bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

Nhận định về hệ tín chỉ và công tác cố vấn học tập

Thứ ba - 15/03/2011 09:07
USSH – Tham luận của ThS Nguyễn Thu Giang (giảng viên Khoa Báo chí và Truyền thông) tham gia Hội nghị Tổng kết 4 năm đào tạo đại học theo tín chỉ, sẽ đượ tổ chức ngày 04/12 tới đây.
USSH – Tham luận của ThS Nguyễn Thu Giang (giảng viên Khoa Báo chí và Truyền thông) tham gia Hội nghị Tổng kết 4 năm đào tạo đại học theo tín chỉ, sẽ đượ tổ chức ngày 04/12 tới đây. Trong tham luận lần này, tôi muốn được phát biểu với ba tư cách: thứ nhất, là một người từng giữ vai trò trợ lí trong việc soạn thảo chương trình tín chỉ của Khoa Báo chí và Truyền thông trong những ngày đầu chuyển đổi, thứ hai là một cố vấn học tập, và thứ ba là một giảng viên. Đầu tiên, tôi phải khẳng định rằng ngay từ đầu, tôi luôn ủng hộ việc chuyển đổi từ niên chế sang tín chỉ. Tôi sẽ làm rõ lí do của sự đồng thuận này ngay dưới đây nhằm mục đích lí giải cho những nhận định tiếp sau của tôi. Theo tôi, sự chuyển đổi từ hệ niên chế sang tín chỉ giống như một sự thay đổi mà dù có thất bại cũng khó có thể để lại hậu quả tệ hơn. Tôi tin rằng mình là một trong số không nhiều thành viên của trường đã ủng hộ sự chuyển đổi này ngay từ những ngày đầu. Khi đó, tôi thấy rằng đa số mọi người không ủng hộ bởi không ít người cho rằng hệ đào tạo mới sẽ làm tình hình tệ hơn. Nói cách khác, hình như lúc đó mọi người cùng chia sẻ một tiền giả định là hệ niên chế lúc đó vẫn đang khá ổn thoả. Tôi lại cho rằng đó là một tiền giả định sai lầm. Hệ niên chế cần được thay đổi và bắt buộc phải thay đổi bởi nếu cứ duy trì cách học cũ thì rất có thể một ngày nào đó trường ta sẽ không còn nhiều sinh viên mà dạy nữa.
Hệ niên chế cần được thay đổi và bắt buộc phải thay đổi bởi nếu cứ duy trì cách học cũ thì rất có thể một ngày nào đó trường ta sẽ không còn nhiều sinh viên mà dạy nữa.
Tôi nhắc lại chuyện này là để chia sẻ với mọi người sự trân trọng và ghi nhận của tôi đối với những cán bộ Phòng đào tạo (tôi vẫn nhớ gương mặt nhăn nhó của thầy Phạm Gia Lâm và anh Đinh Việt Hải mỗi khi bàn về vấn đề tín chỉ). Họ là những người đã đối diện với đám đông, kiên trì mắc lỗi, kiên trì học hỏi, kiên trì thay đổi, và kiên trì giải thích để có được một sự chuyển đổi khá rõ rệt, trước hết và chủ yếu là về mặt hình thức, giữa hai hệ đào tạo. Sự chuyển đổi về mặt bản chất, về mặt nội dung, thẳng thắn mà nói, không nằm trong trách nhiệm, cũng như khả năng của phòng đào tạo. Đó là công việc lâu dài của toàn trường, của mỗi cán bộ giảng dạy. Trong thâm tâm, tôi cho rằng đó là những con người chịu ra trận, mặc dù không phải họ không hiểu rằng tất cả đều có thể bị thương và khả năng thất bại là không thấp (có lẽ họ là người hiểu rõ hơn cả). Tuy nhiên, nếu đem so với hệ niên chế thì cuộc thử sức này ít nhất còn hứa hẹn một chút cơ hội của sự thành công. Tôi cũng phải nói rõ rằng sự trì trệ của hệ niên chế không đến từ bản thân đặc trưng của hệ đào tạo này (nhiều nơi vẫn duy trì hệ đào tạo cũ này, ví dụ, Oxford), mà đến từ việc không ai chịu ra đối diện với sự thay đổi cho tới khi bị bắt buộc. Vì thế, giống như đa số những dấu mốc phát triển ở Việt Nam, sự thay đổi ở đây lại không mang tính tiến hoá (evolution) mà, thật đáng tiếc, lại là tính cách mạng (revolution). Chính tính cách mạng này làm lộ ra nhiều sự bất cập không thể né tránh của quá trình chuyển đổi, ví dụ như sự thiếu chuẩn bị, sự va đập về quyền lợi và, đôi khi, sự nông nổi. Tuy nhiên, tôi cho rằng, công tác chuyển đổi về cơ bản là không thất bại. Xuất phát từ sự ủng hộ nêu trên, tôi xin được nêu vài góp ý nhân cuộc thảo luận lần này. Mặc dù những ý kiến của tôi có thể nông nổi, trực ngôn và đôi khi bi quan, nhưng nó đều xuất phát từ một mong muốn có được sự thay đổi tích cực và sâu sắc dưới mái trường này. Với tư cách một người trợ lí biên soạn khung chương trình tín chỉ của Khoa, tôi cho rằng, chúng tôi (tôi chỉ dám nói tới trường hợp của khoa tôi) đã bỏ lỡ cơ hội quý báu để tự cải tổ chương trình học của mình. Do hạn chế về năng lực và nhân lực, công việc soạn thảo khung chương trình mà tôi từng đảm nhiệm, về cơ bản, chỉ là một sự chuyển ngang không hơn không kém. Cụ thể chúng tôi đã: - Thay vì sự bổ sung cho nhau một cách vừa vặn giữa lí thuyết và thực hành trong cơ cấu chương trình, chúng tôi mới chỉ đạt được sự cộng hợp rời rạc của các module, nơi mà lí thuyết không đủ mạnh để trở thành nền tảng cho thực hành, và vì thế, ý nghĩa của cả hai đều bớt đi đáng kể. - Bỏ qua cơ hội chia tách khung chương trình thành các chuyên ngành khác nhau, để tận dung tối đa khả năng xếp lắp của các module, nhằm tiết kiệm sức lực giảng dạy và học tập cho cả giảng viên và sinh viên.
Với tư cách một người trợ lí biên soạn khung chương trình tín chỉ của Khoa, tôi cho rằng, chúng tôi (tôi chỉ dám nói tới trường hợp của khoa tôi) đã bỏ lỡ cơ hội quý báu để tự cải tổ chương trình học của mình.
Lí do của sai lầm này rất nhiều và có lẽ không nên bàn nhiều ở đây. Tôi chỉ muốn đưa ra một yêu cầu rằng sau mấy năm thực hành tín chỉ, có lẽ đã tới lúc chúng ta ngấm được cái hay, cái dở của hệ tín chỉ, nhận ra những sai lầm đã mắc phải. Đây là lúc chúng ta cần có một cơ hội để tái chỉnh sửa khung chương trình cho phù hợp. Với tư cách một cố vấn học tập, tôi thấy những vấn đề khẩn thiết sau đây: - Thứ nhất, không thể cố vấn cho sinh viên trên cơ sở một chương trình học không hợp lí. Chẳng hạn, nhiều sinh viên hỏi tôi: “Em muốn trở thành phóng viên truyền hình, vậy em nên thiết kế chương trình học cho mình ra sao?”. Tôi tất nhiên chỉ có thể trả lời rằng: “Em thân mến, em cứ việc học toàn bộ những môn báo in, báo ảnh, báo phát thanh, PR, quảng cáo. Bởi Khoa chúng ta không phân chuyên ngành, nên em cứ việc nuôi giữ cái mong muốn riêng của em, còn em vẫn phải học tất cả chứ chẳng có cách nào may đo được chương trình riêng cho em”. Rõ rằng, câu trả lời này chứng tỏ sự việc module hoá các môn học đã không đạt được ý nghĩa. Cũng từ câu trả lời này, tôi cho rằng việc tạo dựng các chuyên ngành hẹp trong Khoa là tất yếu và vô cùng hiệu quả cho chiến lược phát triển của Khoa. - Thứ hai, chừng nào việc cố vấn chỉ dừng lại ở cố vấn kĩ thuật thì khó có thể đạt được hiệu quả. Công việc cố vấn học tập trước tiên phải là cố vấn về chiến lược học tập (mà như đã trình bày, tôi làm không được hiệu quả lắm vì chương trình không hợp lí), sau nữa, là cố vấn về thái độ học tập. Sinh viên hiện nay (trên cơ sở sinh viên Khoa Báo mà tôi biết) có một thái độ học tập cẩu thả và lười biếng đáng ngạc nhiên. Đó rất có thể là do sự rời rạc của hệ module, bởi trong thời gian học niên chế, tôi thấy tinh thần học tập có khả quan hơn. Sự rời rạc này cần được khoả lấp bằng một cách nào đó (tôi chưa nghĩ ra mà chỉ làm một cách rất tự phát là thường xuyên nói chuyện, trao đôi tâm tình, và giục giã các em học tập – điều rất mệt mỏi, vất vả mà không hề có lương). Phải tìm ra một cách nào đó để kết nói tinh thần học tập cho sinh viên.
… sau mấy năm thực hành tín chỉ, có lẽ đã tới lúc chúng ta ngấm được cái hay, cái dở của hệ tín chỉ, nhận ra những sai lầm đã mắc phải. Đây là lúc chúng ta cần có một cơ hội để tái chỉnh sửa khung chương trình cho phù hợp.
Với tư cách một giảng viên, tôi cho rằng: - Trình độ tự học của các em quá kém do hệ thống lí thuyết và phương pháp nghiên cứu mà chúng ta cung cấp cho các em (trường hợp khoa Báo) quá giáo điều. Đó nên gọi là lí luận chứ không phải lí thuyết. Vì thế, hệ kiến thức các em thu nhận là một hệ khép kín, không có khả năng cởi mở và tự thu nhận cái mới. Nó cũng khép lại như cầu đặt câu hỏi, nhu cầu phê phán của các em. Điều này, một lần nữa đến từ chương trình học thiếu hợp lí. Nó sẵn có từ hệ niên chế, nhưng tới hệ tín chỉ thì bộc lộ ra một cách rất rõ nét. - Hệ thống học liệu của chúng ta quá kém. Các em không có thư viện đủ rộng, trong thư viện không có sách vở gì đáng kể. Tôi xin lưu ý rằng học liệu giáo viên đưa cho hoàn toàn khác với học liệu phổ cập, bởi chỉ có học liệu được phổ cập bằng hệ thống thư viện mới khiến việc đọc trở nên bắt buộc và có tính sinh tồn cho quá trình học tập. Việc giáo viên đồng thời là người duy nhất có thể cung cấp học liệu khiến họ trở nên độc đoán và một chiều, giống như họ là nguồn duy nhất cung cấp tri thức vậy. Điều này rõ ràng làm thu hẹp năng lực tự làm chủ quá trình học tập của học viên cũng như là thui chột năng lực phê phán và truy vấn của sinh viên (do giáo viên là người áp đặt về nguồn sách). Trên đây là những đóng góp của tôi rút ra từ một vài năm kinh nghiệm thao tác với hệ đào tạo này. Còn vô số những vấn đề khác mà tôi vẫn ấp ủ, nhưng xét tới sự bề bộn ngổn ngang mà trường ta cùng đang đối diện trong cuộc thay đổi này, tôi thấy những điểm cơ bản trên đây là tạm đủ. Xin chân thành cảm ơn.

Tác giả: admin

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây