, 118.

(29), (31) Hồ Chí Minh:Toàn tập, t.10, Sđd, tr. 213, 280.

(43) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, t.I, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 220.

 

Tác giả: PGS.TS Lại Quốc Khánh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây