bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

WEBINAR #6: “Chuẩn bị hành trang – sẵn sàng cuộc sống mới” diễn ra thành công, khép lại chuỗi hoạt động vô cùng ý nghĩa vì cộng đồng

Thứ hai - 30/05/2022 06:26
Chiều ngày 22/05 vừa qua, Webinar #6 với chủ đề “Chuẩn bị hành trang - Sẵn sàng cuộc sống mới” do Trung tâm Nghiên cứu Liên ngành các Khoa học xã hội (CIRSS) tổ chức đã diễn ra thành công trên nền tảng trực tuyến.

Cap Diễn giả

“Bạn trẻ cần chuẩn bị gì khi bước vào thị trường lao động?”, “Những kỹ năng nào được đề cao trong thế kỷ 21?”, “Đâu là bí quyết để chinh phục các nhà tuyển dụng?”... cùng rất nhiều câu hỏi khác đã được Diễn giả - TS. Nguyễn Bá Đạt, Trưởng Bộ môn Tâm lý học Tham vấn, Khoa Tâm lý học, Trường ĐHKHXH&NV giải đáp trong buổi Webinar.

Mở đầu chương trình, TS. Nguyễn Bá Đạt đã có những chia sẻ với các bạn trẻ về sự chuyển tiếp của quá trình trưởng thành. Con người chúng ta ai cũng sẽ trải qua các giai đoạn lứa tuổi khác nhau, gắn với các hoạt động học tập, làm việc, phát triển sự nghiệp… Trong đó, lứa tuổi 18-23 là quãng chuyển tiếp quan trọng, khi mà chúng ta có rất nhiều suy nghĩ về bản thân và cuộc đời, về con đường sắp tới và việc tổ chức cuộc sống. Từ đó, TS. Nguyễn Bá Đạt đã mang đến những kiến thức, thông tin thú vị cùng những kỹ năng hữu ích giúp các bạn trẻ phát triển bản thân và trưởng thành hơn trong nghề nghiệp.

Nghề nghiệp và việc làm?

Diễn giả đã giúp khán giả tham dự phân biệt giữa hai khái niệm “Nghề nghiệp” và “Việc làm”. Nghề nghiệp là một lĩnh vực lao động, thông qua đào tạo cá nhân có tri thức, kỹ năng để làm ra những sản phẩm vật chất hay tinh thần đáp ứng nhu cầu của xã hội. Còn việc làm là hoạt động tạo ra thu nhập không bị pháp luật cấm (theo Điều 13, Bộ Luật Lao động). Đặc biệt, một người học một nghề, nhưng có thể làm được rất nhiều công việc khác nhau, có thể liên quan nhiều hay ít tới ngành nghề đã học. Ví dụ, nghề Tâm lý học có thể làm việc ở các lĩnh vực khác nhau của thị trường lao động như: thương mại, giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe, phúc lợi xã hội,...

Vậy bạn trẻ cần trang bị hành trang gì khi bước vào thị trường lao động?

Để giải đáp điều này, chúng ta cần trả lời một số câu hỏi:

- Bạn đã học nghề gì?

- Bạn có thể làm gì với tấm bằng đã nhận?

- Mục đích của bạn khi tham gia thị trường lao động là gì?

- Con đường mà bạn sẽ đi để phát triển sự nghiệp?

- Bạn sẽ tìm kiếm công việc của mình ở đâu?

- Bạn có những năng lực, phẩm chất, kỹ năng nào và còn điều gì thiếu sót?

Bên cạnh đó, trước khi chúng ta chính thức bước vào thị trường lao động, không thể thiếu việc trang bị những kiến thức, kỹ năng và thái độ gắn với ngành nghề mà mình được đào tạo. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và Internet, người lao động luôn cần làm mới mình với những năng lực, kỹ năng để có thể làm việc trên không gian số trong xã hội không ngừng biến động của thế kỷ 21.

Năng lực số và Kỹ năng nghề trong thế kỷ 21.

TS. Nguyễn Bá Đạt đã chia sẻ tới khán giả tham dự một nghiên cứu rất mới về các nhóm năng lực số. Theo đó, có tới 7 nhóm năng lực là: Vận hành thiết bị và phần mềm; Khai thác thông tin và dữ liệu; Giao tiếp và hợp tác trong môi trường số; An toàn và an sinh số; Sáng tạo nội dung số; Học tập và phát triển kỹ năng số; Sử dụng năng lực số cho nghề nghiệp.

Cùng với đó là 04 kỹ năng nghề được đề cao trong thế kỷ 21 theo phân tích của Joseph A.Riosab và các cộng sự (2020): Giao tiếp thông qua ngôn ngữ nói, Giao tiếp thông qua văn bản; Khả năng hợp tác và Kỹ năng giải quyết vấn đề.

Vậy làm thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng?

Diễn giả cho rằng để chinh phục nhà tuyển dụng, cần đảm bảo 02 yếu tố: sự chuẩn bị cho buổi phỏng vấn và thần thái khi trả lời câu hỏi. Để chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn, trước hết các ứng viên nên tìm hiểu thật kỹ về các câu hỏi thường gặp cũng như thông tin về tổ chức/doanh nghiệp mà mình muốn ứng tuyển. Tiếp đến, ứng viên cần xác định được giá trị của bản thân (điều này rất quan trọng đối với việc đàm phán mức lương). TS. Nguyễn Bá Đạt cũng đưa ra gợi ý hữu ích giúp các bạn trẻ có được một thần thái thật tốt để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, đó là: hãy chuẩn bị trang phục thật phù hợp, luôn tự tin vào bản thân và đừng quên thể hiện sự độc đáo của riêng mình!

Phần cuối của buổi chia sẻ, TS. Nguyễn Bá Đạt đã bày tỏ những quan điểm về ý nghĩa của công việc và nghề nghiệp. Đối với mỗi cá nhân khác nhau, công việc cũng có những ý nghĩa riêng biệt. Song nhìn chung, công việc mang lại thu nhập giúp chúng ta duy trì cuộc sống, kết nối với xã hội, giải tỏa cảm xúc, củng cố và học thêm nhiều tri thức, kỹ năng mới. Khi học tập và phát triển bản thân ở một ngành nghề, chúng ta cũng sẽ có cơ hội việc làm tốt hơn, tăng thu nhập và sự kết nối xã hội, chứng minh bản sắc cá nhân và có được sự ghi nhận, từ đó gia tăng cảm nhận hạnh phúc.

Khép lại phần chia sẻ của mình, diễn giả đưa ra lời khuyên về việc thích ứng với công việc và nghề nghiệp. Về vấn đề này, diễn giả đặc biệt nhấn mạnh tới yếu tố thời gian. “Cần sinh thục, thục sinh tinh, tinh sinh sắc” - chúng ta cần có một thời gian làm việc đủ lâu để những kỹ năng nghề được hoàn thiện, sức bền lao động được kiểm chứng, từ đó mới có thể đạt đến độ sắc sảo trong công việc và gặt hái những thành quả ngọt ngào.

Thông qua những chia sẻ sâu sắc mà gần gũi, giản dị cùng những hồi đáp tận tình của Diễn giả - TS. Nguyễn Bá Đạt dành cho các câu hỏi được gửi đến, Webinar #6 đã giúp đông đảo bạn trẻ them dự trang bị thêm nhiều kiến thức, kỹ năng hữu ích để vững bước hơn trên hành trình học và làm nghề.

W6 Recap 2

Webinar #6: “Chuẩn bị hành trang - Sẵn sàng cuộc sống mới” cũng đã khép lại giai đoạn hoạt động đầu tiên của chuỗi Webinar “Hỗ trợ tâm lý - xã hội cho cộng đồng” do Trung tâm Nghiên cứu Liên ngành các Khoa học Xã hội (CIRSS) tổ chức. Nhận được sự ủng hộ của khán giả tham dự, Trung tâm hiện đang lên kế hoạch cho những hoạt động dịch vụ phong phú, đa dạng hơn trong thời gian tới để tiếp tục thực hiện mục tiêu đóng góp giá trị tích cực, nâng cao sức khỏe tinh thần cho cộng đồng.

Tác giả: Linh Chi

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây