(17/10) Thuyết trình: Phân tích nhân học về một số hiện tượng liên quan đến chữ viết
i333
2008-10-16T17:05:32-04:00
2008-10-16T17:05:32-04:00
//oddbark.com/vi/news/thong-bao/17-10-thuyet-trinh-phan-tich-nhan-hoc-ve-mot-so-hien-tuong-lien-quan-den-chu-viet-4051.html
/themes/ussh_v2/images/no_image.gif
bet365 football
- ĐHQGHN
//oddbark.com/uploads/ussh/logo.png
Thứ năm - 16/10/2008 17:05
Chủ đề: Phân tích nhân học về một số hiện tượng liên quan đến chữ viết: trường hợp sớ và văn tự thờ cúng tổ tiên
Người thuyết trình: TS. Phan Phương Anh (Viện Văn hoá - Nghệ thuật Việt Nam)
Thời gian: 9h00 ngày 17/10/2008 (thứ Sáu)
Địa điểm: Multimedia Room, Bảo tàng Nhân học, Tầng 3, Nhà D, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Tóm tắt nội dung: Sớ và không gian văn tự của bàn thờ tổ tiên của người Việt trước đây thường gắn với chữ Hán-nôm. Tuy nhiên, từ khi đổi mới, cùng với những biến đổi mạnh mẽ trong đời sống xã hội, các hoạt động tín ngưỡng ở Việt Nam ngày càng sôi động, trong đó các hiện tượng liên quan đến chữ viết cũng trở nên đa dạng với sự hồi sinh của chữ Hán-Nôm và sự thâm nhập của chữ quốc ngữ trong các văn bản mang tính nghi lễ. Trong khi chữ quốc ngữ từ lâu đã thay thế chữ Hán-Nôm trong đời sống xã hội thì dường như với một số người chữ Hán-Nôm lại được coi là cách tốt để giải quyết một số vấn đề tâm linh đương đại và sự thay thế này đang gây nhiều tranh cãi. Tác giả sẽ phân tích các mối quan hệ nhiều chiều giữa người viết chữ, người đặt viết chữ với từng loại văn tự nhằm chứng minh rằng việc sử dụng các loại hình chữ viết khác nhau không chỉ đơn thuần bị chi phối bởi truyền thống hay tính tiện lợi của văn tự, mà nó còn phản ánh những ảnh hưởng sâu sắc của mỗi hình thức kí tự đối với tư duy, đời sống tín ngưỡng nói riêng và xã hội nói chung. Qua nghiên cứu trường hợp về viết sớ và chữ viết trên bàn thờ tổ tiên của người Việt, tác giả cũng muốn gợi lên một số hướng nghiên cứu mới về chữ viết từ góc độ nhân học.
Từ khoá: Văn tự, Chữ viết, Chữ quốc ngữ, Hán-nôm, Nhân học chữ viết, Sớ, Nghi lễ, Thờ cúng tổ tiên, Tín ngưỡng.