Ngôn ngữ
Trường Đại học Senshu là đối tác truyền thống và quan trọng đối với bet365 football , ĐHQGHN cũng như Bộ môn Nhật Bản học. Tính đến nay, đã có hơn 30 sinh viên, cán bộ và giảng viên theo học các bậc đại học và sau đại học tại trường Đại học Senshu. Buổi giao lưu diễn ra bằng hình thức seminar trực tuyến dưới dự chủ trì của GS. Shimane Katsumi (Đại học Senshu), PGS. Sugiura Chinami (Đại học Ishinomaki Senshu), TS. Võ Minh Vũ (Đại học KHXH&NV) với sự tham gia của gần 50 sinh viên đến từ ba trường và được thực hiện hoàn toàn bằng tiếng Nhật.
Hình ảnh giao lưu với trường Đại học Senshu và Ishinomaki Senshu
Tại buổi seminar này, sinh viên bộ môn Nhật Bản học đã trình bày 2 báo cáo về chủ đề “Cái chết cô độc của người cao tuổi tại Nhật Bản”, “Xã hội 5.0”. Sinh viên trường Đại học Senshu đã trình bày báo cáo với chủ đề “Thu phí đối với túi nilong siêu thị và mục tiêu thiên niên kỷ”, sinh viên trường Đại học Ishinomaki Senshu trình bày báo cáo về “Học tập trực tuyến tại Nhà sinh hoạt cộng đồng trong thời kỳ dịch COVID-19”. Đây là những nội dung thu hút được sự quan tâm của các bạn sinh viên. Sau mỗi báo cáo, sinh viên và giảng viên các trường đã đưa ra những nhận xét, đánh giá cũng như chia sẻ thêm thông tin giúp sinh viên hiểu sâu sắc hơn về nội dung mà báo cáo đặt ra.
Hình ảnh giao lưu với trường Đại học Kyoto Sangyo
Chiều cùng ngày 27/11, hơn 30 sinh viên sinh viên Bộ môn Nhật Bản học và sinh viên trường Đại học Kyoto Sangyo đã phối hợp tổ chức buổi giao lưu trực tuyến dưới sự điều hành của PGS.TS Kato Atsufumi (Đại học Kyoto Sangyo) và TS. Phạm Hoàng Hưng (Đại học KHXH&NV).
“Ẩm thực”, “Điện ảnh”, “COVID-19”, “Hoạt động của sinh viên” là bốn chủ đề được các bạn sinh viên đưa ra thảo luận. Trong buổi giao lưu, các bạn sinh viên của trường Đại học Kyoto Sangyo đã giới thiệu về cách làm một số món ăn truyền thống, thông tin về tình hình dịch COVID-19 tại Nhật Bản, tạo trò chơi câu đố về các tác phẩm điện ảnh, anime… Về phía trường Đại học KHXH&NV, các bạn sinh viên Bộ môn Nhật Bản học đã giới thiệu về ý nghĩa của các món ăn ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam, giới thiệu tác phẩm điện ảnh “Mùi đu đủ xanh”, chương trình “Đêm Đông Phương IX” của Khoa Đông phương học. Các bạn sinh viên Bộ môn Nhật Bản còn dành thời gian thông tin về chiến dịch chung tay chống Covid của Việt Nam, chia sẻ hình ảnh tương thân tương ái của người Việt trong thời gian cách ly xã hội và các hoạt động hỗ trợ ý nghĩa của Nhà trường dành cho các bạn sinh viên như chương tình “Siêu thị 0 đồng”, “Không để sinh viên Nhân văn nào bị bỏ lại phía sau”…
Những sinh viên tham gia buổi giao lưu đã nhận Giấy chứng nhận có chữ ký xác nhận của hai trưởng khoa là Khoa Xã hội học, Đại học Kyoto Sangyo và Khoa Đông phương học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.
Theo TS. Phạm Hoàng Hưng, trong cả hai buổi giao lưu, các báo cáo và trao đổi đều được trình bày hoàn toàn bằng tiếng Nhật. Các sinh viên Bộ môn Nhật Bản đã nỗ lực sử dụng và trau dồi tiếng Nhật trong quá trình khai thác tài liệu, viết báo cáo và thảo luận. Bên cạnh những nội dung như văn hóa, kinh tế, xã hội… thì hai buổi giao lưu đều đề cập đến vấn đề thời sự xã hội là tình hình Covid-19 và cách ứng phó tại hai nước. Sinh viên hai nước đều nhận thức được thách thức mang tính thời đại và toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hướng nghiệp của bản thân.
Những hoạt động này đã thể hiện mối quan hệ hợp tác bền vững giữa Bộ môn Nhật Bản với các trường đại học đối tác tại Nhật Bản, đồng thời cũng là minh chứng cho thấy với sự phát triển của nền tảng internet và sự năng động, nhiệt tình của sinh viên, khoảng cách địa lý hay trở ngại giao tiếp giữa các bên đã không khó để bị xoá nhoà.
Tác giả: Bộ môn Nhật Bản học
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn