bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

Trận đánh tại nhà thờ Trí Bưu

Thứ bảy - 25/07/2015 10:04
Kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ (27-7-1947/27-7-2015), USSH xin trân trọng giới thiệu bài viết "Trận đánh tại nhà thờ Trí Bưu" mà tác giả là người trong cuộc. Đây chỉ là một trong nhiều trận đánh ác liệt của quân và dân Quảng Trị trong 81 ngày đêm mùa hè đỏ lửa năm 1972.
Trận đánh tại nhà thờ Trí Bưu
Trận đánh tại nhà thờ Trí Bưu

Như một quy luật, đời người có nhiều kỷ niệm, nhưng kỷ niệm dễ nhớ, khó quên nhất vẫn là những kỷ niệm của những năm tháng cam go, một sống hai chết, hòn tên mũi dạn, xanh cỏ đỏ ngực, đi không trở về… Kỷ niệm về một thời quân ngũ, khi tuổi thanh xuân còn ngẩn ngơ, chập chững bước vào trường, nghe theo tiếng gọi của hồn thiêng sông núi, tôi hồn nhiên, tình nguyện vào lính như bao người bạn cùng trang lứa. Vào lính, vào chiến trường Quảng Trị, 81 ngày đêm đỏ lửa tại Thành Cổ, tôi tham gia không trọn vẹn vì bị thương sớm (18/7/1972) nhưng kỷ niệm về một trận đánh vẫn còn tươi nguyên trong đầu óc tôi suốt 35 năm qua – đó là trận đánh vào nhà thờ Trí Bưu, một hang ổ đầy gian nan, khó tiếp cận, đổ máu, hy sinh nhiều nhất phía sau bờ sông Thạch Hãn.

Sẽ là không phải chút nào, trước khi hồi tưởng lại trận đánh mà không quên cám ơn Viettel ngàn lần, đơn vị đã tài trợ toàn bộ kinh phí chuyến đi hoành tráng “Một thời hoa lửa”. Viettel đã cho chúng tôi một cơ hội thăm lại chiến trường xưa mà những tưởng đén lúc nhắm mắt xuôi tay vẫn không thể làm được. Chuyến đi đầy ắp những kỷ niệm vui buồn, gặp lại bạn chiến đấu suốt 35 năm qua “bạt vô âm tín”. Giờ mỗi người một số phận, mỗi cương vị khác nhau. Tay bắt mặt mừng kể cho nhau nghe từng trận đánh, từng mảnh đời của những số phận xấu số và cuối cùng là chắp lại một thiên anh hùng ca vĩ đại được viết bằng máu và nước mắt. Vui vẻ, bồi hồi nhớ lại cảnh cũ chuyện xưa là tâm trạng chung của tất cả chúng tôi. Như một điềm báo trước “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, Thần Cổ đêm đó mưa tầm tã, mảnh đất khô cằn, khốc liệt xưa đón chúng tôi về cùng đồng đội với tâm trạng “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”, Chúng tôi khóc, đất trời cũng khóc, nước mắt hòa vào nước mưa tắm tưới đẫm vào các anh, thấm vào lòng đất nơi an giấc ngàn thu của các đồng đội tôi.

Từ Đông Hà, xe Viettel hành quân vào các làng bản, qua cầu Quảng Trị, qua Thạch Hãn đưa chúng tôi về Thành Cổ Quảng Trị. Cái đích Thành Cổ sao bây giờ thênh thang, thuận lợi đến thế. Ngồi trên xe, chúng tôi muốn xe đi chậm lại để suy ngẫm, nghe lại bước chân hành quân, hình dung lại những trận rượt đuổi quân thù năm xưa. Song cái gì đến sẽ đến, Thành Cổ hiện ra trước mắt chúng tôi, bỏ lại sau lưng biết bao kỷ niệm mà chúng tôi chưa kịp mường tượng hết. Xuống xe, tôi và các cựu chiến binh đại đội 10, những anh Bằng, Điệp, Lũy, Hùng, Đức… tỏa ra chạy vội đến nhà thờ Trí Bưu để tận mắt nhìn lại nơi diễn ra cuộc chiến ác liệt xưa.

Nhà thờ Trí Bưu hôm nay

Đoàn cựu chiến binh Phủ Lý – Hà Nam đến Trí Bưu mỗi người một tâm trạng khác nhau, buồn nhất là anh Hùng có người em ruột hy sinh tại đó (vẫn chưa tìm thấy mộ). Anh thắp nhén nhang, khóc khó nức nở, cầu xin hương hồn em trai anh một cách mơ hồ trong nổi tuyệt vọng. Riêng tôi, trước đây, Trí Bưu là một hình ảnh lờ mờ, vì thời đó 1972 ban ngày thì trú ẩn, ban đêm mới xông trận, cây cối trơ trụi, gạch đá ngổn ngang, cả Thành Cổ ta và địch lẫn lộn, làm sao nhớ nổi? Nay có dịp vào ban ngày cộng với những ký ức xưa dội về đã cho tôi một bức tranh toàn cảnh về Trí Bưu. Trí Bưu hôm nay đẹp đẽ, hiền hòa, biểu tượng cho sự hòa trộn giữa đạo và đời. Quanh Trí Bưu, xóm làng đông đúc, phủ kín cây xanh, đường vẫn còn đó, không tên nhưng chính nó là một chướng ngại vật rất trống trải buộc chúng tôi phải vượt qua để tiếp cận nhà thờ. Tháng 7 năm 1972, nhà thờ Trí Bưu tồn tại như một thách thức giữa ta và địch. Trong nhờ thờ có ngụy, có dân, diệt ngụy là diệt cả dân, chiến đấu vì dân, chẳng nhẽ lại làm như vậy sao? Bằng nhiều cách tiếp cận, để dãn dân, ít đổ xương máu, địch vẫn không nghe, chúng ngoan cố tử thủ tới cùng. Đã nhiều lần, các đơn vị nhận nhiệm vụ đánh vào nhà thờ đều vấp phải sự kháng cự quyết liệt của kẻ thù.  Ta – địch tổn thất, thương vong khá nhiều. Mỗi lần đánh như thế, khi rút quân ra, ta gom lại còn ai lại vào trận, bất biết người lính đó ở đơn vị nào. Sự chiến đấu, hy sinh tình nguyện là nguồn mạch củng cố tinh thần tướng sĩ. Có lúc, có khi chúng tôi chẳng biết thủ trường mình là ai vì họ đã hy sinh, bị thương cả rồi.

Tối 18 tháng 7 năm 1972, lệnh từ trên xuống, tiểu đoàn 9 xung trận. Màn đêm buông xuống, tôi và đồng đội vào trận như bao trận đánh trước, các mũi, các hướng đã bố trí sẵn sàng. Chúng tôi, những người lính được lệnh của cấp trên bảo đi là đi, bảo đánh lá đánh, cả đại đội dồn vào có lẽ được hơn một trung đội. Tôi đi theo mũi do tiểu đoàn phó Kiều Ngọc Luân dẫn đầu. Sau một hồi tiếp cận gian nan, vất vả, đích chống cự dữ dội. Trên trời pháo sáng, máy bay lượn vè vè, dưới đất thì đạn, cối, pháo tầm xa bắn như mưa. Mũi chúng tôi vấp phải ổ trung liên từ phía cửa sổ tần hai nhà thờ bắn ra rát mặt, không sao tiến lên được. Tạm trú ở một hố bom sâu nhỏ, chờ lệnh cấp trên, chờ đợi giữa cái sống và cái chết trong gang tấc, nghĩ lại thật khủng khiếp! Tối đó, tôi được phân công bắn B40 (chiến trường hồi đó mà cầm cầm hỏa lực thì cái chết chắc trong tay), mục tiêu là nhắm vào cửa sổ tầng 2 nơi ở trung liên. Tôi khom người, chỉnh mục tiêu bóp cò. Viên đạn B40 bay đi để lại phía sau một vết sáng và khói mù. Bắn xong, tôi lao xuống hào, lập tức vài quả bối cá nhân từ hướng nào bắn tới nổ quanh tôi. Rất may, tôi vẫn an toàn nhưng bỗng tôi thấy nhói ở thái dương, sờ vào thấy máu chảy đầm đìa. Vết thương nhỏ thôi nhưng phải chỗ hiểm nên máu ra nhiều… Tôi được ai đó băng bó trắng toát cả đầu và đưa ra phía sau. Phía trước vẫn là một trận đánh, chẳng hiểu bắn có trúng hay không? Nhưng sau phát B40, tiếng súng trung liên của địch im bặt (sau tôi được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng III tại trận này). Tôi được chuyển vào hầm nhà TỈnh trưởng. Đêm đó, ta thương vong nhiều, trong hầm ngổn ngang thương binh, mỗi người bị một kiểu. Tối hôm sau, tôi được thuyền chuyển qua sông Thạch Hãn ra VĨnh Linh điều trị. Sau vài tháng chữa chạy vết thương và an dưỡng, tôi trở lại chiến trường và tham dự trận đánh Cửa Việt trước giờ ngừng bắn theo Hiệp định Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973.

Tản mạn nhớ lại chuyện ngày xưa, mà lại là chuyện người lính còn nhiều lắm, mực nào viết hết, giấy nào in xuể. Với tư cách là một cựu chiến binh, một lần nữa xin cám ơn Ban liên lạc Trung đoàn 64 Sư đoàn 320B đã cho tôi một cơ hội để giãi bày tâm sự người lính hồi kết của cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại.

Tác giả: Bùi Duy Dân

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây