bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

Thăm nhà "cô thủ khoa có đôi mắt biết nói"

Thứ hai - 27/02/2012 08:12

Kì thi đại học vừa qua, thủ khoa Trường ĐHKHXH&NV cũng là người có điểm thi khối C cao nhất nước (27 điểm). Vũ Thị Phương - một cái tên giản dị nhưng gợi cho tôi nhiều tò mò.

Thăm nhà
Thăm nhà "cô thủ khoa có đôi mắt biết nói"

Kì thi đại học vừa qua, thủ khoa Trường ĐHKHXH&NV cũng là người có điểm thi khối C cao nhất nước (27 điểm). Vũ Thị Phương - một cái tên giản dị nhưng gợi cho tôi nhiều tò mò.

Chỉ còn hơn một tuần nữa là đến ngày nhập học, tôi quyết định sẽ tranh thủ ngày cuối tuần đến thăm nhà "cô thủ khoa có đôi mắt biết nói".

Cô học trò trường chuyên Hùng Vương quê ở tận thị trấn Thanh Ba - huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ. Sau vài phép cộng, tôi giật mình khi biết tổng quãng đường cả đi lẫn về là gần 280 cây số. Băn khoăn một hồi, tôi vẫn quyết định chọn xe máy cho chủ động.

9h sáng, tôi có mặt tại thị trấn Thanh Ba. Tôi gọi điện, máy bận. Nhưng cũng không khó để có thể hỏi thăm được ngôi nhà của thủ khoa Trường ĐHKHXH&NV.

Dù tối hôm trước tôi đã gọi điện nhưng cả gia đình đều có vẻ bất ngờ. "Cô lại cứ tưởng là có người gọi điện trêu đùa cơ", cô Mai (mẹ Phương) giải thích.

Sau ít phút giới thiệu, làm quen, tôi xin phép được bắt đầu công việc của mình và không quên đề nghị cả gia đình cứ tự nhiên.

Căn nhà cấp 4 của gia đình Phương nằm khiêm tốn trên một dãy phố yên ả giữa thị trấn Thanh Ba. Trước cửa là dãy bàn nước của mẹ. Hơn 10 năm nay, gần như mọi khoản chi cho chị em Phương đều trông cả vào đấy. Bố Phương là công nhân lắp máy, lương thấp lại phải thường xuyên xa nhà nên thỉnh thoảng mới có điều kiện gửi về ít tiền cho ba mẹ con.

Hôm nay gia đình Phương làm cỗ ăn mừng cô bé đậu thủ khoa. Gian nhà ngoài bỗng trở nên chật trội, phải xếp chồng cả bộ bàn ghế vào một góc mới đủ lối đi.

Nhân sự kiện đặc biệt, hôm nay Phương được giao nhiệm vụ thắp hương. Dù được bà nội hướng dẫn nhưng cô học trò vốn chỉ quen với sách vở phải lóng ngóng một lúc mới hoàn thành nhiệm vụ.

Biệt danh ở nhà của Phương là "choè" vì phải cái "tội" nói hơi nhiều, nhưng chỉ khi ngồi vào mâm tôi mới được Phương "phỏng vấn":

- Chú ơi, học đại học có khó lắm không ạ?
- Ô, chỉ có 4 khoa mở lớp chất lượng cao thôi ạ? Khoa cháu không có lớp đấy thì chán nhỉ...
- Ở trường mình có nhiều hoạt động ngoại khoá chứ ạ?
- Cháu thấy bảo học ngành xã hội khó xin việc, ở trường mình có thế không?
- Cháu thích ở kí túc xá lắm, chú xin hộ cháu nhé...

Và chỉ sau khi bố mẹ nhắc thì mật độ câu hỏi mới giảm bớt.

Sau bữa cơm, tranh thủ lúc Phương thực hiện "nghĩa vụ rửa bát", tôi quan sát kĩ hơn phần còn lại của ngôi nhà. Gian phía trong nằm thấp hơn gian ngoài khoảng 1 mét, nối thông với bếp, trên mái ốp tạm một lớp xốp cách nhiệt. Thấp hơn 1 mét nữa là khu vực giếng nước với khoảng sân rộng chừng 10 mét vuông.

Thấy tôi đang chăm chú nhìn giá sách, Phương giải thích ngay:

- Cháu học nội trú nên chỉ sau khi thi tốt nghiệp mới học ở nhà. Cháu tự ôn đấy, vì đi ôn thi ở trung tâm không hiệu quả bằng. Lớp cháu cũng có nhiều bạn tự ôn, có 30 bạn đã thi đỗ, còn lại 2 bạn là đang đợi xét nguyện vọng 2.

- Thế sách vở của Phương cất đâu hết rồi?

- Cháu thi xong là cho hết, chỉ giữ lại ít tài liệu môn Văn, nhưng hiện tại thì cũng cho mượn rồi ạ.

- Nói vậy thì Phương chắc chắn sẽ thi đỗ ngay sau khi thi à? Lúc đấy Phương nghĩ mình sẽ được bao nhiêu điểm?

- Không hẳn vậy ạ. Cháu chỉ mong mỗi môn được khoảng 7 điểm thôi. Trong thời gian đợi kết quả cháu lo lắm. Nhất là hôm bạn ở nhà đối diện khoe là mình thi được 24 điểm, cả nhà cháu còn sợ cháu bị trượt cơ.

- Phương thấy đề thi môn Văn thế nào?

- Cháu thấy câu 1 là kiến thức cơ bản, câu 3 không khó. Còn câu 2 là đề mở thì chúng cháu rất thích. Đi thi, chúng cháu chỉ mong được làm những câu như vậy, tha hồ mà thể hiện suy nghĩ của mình.

- Lí do để Phương chọn Khoa Quốc tế học? Tại sao không phải là Báo chí trong khi Phương là đã có khá nhiều tác phẩm được đăng trên báo Thiếu niên Tiền phong?

- Cháu thấy nghề báo vất vả quá, không phù hợp với mình, chỉ dám mơ ước thôi. Khi chọn Khoa Quốc tế học, cháu không được bố mẹ ủng hộ lắm. Nhưng cháu vẫn quyết tâm để tạo sức ép cho mình phải học thật tốt ngoại ngữ và có cơ hội được đi nhiều nơi.

Tôi định hỏi kĩ hơn về phương pháp học ôn của cô thủ khoa thì cả nhà đề nghị tôi nghỉ trưa kẻo mệt. Dù sao Phương đã từng chia sẻ trên báo những kinh nghiệm của mình, đường về còn xa, tôi lười biếng nghĩ vậy và đành tranh thủ xem qua một số kiểu ảnh đã chụp được trước khi cơn buồn ngủ kéo đến.

13h, tôi ra trước cửa nhà chụp ảnh quán nước. Tầm này đường phố vắng ngắt, thỉnh thoảng mới có một chiếc xe chạy qua. Vẫn còn thiếu một tấm ảnh nữa: Chân dung thủ khoa. Bản thân tôi luôn cố gắng tránh xa sự sắp đặt, nhưng trong hoàn cảnh này thì tôi thực sự lúng túng. Một người họ hàng của Phương mời tôi sang thăm nhà và khu vườn rộng hơn 3500 mét vuông, ngay sau nhà Phương. Tôi đồng ý ngay vì biết đây là cơ hội cuối cùng.

- Này Phương "choè", mấy con chim kia có vẻ đói đấy.

- Cháu thử cho nó ăn quả roi nhé... Con này có vẻ không thích... Thôi, còn quả cuối cùng này cháu ăn đây, không cho con nào nữa.

Vậy là tôi vẫn phải dùng tới "tiểu xảo" để có một bức ảnh chân dung cho... đủ bộ.

Sau gần 5 giờ đồng hồ có mặt tại nhà thủ khoa mà tôi vẫn chưa có một bức ảnh ưng ý. Có lẽ trước chuyến đi tôi đã quá chủ quan. Giờ mà cố nán lại cũng chỉ làm phiền mọi người. Hơn 2 giờ chiều, ánh nắng bắt đầu đổi hướng, tôi chào tạm biệt cả gia đình cô thủ khoa khối C năm 2009. Hẹn gặp lại vào ngày nhập học 05/9 trước cổng trường Nhân văn.

Tác giả: i333

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây