Ngôn ngữ
1. Cụm công trình về lịch sử Việt Nam, Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ năm 1996
* Cụm công trình về lịch sử Việt Nam (5 bộ, 8 tập) bao gồm các tác phẩm của tác giả - đã được xuất bản từ năm 1956 tới năm 1978 - được đánh giá cao bởi chứa đựng nhiều phát hiện mới, nêu ra những quan điểm có tính thuyết phục, khoa học về lịch sử Việt Nam.
* Tác giả: GS.NGND Trần Văn Giàu (1911-2010)
Quê quán: Long An; Được công nhận chức danh Giáo sư năm 1955; Được tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 1992; Được phong danh hiệu Anh hùng Lao động năm 2003.
Thời gian công tác tại trường: 1956-1960; Đơn vị công tác: Khoa Lịch sử; Chức vụ quản lý: Nguyên Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Bí thư Đảng uỷ Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1956).
Hướng nghiên cứu chính: Phong trào chống chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam; Lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam; Lịch sử tư tưởng Việt Nam thời Cận đại.
Các công trình khoa học tiêu biểu: Chống quân xâm lăng (3 tập), NXB Xây dựng, Hà Nội, 1956-1957; Lịch sử cận đại Việt Nam (4 tập, viết chung), NXB Giáo dục, Hà Nội, 1959-1963; Giai cấp công nhân Việt Nam từ Đảng Cộng sản thành lập đến cách mạng thành công (3 tập), NXB Sử học, 1962-1963; Miền Nam giữ vững thành đồng (lược sử đồng bào miền Nam đấu tranh chống Mỹ và tay sai) (5 tập), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1964-1970; Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám (3 tập), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1996-1997.
2. Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu, Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ năm 1996
* Công trình Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu là kết quả thể hiện công phu và quá trình nghiền ngẫm lâu dài của tác giả về tư tưởng phương Đông. Công trình có những kiến giải minh triết và sâu sắc, bàn về 3 chủ đề lớn:
+ “Chủ toàn và chủ biệt, hai ngã rẽ trong triết học Đông Tây” với các vấn đề như các bi kịch của sự đồng nhất hoá, phương thức chủ toàn và phương thức chủ biệt của tư tưởng; Thiết vấn pháp của bản thể luận.
+ “Tư tưởng Việt Nam từ truyền thống tới canh tân” gồm các vấn đề như: Lê Quý Đôn và học thuyết lý khí; Tư tưởng Việt Nam dưới thời Tự Đức; chủ thuyết canh tân của Nguyễn Trường Tộ; một giả thuyết làm việc trong quá trình nghiền ngẫm lịch trình tư tưởng dân tộc.
+ “Đề cương bài giảng triết học cổ đại Trung Quốc” gồm các vấn đề như Xã hội và tư tưởng cổ đại Trung Quốc; Khổng Tử; Lão Tử; Mặc Tử; Mạnh Tử; Trang Tử; Tuân Tử…
* Tác giả: GS. Cao Xuân Huy (1900-1983)
Quê quán: Nghệ An; Đậu Thành chung năm 1922; Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương năm 1925; Được công nhận chức danh Giáo sư năm 1965.
Thời gian công tác tại trường: 1954-1957; Đơn vị công tác: Đại học Văn khoa (1954-1956), Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1956-1957).
Các hướng nghiên cứu chính: Triết học phương Đông, Lô gich học, Tâm lí học.
3. Cụm công trình gồm 4 tác phẩm nghiên cứu về Văn học dân gian và Văn hóa dân gian Việt Nam, Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ năm 1996
* Cụm công trình này gồm 4 tác phẩm:
- “Văn học dân gian”, 2 tập, xuất bản năm 1972, dày 756 trang, là cuốn giáo trình về văn học dân gian dành cho sinh viên Khoa Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội do giáo sư chủ biên. Cuốn sách lý giải sâu sắc, toàn diện đặc trưng của văn học dân gian, việc trình bày lịch sử sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian ở Việt Nam, việc nghiên cứu văn học dân gian người Việt theo tiến trình lịch sử bên cạnh việc phân tích nó theo thể loại
- “Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian”, xuất bản năm 1989, gồm 7 chương. Chương 1 nêu các vấn đề đặc ra cho nghiên cứu văn hoạc dân gian, định nghĩa về văn hóa dân gian. Chương 2: Hình thành của Folklore học. Chương 3: Văn hóa dân gian là một nghệ thuật nguyên hợp. Chương 4: Các thành tố chủ yếu của văn hóa dân gian, nghệ thuật biểu dân gian, nghệ thuật ngữ văn dân gian. Chương 5: Sinh hoạt văn hóa dân gian. Chương 6: Các vấn đề lớn của Folklore học. Chương 7: Vai trò của Folklore học Việt Nam hiện nay trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới, con người mới.
- “Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á”, xuất vản năm 1993, 167 trang, bàn về 3 nội dung lớn: Văn hóa dân gian Việt Nam trong tiến trình văn hóa Đông Nam Á; những sự tương đồng văn hóa dân gian Việt Nam và văn hóa dân gian các nước Đông Nam Á khác; những nét đặc thù của văn hóa dân gian Việt Nam
- “Văn hóa dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt Nam”, xuất bản năm 1995, gồm 5 chương. Chương 1 nêu các vấn đê: Tính thời sự của ngheien cứu văn hóa dân gian; Văn hóa dân gian trong mối quan hệ với môi trường văn háo ở nông thôn; Hội làn và nhữn giá tị thẩm mỹ của nó; Kế thừa và phát huy những giá tị của văn hóa dân gian ở nông thôn nước ta hiện nay. Chương 2 nêu các luận điểm: Làng là khung cảnh quan trọng nhất của văn hóa dân gian; hương ước là một biểu hiện quan trọng của văn háo dân gian ở làng quê. Chương 3 nêu các vấn đề: Hội làng và các tôn giáo ngoại lai; Hội làng với tín ngưỡng bản địa; Ý nghĩa xã hội và văn hóa của hội làng.
* GS. Đinh Gia Khánh (1924-2003)
Quê quán: Thái Bình; Được công nhận chức danh Giáo sư năm 1980.
Thời gian công tác tại Trường: 1956 - 1983; Đơn vị công tác: Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội; Chức vụ quản lý: Chủ nhiệm Bộ môn Văn học dân gian, văn học cổ và cận đại Việt Nam (Khoa Ngữ văn) (1956-1983), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hoá dân gian, thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia (nay là Viện Nghiên cứu Văn hoá, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) (1983-1988), Tổng biên tập Tạp chí Văn hoá dân gian thuộc Viện Nghiên cứu Văn hoá dân gian (1983-1992).
Các hướng nghiên cứu chính: Văn hoá học; Văn hoá dân gian; Văn học dân gian.
Các công trình khoa học tiêu biểu: Văn học dân gian Việt Nam (chủ biên), NXB Giáo dục, 1962; Văn học cổ Việt Nam, NXB Giáo dục, 1964; Văn học dân gian (2 tập, chủ biên), NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp 1972 - 1973, tái bản 1977, 1991; Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám, NXB Văn học; Văn học Việt Nam (thế kỉ X - nửa đầu thế kỉ XVIII) (viết chung), NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1971.
4. Cụm công trình gồm 8 tác phẩm nghiên cứu văn học Việt Nam và văn học thế giới, Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ năm 1996
* GS. Đặng Thai Mai (1902-1984)
Quê quán: Nghệ An; Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Đông Dương năm 1928; Được công nhận chức danh Giáo sư năm 1957.
Thời gian công tác tại trường: từ 1954-1960; Đơn vị công tác: Đại học Văn khoa, Khoa Ngữ Văn (Đại học Sư phạm và Đại học Tổng hợp Hà Nội).
Chức vụ quản lý: Bộ trưởng Bộ Giáo dục (1946-1947); Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Thanh Hóa (1947-1948); Giám đốc sở Giáo dục Liên khu IV, kiêm Giám đốc Dự bị đại học và Sư phạm cao cấp liên khu IV (1950-1953); Hiệu trưởng Trường Đại học Văn khoa (1954-1956); Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1957); Chủ nhiệm Văn khoa, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Sư phạm (1956 1960); Viện trưởng Viện Văn học (1960-1976).
Các hướng nghiên cứu chính: Văn học Việt Nam và Văn học Trung Quốc giai đoạn từ thế kỷ 18 đến giữa thế kỉ 20; Văn hóa học và Lịch sử học.
Các công trình khoa học tiêu biểu: Văn học khái luận, NXB Hàn Thuyên, 1944; Giảng văn Chinh Phụ ngâm, Ấn thư tư tưởng XB, Thanh Hóa, 1949; Lược sử văn học hiện đại Trung Quốc, NXB Sự thật, 1957; Trên đường học tập và nghiên cứu, Tập 1, NXB Văn học, 1959; Tập 2, 1965; Tập 3, 1973; Đặng Thai Mai tuyển tập, NXB Văn học, 1978.
5. Cụm công trình lịch sử và văn hóa Việt Nam, Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ năm 2000
* Cụm công trình lịch sử và văn hóa Việt Nam gồm 4 công trình sau:
- “Việt Nam văn hóa sử cương”. Đây là cuốn sử đầu tiên, toàn diện về văn hóa Việt Nam dân chủ cộng hòa được ra đời. Tác giả sử dụng cái nhìn duy vật biện chứng về lịch sử để phản biện những nhận định hoang đường, sai lầm, xuyên tạc mà các nhà sử học phong kiến, tư sản, thực dân đem ra huyễn hoặc nhân dân.
- “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX” (2 quyển, 1955), gồm 56 chương, hợp thành 5 phần. Tác phẩm trình bày 10 trang niên biểu, 4 bản minh họa về dấu tích văn hóa cổ, 3 bản đồ đất nước qua các thời Đường, Trần – Hồ, thời Tây – Hán, 1 bản đồ về dấu tích cổ người Bắc Sơn và Hòa Bình. Tác giả sử dụng xuyên suốt phương pháp nghiên cứu lịch sử dựa trên việc tìm kiếm các tư liệu để khai phá lịch sử Việt Nam.
- “Lịch sử cổ đại Việt Nam” (4 quyển, 1955) bàn về các vấn đề: Nguồn gốc dân tộc Việt Nam về các vấn đề Giao Chỉ: Việt tộc và Bách Việt; Người Bách Việt và cuộc kháng chiến với quân Tần; Sự hình thành nước Âu Lạc; Văn hóa Đông Sơn hay văn hóa Lạc Việt; Trạng thái văn hóa của người Lạc Việt; Cuộc xâm lược của Triệu Đà – Vấn đề xâm lược của Triệu Đà, vấn đề vị trí tượng quận; Cuộc xâm lăng của nhà Hán – Giao Chỉ - Cửu Chân – Nhật Nam; Những truyền thuyết về cổ sử nước ta.
- “Đất nước Việt Nam qua các đời” (232 trang, 1964) bàn về các vấn đề: Nước Văn Lang; Nước Âu Lạc; Nước Âu Lạc dưới ách đô hộ của nhà Hán; Nước Âu Lạc dưới ách đô hộ ngoại tộc trong thời Tam Quốc và thời Lưỡng Tấn; Nước Âu Lạc dưới ách đô hộ của Nam Bắc Triều; Nước ta dưới ách đô hộ của nhà Tùy và nhà Đường; Cương vực nước ta ở bước đầu sau thời kỳ khôi phục tự chủ; Cương vực nước ta ở thời Đinh Lê; Cương vực nước ta ở thời Lý; Nước Đại Việt ở đời Trần và Hồ; Những thay đổi về địa lý hành chính thời thuộc Minh; Sự diện cách về địa lý hành chính qua các đời Lê, Nguyễn; Các tỉnh nước Việt Nam đời Nguyễn; Sự mở mang lãnh thổ vào Nam qua các đời Lý, Trần, Hồ, Lê; Nhìn chung về lãnh thổ nước ta.
* Tác giả: GS. Đào Duy Anh (1904-1988)
Quê quán: Thanh Hóa; Tốt nghiệp Thành chung tại Trường Quốc học Huế năm 1923; Chuyên ngành đào tạo: Lịch sử; Chức danh: Giáo sư.
Thời gian công tác tại Trường: 1956 - 1958; Đơn vị công tác: Tổ cổ sử Việt Nam, sau là Bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ trung đại (Khoa Lịch sử).
Chức vụ quản lý: Nguyên Chủ nhiệm đầu tiên của Bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ trung đại (Khoa Lịch sử).
Các hướng nghiên cứu chính: Từ điển học, Lịch sử và lịch sử văn hóa Việt Nam, Văn hóa học.
Các công trình khoa học tiêu biểu: Hán - Việt từ điển, Hà Nội, 1932; Pháp - Việt từ điển, Hà Nội, 1936; Việt Nam văn hóa sử cương, 1938; Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến cuối thế kỷ XIX, Hà Nội, 1956; Lịch sử cổ đại Việt Nam, Hà Nội, 1957; Vấn đề hình thành dân tộc Việt Nam, Hà Nội, 1957; Đất nước Việt Nam qua các đời, Hà Nội, 1964.
6. Cụm công trình ngữ pháp và lịch sử Tiếng Việt, Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ năm 2000
* Cụm công trình ngữ pháp và lịch sử Tiếng Việt gồm 3 tác phẩm:
- “Ngữ pháp tiếng Việt – từ ghép, đoản ngữ” là tập hợp một số bài giảng về ngữ pháp tiếng Việt hiện đại cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Khoa ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, trong thời gian từ 1961 tới năm 1969. Tiếng, từ ghép, đoản ngữ là 3 lĩnh vực then chốt của ngữ pháp tiếng Việt, được tác giả nghiên cứu, lý giải một cách khoa học, chuẩn xác cho tới bây giờ (tuy thuật ngữ về chúng đã có một số thay đổi).
- “Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt” là công trình nghiên cứu về quá trình phát triển ngữ âm tiếng Việt trên cơ sở lý thuyết ngữ âm hiện đại, có liên hệ với các ngôn ngữ có liên quan như Êđê, Khơme, âm vận học của Trung Quốc.
- “Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán – Việt” là công trình nghiên cứu sự ra đời cách đọc Hán – Việt, xét từ gốc gác.
Các tác phẩm trong Cụm công trình điều chứa đựng những hiểu biết sâu sắc, có những đề xuất về cách tiếp cận mới, kiến giải mới có giá trị về các vấn đề nghiên cứu, gợi mở cho sự phát triển của ngành ngôn ngữ Việt Nam.
* Tác giả: GS.TS. NGND Nguyễn Tài Cẩn (1926-2011)
Quê quán: Nghệ An; Nhận bằng Phó Tiến sĩ Ngữ văn đầu tiên của Việt Nam tại Liên Xô về Ngôn ngữ học năm 1960; Được công nhận chức danh Giáo sư năm 1980; Được tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2008.
Thời gian công tác tại trường: 1961-1971; Đơn vị công tác: Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Chức vụ quản lý: Chủ nhiệm Bộ môn Ngôn ngữ học, Khoa Ngữ văn (1961-1971).
Các hướng nghiên cứu chính: Ngữ pháp tiếng Việt; Nghiên cứu chữ Nôm và chữ quốc ngữ; Lịch sử và phương ngữ tiếng Việt.
Các công trình khoa học tiêu biểu: Từ loại Danh từ trong tiếng Việt hiện đại, NXB Khoa học Xã hội, 1975; Ngữ pháp tiếng Việt: Tiếng – Từ ghép – Đoản ngữ, NXB ĐH&THCN, 1975; NXB ĐHQG Hà Nội tái bản (nhiều lần); Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, NXB Khoa học Xã hội, 1979; NXB ĐHQG Hà Nội tái bản (nhiều lần); Một số vấn đề về chữ Nôm, NXB ĐH&THCN, 1985; Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo), NXB Giáo dục, 1995.
7. Công trình Tìm về cội nguồn ngôn ngữ và ý thức, Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ năm 2000
* Công trình “Tìm về cội nguồn ngôn ngữ và ý thức” của giáo sư Trần Đức Thảo do nhà xuất bản Xã hội xuất bản ở Pari năm 1973. Tác phẩm trả lời câu hỏi ý thức, ngôn ngữ bắt nguồn từ đâu, có từ bao giờ? Tác phẩm đã nghiên cứu các vấn đề: hành động chỉ dẫn như là hình thức gốc của ý thức; ngôn ngữ hỗn hợp; những nguồn gốc của khủng hoảng Oedipe (ham muốn tình dục). Từ đó đi đến khẳng định nguồn gốc của ý thức là do ngôn ngữ và lao động xã hội.
* Tác giả: GS. Trần Đức Thảo (1917-1993).
Quê quán: Bắc Ninh; Đỗ tú tài năm 1935; Nhận bằng Thạc sỹ Triết học tại Trường Cao đẳng Sư phạm phố d’Ulm (Cộng hoà Pháp) năm 1945; Được công nhận chức danh Giáo sư năm 1957.
Thời gian công tác tại trường: 1954-1957; Chức vụ quản lý: Phó Giám đốc Đại học Sư phạm Văn khoa (1954); Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1956-1957).
Các hướng nghiên cứu chính: Triết học, ứng dụng triết học trong nghiên cứu các vấn đề lịch sử, xã hội thế kỷ XX; Nhân học; Tôn giáo học...
Các công trình khoa học tiêu biểu: Phénoménologie et matérialisme dialectique (Hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng), Minh Tâm, Paris, 1951; Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức (tiếng Pháp), NXB Xã hội của Pháp, 1973; Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004; Sự hình thành con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004; Lịch sử tư tưởng trước Marx, NXB KHXH, 1995.
8. Công trình Theo dấu các văn hóa cổ, Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ năm 2000
* Cuốn sách Theo dấu các văn hóa cổ là tập hợp những bài viết tiêu biểu của tác giả nhằm nghiên cứu từng thời kỳ khảo cổ học: Thời đại đồ đá, thời đại kim khí và thời đại lịch sử. Nghiên cứu và lý giải về các nền văn hóa cổ ở đất nước Việt Nam văn hóa Sơn Vi đến văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn… Qua đó giúp người đọc thấy rõ những biến chuyển của Văn hóa Việt Nam cũng như văn hóa trong khu vực Đông Nam Á.
* GS.NGND Hà Văn Tấn (1934-2019)
Quê quán: xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; Tốt nghiệp đại học ngành Lịch sử tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1957; Được công nhận chức danh Giáo sư năm 1980; Được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 1997.
Thời gian công tác tại Trường: 1957 - 1998; Đơn vị công tác: Khoa Lịch sử; Chức vụ quản lý: Chủ nhiệm Bộ môn Phương pháp luận sử học, Khoa Lịch sử (1982 - 2009), Viện trưởng Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam) (1988-2008).
Các hướng nghiên cứu chính: Khảo cổ học, Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, Lí luận sử học, Ngôn ngữ học, Phật học, Lịch sử tư tưởng, Văn hóa học, Ngôn ngữ học, Nhân chủng học, Văn bản học.
Các công trình tiêu biểu: Lịch sử chế độ cộng sản nguyên thuỷ ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội 1960; Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập 1, NXB Giáo dục, 1960; tái bản 1963; Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỉ XIII, NXB Khoa học Xã hội, 1968; tái bản: 1970, 1972, 1975; Theo dấu các văn hoá cổ, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1997; Một số vấn đề lý luận sử học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.
9. Cụm công trình: Văn hóa Việt Nam - truyền thống và hiện đại gồm các công trình: Văn hóa Việt Nam - Tìm tòi và suy ngẫm; Việt Nam cái nhìn địa - văn hóa; Trên mảnh đất ngàn năm văn vật, Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ năm 2010
* Cụm công trình đã giới thiệu những lí thuyết văn hóa nói chung và những vấn đề cụ thể của văn hóa Việt Nam và văn hóa Thăng Long - Hà Nội nói riêng; phản ánh khá toàn diện các khía cạnh của văn hóa Việt Nam như: diễn trình văn hóa Việt Nam, những vấn đề văn hóa dân gian (folklore, lễ hội, ẩm thực, truyền thuyết,…), tiếp xúc và giao lưu văn hóa, nghệ thuật, ứng xử, danh nhân, lịch sử văn hóa Thăng Long – Hà Nội…Cụm công trình góp phần đặt nền móng cho việc sử dụng cách thức nghiên cứu liên ngành trong nghiên cứu văn hóa Việt Nam - một ngành khoa học còn non trẻ trong ngành KHXHNV. Cụ thể hơn, cụm công trình đưa ra định hướng trong việc nghiên cứu văn hóa Việt Nam trong bối cảnh tiếp xúc với văn hóa Đông Nam Á và Đông Á nói riêng và văn hóa bên ngoài nói chung; đưa ra cách nhìn nhận, nghiên cứu về bản sắc văn hóa Việt Nam, các thành tố của văn hóa Việt Nam; sự kết hợp giữa lịch sử, địa lí, văn hóa trong nghiên cứu các khu vực, vùng miền trong cả nước.
* Tác giả: GS.NGƯT Trần Quốc Vượng (1934-2005)
Quê quán: Hà Nam; Tốt nghiệp đại học ngành Lịch sử tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1956; Được công nhận chức danh Giáo sư năm 1980; Được tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 1990.
Công tác tại trường: 1956-2005; Đơn vị công tác: Khoa Lịch sử; Chức vụ quản lý: Chủ nhiệm Bộ môn Khảo cổ học (Khoa Lịch sử) (1980-1993), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu liên Văn hoá-Lịch sử (bet365 football ) (1980-1993), Trưởng môn Văn hoá học của Đại học Đại cương (ĐHQGHN) (1980-1993), Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử văn hóa Việt Nam (nay là Bộ môn Văn hóa học và Lịch sử Văn hoá Việt Nam, Khoa Lịch sử) (1998-2005).
Các hướng nghiên cứu chính: Các nền văn hóa khảo cổ ở Việt Nam; Diễn trình lịch sử văn hóa Việt Nam; Tiếp xúc và giao lưu văn hóa; Văn hóa và môi trường (tự nhiên, xã hội, nhân văn).
Các công trình khoa học tiêu biểu: Chế độ cộng sản nguyên thủy ở Việt Nam (viết chung), NXB Giáo dục, 1960, Việt Nam cái nhìn địa văn hóa, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1998, Trên mảnh đất nghìn năm văn vật, NXB Hà Nội, 2000, Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội, 2000, Hà Nội như tôi hiểu, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Hà Nội, 2005.
10. Cụm công trình: Sự nghiệp văn học, báo chí Hồ Chí Minh và một số vấn đề lý luận, thực tiễn văn hóa, văn nghệ Việt Nam, Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ năm 2010
* Cụm công trình gồm:
+) Nhóm công trình 1: Sự nghiệp văn thơ Hồ Chí Minh, Báo chí Hồ Chí Minh (phần chuyên luận)
+) Nhóm công trình 2: Tự lực văn đoàn - trào lưu và tác giả (phần chuyên luận), Một nền văn hóa văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều loại hình nghệ thuật phong phú
Cụm công trình cung cấp cái nhìn toàn diện, hệ thống về sự nghiệp văn thơ, báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh và một số vấn đề lịch sử văn học, lí luận văn học, nghệ thuật. Các công trình về Hồ Chí Minh với những kiến giải khoa học sâu sắc và có sức thuyết phục cao đã khái quát những đóng góp to lớn của tác giả Hồ Chí Minh cho sự nghiệp văn học và báo chí của dân tộc.
Cuốn “Sự nghiệp văn thơ Hồ Chí Minh” tập hợp những công trình và bài viết nhiều giai đoạn của giáo sư Hà Minh Đức, phản ánh tương đối toàn diện về sự nghiệp văn thơ của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Công trình “Báo chí Hồ Chí Minh (phần chuyên luận)” nghiên cứu, giới thiệu những tinh hoa trong tác phẩm báo chí hồ Chí Minh, làm sáng tỏ tư tưởng tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua phân tích những nội dung cơ bản và phong cách, cách sử dụng ngôn từ tinh tế, điêu luyện, phong phú…
Công trình “Tự lực văn đoàn - trào lưu và tác giả” đánh giá một cách toàn diện, khoa học về vị trí và những đóng góp của nhóm Tự lực văn đoàn cùng trào lưu văn học lãng mạn.
Cuốn “Một nền văn hóa văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều loại hình nghệ thuật phong phú” nghiên cứu về văn hóa Việt Nam dựa trên luận điểm của Đảng xây dựng một nền văn hóa, văn nghệ tiên tiến và đậm tính dân tộc và phát triển thế với nhiều loại hình thức phong phú. Công trình chúng minh những ưu điểm lớn của nền văn hóa văn nghệ đất nước, trong đó, luận giải về trí tuệ, sức sáng tạo suy nghĩ, thể hiện trội nhất trong khu vực văn chương.
* Tác giả: GS.NGND Hà Minh Đức
Năm sinh: 1935; Quê quán: Thanh Hoá; Tốt nghiệp đại học ngành Văn học tại Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1958; Được công nhận chức danh Giáo sư năm 1991; Được tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 1991; Được tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2000.
Thời gian công tác tại Trường: 1957 - 2005; Đơn vị công tác: Khoa Ngữ văn (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội), sau là Khoa Văn học (Trường ĐHKHXH&NV) (1960-2005), Khoa Báo chí và Truyền thông (Trường ĐHKHXH&NV) (1990-2003).
Chức vụ quản lý: Phó Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1987-1988), Chủ nhiệm đầu tiên của Khoa Báo chí và Truyền thông (Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN) (1990-2000), Viện trưởng Viện Văn học, Tổng biên tập Tạp chí Văn học (1995 - 2003).
Các hướng nghiên cứu chính: Lý luận về văn học nghệ thuật; Văn học Việt Nam hiện đại từ 1930 đến cuối thế kỷ; Lý luận về thực tiễn phát triển văn hóa của Việt Nam.
Các công trình khoa học tiêu biểu: Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc. NXB Văn hoá, 1961; Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại (lý luận). NXB Khoa học xã hội, 1874 - 1997 - 1998; Chủ tịch Hồ CHí Minh-Nhà thơ lớn của dân tộc, NXB Khoa học Xã hội 1979; C.Mac - Ph.Anghen - V.I.Lênin và một số vấn đề lý luận văn nghệ. NXB Sự thật, 1982 - 1995 - 2000; Hồ Chí Minh - nhà báo. NXB Chính trị Quốc gia, 2000; Một nền văn hoá văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều loại hình nghệ thuật phong phú, NXB Khoa học Xã hội, 2005; Tự lực văn đoàn - Trào lưu và tác giả, NXB Giáo dục, 2007; Một thế hệ vàng trong thơ Việt Nam hiện đại, NXB Thuận Hóa, 2013; Tác phẩm Hồ Chí Minh - Cẩm nang của Cách mạng Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014; Tài năng và danh phận (bút ký), NXB Chính trị Quốc gia, 2014; Ngàn dặm xa trên xứ người (Bút ký-du ký), NXB Giáo dục, 2015.
11. Công trình Lịch sử và văn hóa Việt Nam - Tiếp cận bộ phận, Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ năm 2017
* Lịch sử và Văn hóa Việt Nam – Tiếp cận bộ phận là công trình nghiên cứu có tính tổng kết khoa học về một số vấn đề cơ bản lịch sử, văn hóa Việt Nam, đặc biệt là thời kỳ cổ đại và trung đại. Công trình không nghiên cứu một cách hệ thống toàn bộ lịch sử và văn hóa Việt Nam mà tiếp cận sâu vào một số nội dung cơ bản theo hướng tiếp cận giữa khoa học lịch sử với các ngành khoa học khác nhằm đưa ra những kết luận có giá trị phục vụ cho nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tiễn hiện nay. trên cơ sở những hạn chế trong nghiên cứu và nhận thức lịch sử trước đây, tác giả nêu quan điểm về tính đa tuyến, toàn bộ và toàn diện của lịch sử Việt Nam. Các vấn đề cụ thể được đề cập như: Về những trung tâm văn minh và Nhà nước cổ đại trên lãnh thổ Việt Nam, bước ngoặt lịch sử vào nửa đầu thế kỉ X, bước chuyển biến từ thời cuối Trần sang Lê sơ, thắng lợi và thất bại của Tây Sơn…
* Tác giả: GS.NGND Phan Huy Lê (1934-2018)
Quê quán: Hà Tĩnh; Tốt nghiệp đại học tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1956; Chuyên ngành đào tạo: Lịch sử Việt Nam cổ trung đại; Được công nhận chức danh Giáo sư năm 1980; Được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 1988; Được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 1994; Được tặng danh hiệu Viện sĩ Thông tấn nước ngoài của Viện Hàn lâm Văn khắc và Mỹ văn thuộc Học viện Pháp quốc năm 2011; Giải thưởng Quốc tế Văn hóa Á châu Kukuoka, Nhật Bản (1996); Huân chương Cành cọ Hàn lâm của Chính phủ Pháp (2002).
Thời gian công tác tại Trường: 1956 - 2004; Đơn vị công tác: Bộ môn Lịch sử Việt Nam Cổ trung đại, Khoa Lịch sử, Khoa Đông phương học.
Chức vụ quản lý: Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Cổ trung đại Việt Nam, Khoa Lịch sử, Chủ nhiệm Khoa Đông phương học (1993-2000), Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (1988 đến nay).
Các hướng nghiên cứu chính: Lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm, Lịch sử và lịch sử văn hóa Việt Nam, Lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam.
Các công trình và giải thưởng khoa học tiêu biểu: Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1960; in lần thứ hai, 1962; Khởi nghĩa Lam Sơn (đồng tác giả), NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1969; in lần thứ tư, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2005; Tìm về cội nguồn, 2 tập, NXB Thế giới, Hà Nội, 1998-1999; Lịch sử và Văn hóa Việt Nam, Tiếp cận bộ phận, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007; in lần thứ hai, NXB Thế giới, Hà Nội, 2012; Lịch sử Việt Nam (chủ biên), tập I+II, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2012.
Tác giả: USSH