bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

10 thành tựu nổi bật năm 2012

Thứ bảy - 09/02/2013 07:24
Trung tâm Nghiệp vụ Báo chí và Truyền thông điểm lại 10 thành tựu nổi bật của Trường ĐHKHXH&NV năm 2012. Những thành tựu này phản ánh nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ, sinh viên, học viên Nhà trường trong năm vừa qua, đồng thời tiếp tục khẳng định những bước đi đúng đắn của Nhà trường hướng tới mục tiêu đào tạo chất lượng cao và hội nhập quốc tế về giáo dục đại học.
10 thành tựu nổi bật năm 2012
10 thành tựu nổi bật năm 2012
Trung tâm Nghiệp vụ Báo chí và Truyền thông điểm lại 10 thành tựu nổi bật của Trường ĐHKHXH&NV năm 2012. Những thành tựu này phản ánh nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ, sinh viên, học viên Nhà trường trong năm vừa qua, đồng thời tiếp tục khẳng định những bước đi đúng đắn của Nhà trường hướng tới mục tiêu đào tạo chất lượng cao và hội nhập quốc tế về giáo dục đại học.

1. Kiện toàn tổ chức các trung tâm và thành lập một số trung tâm mới

Trường ĐHKHXH&NV đã tiến hành tích hợp một số trung tâm (TT) theo hướng liên ngành và đa ngành, qua đó nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các TT. Cụ thể, tích hợp 04 TT hiện có (Trung tâm Nghiên cứu Dân số, Môi trường và các vấn đề xã hội; Trung tâm Nghiên cứu Giới và Phát triển; Trung tâm Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương; Trung tâm Nghiên cứu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các vấn đề quốc tế) thành 02 TT mới là Trung tâm Nghiên cứu Giới, Dân số, Môi trường và các vấn đề xã hội; Trung tâm Nghiên cứu Châu Á- Thái Bình Dương và các vấn đề quốc tế. Bên cạnh đó, 2 trung tâm mới khác cũng được thành lập, là: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hoá Nghệ thuật; Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hoá Việt Nam. Tính đến hết năm 2012, Trường đã có 14 trung tâm đang hoạt động ổn định và hiệu quả, góp phần tăng thêm năng lực và uy tín khoa học của Nhà trường.

2. Bổ sung và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên

“Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ đạt chuẩn, nhanh chóng hội nhập khu vực và quốc tế” là một trong 4 chương trình hành động lớn của Nhà trường giai đoạn 2012-015. Thực hiện lộ trình đã đề ra, năm vừa qua, công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ được đẩy mạnh và bước đầu có những kết quả đáng khích lệ. Nhà trường đã tổ chức thi tuyển viên chức theo đúng quy định, tuyển mới 33 cán bộ, nâng tổng số cán bộ toàn Trường lên con số 485. Ban Giám hiệu cũng được bổ sung thêm 02 đồng chí (PGS.TS Phạm Quang Minh và PGS.TS Trần Thị Minh Hoà) nhằm tăng cường năng lực lãnh đạo và quản lí của cấp chính quyền.

Năm 2012, nhà trường có thêm 01 nhà giáo được công nhận chức danh Giáo sư, 07 nhà giáo được công nhận chức danh Phó giáo sư; 03 nhà giáo được tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú. Tính đến cuối năm 2012, Trường có 05 Giáo sư, 76 Phó Giáo sư, 152 cán bộ có học vị Tiến sĩ, Tiến sĩ khoa học, 199 cán bộ có học vị Thạc sĩ. Năm 2012 cũng là năm có số lượng cán bộ theo học cao học và nghiên cứu sinh cao nhất từ trước đến nay với 147 cán bộ, trong đó có 33 cán bộ học tập ở nước ngoài. Bên cạnh việc đảm bảo lộ trình chuẩn hoá về học hàm, học vị đối với đội ngũ cán bộ, lần đầu tiên Nhà trường hợp tác với Quỹ Quốc tế Singapore tổ chức khoá học về “Thiết kế môn học và phương pháp giảng dạy” cho giảng viên trẻ; cử 402 lượt cán bộ đi học tập nâng cao trình độ ở những lĩnh vực khác nhau; cử một số giảng viên thuộc NVCL đi nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sử dụng tiếng Anh ở Hoa Kì và Australia; mở lớp tiếng Anh nâng cao cho cán bộ một số Khoa…

3. Chuyển đổi thành công phương thức đào tạo theo tín chỉ

Năm 2012 là năm thứ 5 kể từ khi Trường ĐHKHXH&NV thực hiện cuộc “cách mạng” trong hoạt động đào tạo, đó là chuyển đổi từ phương thức đào tạo niên chế sang phương thức đào tạo tín chỉ. Với một quyết tâm mạnh mẽ, vượt qua rất nhiều khó khăn ban đầu, đến nay đào tạo tín chỉ đã thực sự có những bước phát triển đi vào chiều sâu. Phát huy được ưu thế của phương thức đào tạo tín chỉ, chất lượng đào tạo từng bước được nâng cao; có sự chuyển biến rõ nét trong tư duy của người dạy và người học theo hướng chủ động, tích cực và sáng tạo hơn; hoạt động giảng dạy, kiểm tra đánh giá có rất nhiều đổi mới; công tác quản lí đào tạo ngày càng linh hoạt và đồng bộ. Khoá QH-2008-X (tốt nghiệp vào tháng 8/2012) là khoá thứ 2 được đào tạo hoàn toàn theo phương thức tín chỉ có tỉ lệ tốt nghiệp trên 84%, trong đó có 5 sinh viên ra trường trước 1 năm, hơn 100 sinh viên tốt nghiệp trước một học kì. Điều này thể hiện sự thích ứng cao của sinh viên với môi trường học tập hiện nay.

Năm học vừa qua cũng chứng kiến nhiều đổi mới trong hoạt động đào tạo theo hướng phát huy mạnh hơn nữa những ưu thế của ĐTTC: thí điểm tổ chức đăng kí môn học có chọn giảng viên cho 4 môn học và 52 lớp môn học; thí điểm sử dụng website môn học cho 25 môn học và 1101 lượt sinh viên học; tăng cường tin học hoá trong quản lí đào tạo... CASA - Tổ tư vấn và hỗ trợ đào tạo - được thành lập trong năm vừa qua, với tư cách một đơn vị độc lập có chức năng hỗ trợ, tư vấn cho sinh viên và giảng viên các kĩ năng học tập, giảng dạy trong môi trường đào tạo tín chỉ. Với sự ra đời của CASA, Trường ĐHKHXH&NV đang tiến thêm một bước trong quá trình chuẩn hoá nhằm đáp ứng các tiêu chí về kiểm định chất lượng đào tạo theo chuẩn quốc gia, khu vực và quốc tế.

4. Hoàn thành chuyển đổi 24 chương trình đào tạo cử nhân, 52 chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ theo chuẩn đầu ra

Trường ĐHKHXH&NV đã hoàn thành chuyển đổi các chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra cho 24 chương trình đào tạo ở bậc ĐH, bao gồm 18 chương trình đào tạo chuẩn, 04 chương trình đào tạo chất lượng cao, 01 chương trình đào tạo thuộc nhiệm vụ chiến lược; 52 chương trình đào tạo ở bậc SĐH. Đây là một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra để thiết kế nội dung chương trình và kế hoạch đào tạo. Đào tạo theo cách tiếp cận chuẩn đầu ra có những ưu điểm nổi bật: gắn với nhu cầu của người tuyển dụng, từ đó giúp thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo của nhà trường và yêu cầu của nhà sử dụng nguồn nhân lực; giúp người học phát triển toàn diện với các “kĩ năng cứng” và “kĩ năng mềm” để nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc luôn thay đổi… Xây dựng các CTĐT theo chuẩn đầu ra còn tạo nên sự liên thông liên kết mạnh hơn giữa các ngành và các bậc đào tạo.

5. Xây dựng và triển khai một số ngành/chuyên ngành đào tạo mới

Năm 2012 tiếp tục là năm thành công trong nhiệm vụ xây dựng các ngành đào tạo mới đáp ứng nhu cầu xã hội. Đó là ngành Quan hệ Công chúng (Khoa Báo chí và Truyền thông), chuyên ngành Nhân học bậc cao học; chuyên ngành Lí luận, lịch sử và phê bình Nghệ thuật - Điện ảnh bậc cao học, chuyên ngành Quản lí Khoa học Công nghệ bậc tiến sĩ. Trường cũng hoàn thành đề án đào tạo ngành Đông Nam Á học và CTĐT ngành Tâm lí học hệ CLC trình ĐHQGHN phê duyệt.

6. Hoàn thành đào tạo, cấp bằng tốt nghiệp các chương trình đào tạo SĐH chất lượng quốc tế

Các chương trình liên kết đào tạo quốc tế với các trường đại học uy tín trong khu vực và trên thế giới được tiếp tục mở rộng và phát triển. Ngoài các chương trình ngắn hạn, chương trình liên kết đào tạo ở bậc cử nhân, Trường đang thực hiện 4 chương trình liên kết đào tạo bậc SĐH về Tâm lí học Phát triển Trẻ em và Thanh thiếu niên, Quản lí Tổ chức và Doanh nghiệp, Quản lí Khách sạn, Quản lí Khoa học và Công nghệ. Năm 2012, khoá đầu tiên của chương trình Thạc sĩ Quản lí Khoa học và Công nghệ - chương trình đào tạo liên kết giữa Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN) và Trường Đại học Lund (Thuỵ Điển) trong khuôn khổ đề án 165 của Ban Tổ chức Trung ương đã kết thúc với 36 học viên được nhận bằng tốt nghiệp. Thành công này càng khẳng định vị thế của Trường ĐHKHXH&NV với tư cách là cơ sở đào tạo chất lượng cao, cái nôi đào luyện nhiều nhà quản lí và lãnh đạo xuất sắc cho các bộ ngành, địa phương và đất nước.

7. Hoạt động NCKH đạt được nhiều thành tích cao

Năm 2012 là một năm đặc biệt thành công trong hoạt động NCKH của Nhà trường. Đội ngũ cán bộ khoa học của Nhà trường tham gia mạnh mẽ vào nhiều chương trình khoa học trọng điểm của Nhà nước như: KX.02/11-15: Nghiên cứu khoa học phát triển xã hội và quản lí phát triển xã hội ở Việt Nam đến năm 2020; KX.03/11-15: Nghiên cứu khoa học phát triển văn hoá, con người và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; KX.06/11-15: Nghiên cứu và phát triển hội nhập quốc tế về KH-CN; KHCN-TN3/11-15: Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Tây Nguyên. Số lượng đề tài cấp Nhà nước nhiều nhất từ trước đến nay với 9 đề tài; bên cạnh đó còn có 07 đề tài thuộc Quỹ KH - CN Quốc gia, 02 đề tài thuộc Thành phố Hà Nội, 20 đề tài nhóm A, B của ĐHQGHN. Nhà trường đã tổ chức 27 hội thảo khoa học trong nước và quốc tế, trong đó có nhiều hội thảo có ý nghĩa và ảnh hưởng lớn trong nước và khu vực như: hội thảo “Giao lưu văn hoá các dân tộc và phát triển du lịch lưu vực sông Hồng” do Trường ĐHKHXH&NV, tỉnh Lào Cai và Học viện Hồng Hà - Trung Quốc kết hợp tổ chức, nhằm tiếp tục làm rõ giao lưu văn hoá các tộc người ở vùng lưu vực sông Hồng, góp phần tư vấn hoạch định công tác quản lí và phát triển kinh tế, phát triển du lịch, giao lưu văn hoá của 2 tỉnh Lào Cai - Vân Nam nói riêng và hai nước Việt - Trung nói chung; hội thảo: “Hợp tác biển Đông: Lịch sử và triển vọng” chính thức công bố các tư liệu về chủ quyền của người Việt Nam ở biển, đảo, góp phần tư vấn nghiên cứu, quản lí về biển đảo và khai thác hệ thống tư liệu về chủ quyền của Việt Nam về biển, đảo...

Toàn trường công bố 628 bài báo khoa học trong đó có 32 bài báo công bố quốc tế; xuất bản 14 sách chuyên khảo và tài liệu tham khảo, trong đó có 02 công trình đạt giải thưởng KHCN tiêu biểu cấp ĐHQGHN. Đặc biệt, Nhà trường có 05 nhà giáo vinh dự nhận Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về KHCN.

8. Mở rộng diện tích giảng đường, phòng làm việc và tăng cường đầu tư CSVC trong toàn Trường

Năm 2012, Nhà trường đã đầu tư nâng tầng nhà C và đang tiếp tục nâng tầng nhà B, nhà I, bổ sung thêm 1200 mét vuông diện tích giảng đường. Trường cũng tiếp tục cải tạo cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống đường truyền mạng… nhằm phục vụ tốt hơn các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và quản lí của Nhà trường.

9. Cải thiện và nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên chức

Trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn chung của đất nước, Nhà trường đã hết sức nỗ lực với phương châm tiết kiệm, chi tiêu hợp lí, chủ động tìm kiếm khai thác các nguồn lực để đảm bảo và cải thiện thu nhập của CBVC. Việc thu chi được thực hiện đúng nguyên tắc tài chính, công khai, minh bạch. Quy chế chi tiêu nội bộ được bổ sung, điều chỉnh theo hướng vừa phù hợp với các quy định của nhà nước và điều kiện của Nhà trường, vừa tạo sự công bằng trong lao động, khuyến khích cán bộ cống hiến… Năm 2012, thu nhập tăng thêm của cán bộ viên chức toàn trường đã được điều chỉnh tăng so với năm ngoái.

10. Vị thế, uy tín của Trường được nâng cao trong nước và quốc tế

Với vị thế là trung tâm đào tạo hàng đầu về KHXH&NV của Việt Nam, Nhà trường là điểm đến uy tín của trên 50 đoàn đại biểu với hơn 200 nhà khoa học, các nhà quản lí thuộc các trường đại học, các tổ chức quốc tế trên thế giới đến thăm và đặt quan hệ hợp tác trao đổi; gần 700 lượt sinh viên nước ngoài đến học tập, nghiên cứu. Thực hiện nhiệm vụ phát triển ngành Việt Nam học ra thế giới, Trường đã phối hợp mở 3 trung tâm nghiên cứu Việt Nam học ở nước ngoài.

Trong lễ khai giảng năm học 2012-2013, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đồng chí Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dành cho Nhà trường những lời chúc chúc mừng và đánh giá cao, ghi nhận những đóng góp to lớn của Nhà trường vào sự nghiệp khoa học, giáo dục và đào tạo của đất nước. Chủ tịch nước khẳng định: Trường ĐHKHXH&NV đã trải qua chặng đường dài không ngừng phấn đấu vươn lên để trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu hàng đầu đất nước, có uy tín trong khu vực và trên thế giới về các ngành KHXH&NV. Trình độ học thuật và chất lượng đào tạo của nhà trường đã giành được sự tin cậy của xã hội và được bạn bè, đồng nghiệp quốc tế đánh giá cao. Đây là những ghi nhận hết sức quý giá và có ý nghĩa to lớn đối với tập thể CBVC, giúp Nhà trường thêm tự tin và quyết tâm hơn trong chặng đường sắp tới.

Tác giả: admin

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây