1. Mục tiêu của khoá tập huấn
- Khoá tập huấn hướng đến mục tiêu trang bị và tăng cường kiến thức về lý thuyết, phương pháp và thực tiễn liên quan đến nghiên cứu thực địa trong khoa học xã hội, tạo cơ hội cho học viên tham gia vào tất cả các giai đoạn của một nghiên cứu thực địa (từ xây dựng đối tượng nghiên cứu, thu thập dữ liệu, cho đến phân tích và xử lý dữ liệu).
- Truyền tải kiến thức thông qua việc thực hành một tập hợp nhất quán các phương pháp và kỹ thuật đặc trưng của khảo sát thực địa trong khoa học xã hội và nhân văn. Cuộc khảo sát thực địa sẽ được xác định theo một chủ đề ban đầu và có thể được điều chỉnh trong suốt quá trình điền dã tùy theo những dữ liệu, thông tin, điều kiện, khó khăn và cơ hội mà học viên gặp phải trên thực địa. Quá trình này cho phép học viên thực hành một cách tiếp cận mang tính quy nạp và thực nghiệm, theo đó nhà nghiên cứu sẽ có cơ hội vận dụng và tái nhìn nhận các vấn đề khái niệm và lý thuyết trên cơ sở dữ liệu thực địa.
- Rèn luyện cho học viên kĩ năng làm việc độc lập : Hình thức này đòi hỏi sự tham gia tích cực của học viên trong quá trình điều tra khảo sát. Học viên sẽ được trao quyền chủ động trong quá trình nghiên cứu, đồng thời được gợi mởi để có cái nhìn mang tính phản biện về các nguồn lực được huy động, các phương pháp được sử dụng và các diễn giải được hình thành.
2. Chương trình tập huấn
Khóa đào tạo sẽ kéo dài 10 ngày và sẽ được chia thành bốn giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Bài giảng về lý thuyết và phương pháp và chuẩn bị cuộc điều tra (2 ngày):
(1) Các khái niệm và lý thuyết chính - các cuộc tranh luận liên quan đến chủ đề được xác định ban đầu (liên quan đến mối quan hệ giữa các động lực môi trường, kinh tế và xã hội)
(2) Phương pháp nghiên cứu thực địa: các bước và nguyên tắc chính để thiết lập một nghiên cứu thực địa định tính
(3) Giới thiệu bối cảnh địa phương nơi cuộc khảo sát thực địa sẽ diễn ra
(4) Học viên xây dựng phương pháp, hệ thống bảng hỏi và bản thảo đầu tiên của đối tượng nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu.
(5) Các kỹ thuật thực hành và lời khuyên cho phương pháp nghiên cứu thực địa
- Giai đoạn 2: khảo sát thực địa (5 ngày)
Nhóm học viên sẽ được chia thành 2 nhóm nhỏ với chủ đề cụ thể
Học viên sẽ làm việc theo nhóm 2 người để thực hiện khảo sát dưới sự giám sát trực tiếp của giảng viên. Các giảng viên sẽ đồng hành cùng các nhóm học viên trong suốt quá trình khảo sát để hướng dẫn và tư vấn trực tiếp cho họ.
Mỗi ngày trên thực địa sẽ kết thúc bằng một cuộc họp tổng kết để xem xét dữ liệu thu thập được, kiểm tra chéo thông tin và đưa ra những diễn giải "tại chỗ" đầu tiên.
- Giai đoạn 3: Xử lý và phân tích dữ liệu (2 ngày).
Bài giảng: Phương pháp phân tích dữ liệu định tính
Công việc tập thể: Xây dựng cơ sở dữ liệu định tính: sắp xếp và tổng hợp dữ liệu thu thập được; Phân tích và diễn giải dữ liệu; Chuẩn bị cho việc trình bày kết quả (đề cương chi tiết và ppt.)
- Giai đoạn 4: Trình bày kết quả (1/2 ngày)
Bài trình bày công khai kết quả trước người nghe là các học giả, lãnh đạo tổ chức xã hội, và những người ra quyết định (đại diện các cơ quan nhà nước, các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp, v.v.).
Tùy thuộc vào chất lượng của kết quả, một ấn phẩm công bố tập thể sẽ được xem xét xuất bản.
3. Trang thiết bị cần thiết cho khóa tập huấn:
- Máy tính xách tay
- Vở và bút chì
- Máy ảnh kỹ thuật số và máy ghi âm (điện thoại thông minh) cho mỗi cặp học viên.
4. Ngôn ngữ: Khoá tập huấn sử dụng tiếng Việt
5. Đối tượng tham gia:
- Số lượng: 20 học viên
- Đối tượng: Học viên cao học, nghiên cứu sinh, giảng viên trẻ và các chuyên gia (cán bộ nhà nước, thành viên tổ chức xã hội, chuyên gia tư vấn) cần thực hiện khảo sát thực địa như một phần công việc của họ.
Sinh viên đại học (năm thứ 3 và thứ 4) cũng có thể được chấp nhận thông qua đề xuất của giảng viên, thầy cô hướng dẫn.
6. Quy trình đăng ký, xét chọn và thời gian triển khai:
6.1. Quy trình ứng tuyển bao gồm:
Đơn đăng ký (theo mẫu đính kèm: )
Bản sơ yếu lý lịch (CV) tóm tắt
Sau khi ban tổ chức xác nhận danh sách các ứng viên được lựa chọn, các ứng viên sẽ được liên lạc để xác nhận mong muốn tham gia của họ. Sau khi được xác nhận, các ứng viên được chọn phải cam kết tham gia toàn bộ khóa đào tạo (10 ngày). Trường hợp vắng mặt trong buổi học sẽ không được cấp giấy chứng nhận tham dự.
* 6.2. Lịch trình:
- Thời gian nộp hồ sơ:
trước ngày 05/05/2024. Học viên gửi bản đăng kí vào địa chỉ:
[email protected] (kèm 01 bản sao tới:
[email protected])
- Thời gian tập huấn:
từ 15/07/2024 tới 24/07/2024
7. Kinh phí: Mọi chi phí sẽ được khoá tập huấn chi trả.
- Đối với các học viên tại chỗ (năm 2024: Tp. Hồ Chí Minh): bữa ăn và các chi phí nghiên cứu thực địa.
- Đối với các học viên từ nơi khác: chi phí di chuyển, chỗ ở, bữa ăn và nghiên cứu thực địa.
8. Địa Điểm: Năm 2024:
- Giai đoạn 1,3,4 (trên lớp): tổ chức lớp học tại Thành phố. Hồ Chí Minh;
- Giai đoạn 2 (trên thực địa): dự kiến tổ chức tại Vườn quốc gia Núi Chúa, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
9. Thông tin liên hệ:
Phan Thị Kim Tâm: (+84) 364941797 /
[email protected]
Emmanuel Pannier:
[email protected]
Lâm Minh Châu:
[email protected]
Năm 2023, Khoá Tập huấn đã thu hút sự quan tâm của 4 giảng viên là chuyên gia đến từ các nước và Khoa Nhân học trường ĐHKHXH&NV, 21 học viên từ VNU-USSH và Trường ĐHKHXH&NV TP Hồ Chí Minh, các trường đại học, cơ quan, viện nghiên cứu ở các tỉnh Miền Trung Việt Nam. Các hoạt động về Khoá tập huấn TAĐiDÃ năm 2023 tham khảo tại link: