bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

VNU-USSH hợp tác với KAS trong nghiên cứu về cách tiếp cận của EU đối với hợp tác ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Thứ sáu - 05/01/2024 04:40
Dự án được triển khai trong 3 năm và đã thu được các kết quả nghiên cứu giá trị.

“Cách tiếp cận của EU đối với hợp tác ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn” là dự án do Khoa Quốc tế học, bet365 football , ĐHQGHN (VNU-USSH) phối hợp triển khai nghiên cứu cùng Viện Konrad-Adenauer-Stiftung Việt Nam (KSA). Mục tiêu của dự án là tìm hiểu về cách tiếp cận của Liên minh Châu Âu (EU) trong hợp tác tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và tác động đối với các nước trong khu vực.

Theo các nhà khoa học VNU-USSH, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là khu vực bao gồm nhiều đối tác quan trọng, toàn diện của Liên minh Châu Âu và các nước thành viên. Kết luận của Hội đồng Liên minh Châu Âu về Chiến lược hợp tác của EU trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương được đưa ra vào tháng 04/2021 khẳng định EU cần phải tăng cường sự hiện diện và các hành động trong khu vực này, góp phần vào sự ổn định, an ninh, thịnh vượng và phát triển bền vững ở đây, dựa trên sự thúc đẩy dân chủ, luật pháp quốc gia và luật quốc tế.
Sự gia tăng mối quan tâm và hiện diện đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU và các quốc gia thành viên sẽ mang đến những thay đổi, ảnh hưởng đến cấu trúc an ninh và quan hệ quốc tế trong khu vực đang nhận được rất nhiều sự quan tâm này. Đây cũng là môi trường quan hệ quốc tế trực tiếp của Việt Nam, nơi chứa đựng những mối quan hệ chiến lược, các đối tác quan trọng nhất của nước ta.
Vì vậy, nghiên cứu về quan hệ quốc tế trong khu vực nói chung và Cách tiếp cận của các nước lớn, các thực thể quốc tế quan trọng như EU là điều vô cùng cần thiết. Nắm bắt những thay đổi nhanh chóng này, dự án nghiên cứu về "Cách tiếp cận của EU đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn" đã được triển khai theo ba giai đoạn và đạt được một số kết quả giá trị.
Dự án được triển khai trong 3 năm từ 2021 với nhiều tọa đàm khoa học được tổ chức
Giai đoạn đầu của nghiên cứu được hoàn tất vào năm 2021 và giai đoạn 2 hoàn thành vào năm 2022 đã cung cấp một bức tranh tương đối tổng thể về chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU, quan điểm của một số nước thành viên và Pháp, Đức, Hà Lan, quan điểm ban đầu của một số chủ thể quan trọng trong khu vực và Việt Nam về chiến lược này. Sau sự bùng nổ của Đại dịch COVID-19 trên phạm vi toàn cầu và đặc biệt là cuộc xung đột ở Ukraine, tình hình an ninh, chính trị và kinh tế khu vực và thế giới đã có nhiều biến động. Trong bối cảnh đó, triển vọng thực hiện chiến lược hợp tác ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của EU gặp phải những khó khăn, thách thức nhất định và các quốc gia buộc phải có những điều chỉnh phù hợp. Do đó, giai đoạn 3 của nghiên cứu tập trung phân tích những tác động từ bối cảnh thay đổi đến chiến lược hợp tác ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU và triển vọng hợp tác trên các lĩnh vực an ninh, ngoại giao, kinh tế ở khu vực này.   
Các hoạt động trao đổi khoa học giữa Khoa Quốc tế học và Viện KAS Việt Nam đã được diễn ra thường xuyên
Chia sẻ vể kết quả nghiên cứu của dự án này, ông Florian Feyerabend - Trưởng Đại diện KAS Việt Nam cho biết, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã trở thành trung tâm địa chính trị hấp dẫn của thế kỷ 21. Đây là một khu vực cách xa về mặt địa lý với Liên minh Châu Âu. Nhưng đây là khu vực có tầm quan trọng cốt yếu đối với cả sự thịnh vượng và an ninh của Liên minh châu Âu. Chiến lược của EU đối với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thừa nhận tầm quan trọng địa chiến lược và địa chính trị của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và Đông Nam Á nói riêng. Chiến lược cũng thừa nhận rằng các nước trong khu vực từ chối lựa chọn, và do đó EU cung cấp các con đường hợp tác không dựa trên việc đứng về phía nào. Tôi tin rằng Việt Nam rất hoan nghênh chiến lược của EU đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, vì nó mang lại cơ hội tăng cường quan hệ song phương giữa một bên là Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu, và do đó cũng tạo cơ hội cho Việt Nam bảo tồn quyền tự chủ chiến lược trong một môi trường địa chính trị đầy thách thức.
TS. Nguyễn Thị Thùy Trang - Trưởng bộ môn Nghiên cứu phát triển, Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, ĐHQGHN cho biết, khác với các chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của các nước khác, ví dụ như của Mỹ và Nhật Bản, lợi ích của Châu Âu trong khu vực mang tính quy chuẩn hơn nhiều. Việc EU nhấn mạnh vào quy chuẩn của các khía cạnh của trật tự hòa bình và dựa trên luật lệ có thể bảo tồn ổn định và chủ nghĩa đa phương có lợi cho Việt Nam và cách tiếp cận của EU phù hợp với kỳ vọng của Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam đánh giá cao vai trò mạnh mẽ và mang tính xây dựng của EU và các thành viên trong khu vực dựa trên sự ủng hộ của họ đối với vai trò quan trọng của ASEAN cũng như thúc đẩy pháp quyền và hợp tác trong khu vực. Hơn nữa, lập trường tích cực của EU về hợp tác không đối đầu được tất cả các nước đối tác hoan nghênh.
Đại diện KAS đã có buổi làm việc với Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV hồi tháng 11/2022 về tăng cường hợp tác trên lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa hai đơn vị
là một quỹ chính trị của Đức. Hoạt động tại Việt Nam từ năm 1993, KAS cùng với các đối tác của mình cam kết nâng cao các định chế dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền, kinh tế thì trường, xã hội bền vững cũng như hội nhập khu vực và quốc tế. Thông qua các hoạt động hợp tác như hội nghị, hội thảo, đào tạo, nghiên cứu, xuất bản KAS mong muốn đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế, chính trị - xã hội bền vững của Việt Nam, thúc đẩy hợp tác quốc tế và hiểu biết lẫn nhau.
Trong nhiều năm qua, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN đã triển khai các hoạt động hợp tác về đào tạo và nghiên cứu với KAS.


Tin bài liên quan:
Hội thảo quốc tế "Hợp tác khu vực và tiểu khu vực ở Đông Á và Đông Nam Á hướng tới một tương lai bền vững và sáng tạo"
Tăng cường hợp tác trên lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa trường ĐHKHXH&NV và Quỹ KAS (CHLB Đức)

Tác giả: Thùy Dzung - USSH Media

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây