bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

"Nhân văn, nơi ươm mầm tài năng"

Thứ hai - 16/11/2015 21:16
"Nhân văn, nơi ươm mầm tài năng"

    Bạn bè đã hoàn thành hết hồ sơ đăng ký thi đại học.

      Tôi vẫn đang loay hoay tìm kiếm một cánh cửa mới cho cuộc đời mình.

      Đại học Hà Nội…

      Đại học Ngoại ngữ…

      Hay Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn?

Tôi vốn là người thiếu quyết đoán và hay do dự trong mọi việc. Cuối cùng, tim nó mách sao, tôi làm vậy, tôi chọn Khoa Văn bet365 football – Đại học Quốc Gia Hà Nội làm cánh cửa tiếp theo cho hành trình mới của mình.

Tôi thích văn, cũng yêu văn, say văn như trẻ con say sữa mẹ, học đại học chắc chắn phải về văn. Những trường đào tạo đầu ngành này là Đại học sư phạm và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Nhưng thi đại học không đơn giản chỉ là thích mà được, thi đại học cũng như người ta đi đánh trận, phải hiểu mình, hiểu người, lượng sức mình để đăng ký vào một khoa có số điểm vừa phải, để vừa được đỗ vào khoa mình thích mà chất lượng học cũng không phải dạng tồi. 19 với 21, so ra thì cơ hội đỗ vào trường Nhân Văn vẫn cao hơn! Vậy là tôi chọn khoa Văn học bet365 football – Đại học Quốc Gia Hà Nội làm điểm đến tiếp theo.

Tôi thích chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” báo chí, truyền thông và truyền hình. Tôi đam mê trở thành một nhà báo, một biên tập viên giỏi. Muốn vậy tôi cần phải có một cái nhìn cuộc đời sâu sắc. Những điều đó văn học làm tốt hơn báo chí. Vậy là tôi chọn khoa Văn học bet365 football – Đại học Quốc Gia Hà Nội làm điểm đến tiếp theo
Tôi thích ngắm Hà Nội lúc về đêm. Những tối mùa hè tháng 6 nóng bức đi chơi về muộn, tôi thường bắt gặp những người không nhà, không cửa nằm ngủ vạ vật trên đường Lý Nam Đế, tôi thương họ, tôi nhớ tới một câu nói của M.Gorki: “Văn học là nhân học”. Vậy là tôi chọn khoa Văn học bet365 football – Đại học Quốc Gia Hà Nội làm điểm đến tiếp theo.

Thi và đỗ vào trường, được trở thành tân sinh viên của trường, tôi mong ngóng đến ngày nhập học

3/9/2014 là ngày tôi bước sang một trang mới, trên con đường của riêng tôi, một mình tôi bước đi. Bỡ ngỡ và lo sợ, tôi còn quá trẻ con và không muốn mình lớn nữa nhưng xung quanh, bạn bè đều già hơn tôi rất nhiều. Ngày nhập học không có ấn tượng gì nhiều, nộp hồ sơ, nộp tiền và ra về. Hôm đó, không biết có phải là may mắn hay không, tôi được CMP của trường phỏng vấn, chị Phượng, sinh viên năm thứ tư khoa Báo chí – truyền thông. Chị là ước mơ tương lai của tôi, một phóng viên hiện trường. Gặp chị, tôi đã lờ mờ hình dung về quãng đời sinh viên bốn năm của mình, tự do, sôi nổi và trưởng thành. Tôi sẽ đi làm thêm kiếm tiền tiêu vặt, học tiếng Anh, học đàn, đi tình nguyện, được vào thư viện đọc sách, mượn sách và thỉnh thoảng vào ký túc xá làm phiền bạn bè một vài bữa ngủ trưa không về nhà.

Trường bắt đầu hiện ra trong hình dung của tôi với những sinh viên năng động, trẻ trung và nhiệt huyết giống như chị.

      4/9/2014

Lại một lần nữa tôi được tới trường, nghe tư vấn thi vào lớp chất lượng cao – một bài thi đánh giá năng lực, một bài thi tiếng Anh, rất khó và rất nghiêm túc.

Nhưng tôi chưa sẵn sàng!

Một năm qua chỉ học ba môn toán, văn, anh làm tôi thấy sợ sinh, sử, địa, lý, hóa và phát ngấy với toán. Tôi đã sung sướng vỡ òa vì cứ ngỡ đời mình sẽ chấm dứt nợ nần với chúng. Nhưng không may, chúng lại đồng loạt xuất hiện trong cuộc đời tôi một lần nữa và lần này hứa hẹn sẽ còn kinh khủng hơn. Triền miên trong những suy nghĩ, tôi bự dọc thêm vì người giảng viên tới rất muộn, hai giờ rồi ba giờ rồi ba rưỡi, cuối cùng cũng thấy được cô. Cô giới thiệu là cô tên Hoàng và sẽ giúp đỡ chúng tôi trong những ngày thi sắp tới. Quả thực tôi không mấy thiện cảm với cô  cho lắm. Nhưng mọi ấn tượng ban đầu đã tan biến khi gần đến cuối buổi nói chuyện tôi được bắt gặp trong ánh mắt, lời nói của cô, một con người yêu thích văn chương tha thiết: “Lương giáo viên còn nghèo nhưng chưa bao giờ cô ân hận khi đi theo con đường này”.

Trường bắt đầu hiện ra trong trí óc của tôi với những giáo viên yêu nghề, yêu trò, trẻ và đầy nhiệt huyết, những giáo viên giống như cô.

      6/9/2014

      Hôm nay lại tới trường. Buổi học đầu tiên của tôi trên giảng đường đại học. Bài học chính trị đầu tiên. Thực sự thì tôi ngán ngẩm lắm!

      Tôi không thích chính trị, phức tạp và lạ lẫm. Tôi tự nhủ, không biết họ định cho mình học gì đây?

      Nhưng bài học có lẽ cũng không quá khô khan, áp đặt và lý thuyết như tôi tưởng.

      Trường bắt đầu hiện ra trong trí óc tôi, rõ ràng hơn, ấn tượng hơn hai lần trước.

      Thành lập từ năm 1945, trường già rồi vậy mà vẫn ngồi chơi trên con đường Nguyễn Trãi tấp nập, ồn ào tới nghẹt thở, nếu còn nằm ở 19 Lê Thánh Tông thì chắc hẳn giờ này vẻ mặt đã cổ kính, kiêu kỳ.

Khác với trường cấp một, cấp hai, cấp ba cũ của tôi, trường đã trải qua những năm tháng gian khổ, khó khăn nhất. Bom Pháp rồi bom Mỹ lần lượt làm cho các thế hệ sinh viên trong trường phải đi tản cư, sơ tán. Những lúc một mình trơ trọi như vậy chắc trường cũng buồn lắm. Rồi tiếng hát át tiếng bom, sinh viên trường Khoa học Xã hội và Nhân văn cho dù thiếu cơm ăn, áo mặc, phải lấy phải lấy đụn thóc làm ghế, chân, đùi làm bàn, vẫn lạc quan, yêu đời, vững lòng tin chờ ngày trở lại với giảng đường.

      Cũng đã bao lần, trường chứng kiếnsự ra đi của những chàng lính trẻ như Lê Anh Xuân, Chu Cẩm Phong,… cầm lòng mà không kìm nổi nước mắt.

      “Người ra đi đầu không ngoảnh lại

      Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”

      Chiến tranh đã đi xa, một thế hệ cũ đã qua và những thế hệ mới khác sẽ còn tiếp nối, tre già thì măng lại mọc, đó là quy luật của tạo hóa. bet365 football từ năm 1995 tới nay đã thay da đổi thịt.

Thay vào giọng hoài cổ của thầy hiệu phó là một giọng sôi nổi, trẻ trung, vụi tươi, hài hước, đầy năng lượng của Phó Bí Thư Đoàn trường chị Mai Lan. Có lẽ vẻ ngoài của chị hơi dừ để tôi gọi là “chị” nhưng với tâm hồn không tuổi và nụ cười tươi mát ấy thì chị đã trở thành bạn đồng hành cùng chúng tôi rồi. Sự mơ mộng được trở thành một sinh viên đại học năng động của tôi thật không sai, mà chị Mai Lan chính là người dẫn đường cho mọi niềm khao khát của tôi ấy, đã bắt đầu nhen nhóm lên từ giây phút đầu tiên nghe chị nói.

Chúng tôi làm quen bạn bên cạnh bằng một trò chơi thú vị: véo tai, véo má, sờ mặt, khoác vai nhau,… Sự xuất hiện của chị phá tan không khí trầm lắng từ giờ học trước.

Trường lại bắt đầu hiện ra trong trí óc của tôi bằng lời giới thiệu của chị Lan.Một Đoàn thanh niên với những con người trẻ trung, năng động. Một Hội sinh viên luôn làm việc quên mình.

      Mười một câu lạc bộ tài năng, chuyên nghiệp.

      SOL – câu lạc bộ văn nghệ.

      AC – câu lạc bộ tiếng Anh

      Xung kích – câu lạc bộ vì cộng đồng với màu áo xanh tình nguyện mà ai ai cũng giống như những chú chim muốn sải cánh bay khắp mọi nơi, đem niềm vui tới khắp mọi nhà.

      CMP – câu lạc bộ nghiệp vụ báo chí – truyền thông – luôn có mặt trong mọi chương trình lớn, nhỏ của trường để viết bài, đưa tin, dựng phim như những nhà báo, phóng viên, nhà quay phim, phát thanh viên, biên tập viên thực thụ.

     RUMBO – câu lạc bộ cổ vũ…

Những sinh viên của thế hệ mới họ xây dựng xã hội, đất nước, trường học theo cách riêng của họ, đầy hoài bão.

7/9/2014 là một ngày thú vị trong những ngày thú vị khác ở trường mới của tôi. Hôm nay tôi được gặp thầy chủ nhiệm mà ở đại học bây giờ chúng tôi gọi là cố vấn học tập. Thầy đến sớm hơn tôi nghĩ và có một buổi trò chuyện kéo dài hai tiếng ba mươi phút. Một buổi trò chuyện không hề nhàm chán. Những kinh nghiệm, những kỷ niệm đẹp của thầy khi thầy bằng tuổi chúng tôi được thầy kể lại tưởng như không thể hết được. Ngày đầu mới từ quê ra, sinh viên Phạm Văn Hưng đi đâu cũng có bố đi theo kè kè bên cạnh, sinh nhật lần đầu tiên trong đời là được ở bên bạn bè, ở ký túc xá và những đêm đi chơi về muộn phải vác xe, vượt rào sang nhà trọ của bạn ngủ nhờ, những ngày với bạn cùng phòng chia nhau trực nhật, chung tiền mua một suất cơm bụi ba nghìn đồng ăn uống phủ phê,… Những kỷ niệm đẹp ấy chỉ có là sinh viên ta mới được biết đến. Để khi thời gian qua đi, ta vẫn có thể mỉm cười mãn nguyện mỗi khi nhớ về.

Tôi không rõ bốn năm đại học rồi sẽ ra sao, con đường tương lai phía trước rồi sẽ như thế nào nhưng trong ngôi trường đại học này, tôi tin bốn năm cuộc đời mình sẽ không trôi qua lãng phí. Tuổi 18 của tôi là ở đây rồi.

Tác giả: Phan Đỗ Hồng Anh - K59 Văn Học CLC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây