bet365 football
- ĐHQGHN//oddbark.com/uploads/ussh/logo.png
Chủ nhật - 23/05/2010 02:18
ThS. NGUYỄN BÁ ĐẠT
1. Sơ yếu lí lịch
Ngày sinh: 05/061975
Nơi công tác: Khoa Tâm lí học
Thời gian công tác tại Trường: từ năm 1998 đến nay
Học vị: Thạc sĩ Tâm lí học
Chức danh: Giảng viên
Chức vụ: Phó chủ nhiệm Bộ môn Tâm lí học tham vấn
Địa chỉ liên lạc:
+ Điện thoại cơ quan: 04 3 8588003
+ Thư điện tử: [email protected]
2. Nghiên cứu và giảng dạy
2.1. Các lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy chính
Các hướng nghiên cứu chính:
Chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên
Sức khoẻ tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên
Sự tổn thưởng tâm lí ở trẻ em, thanh thiếu niên và phụ nữ sống trong hoàn cảnh bạo lực, bị lạm dụng hoặc bị bóc lột
Sự biến đổi của gia đình hiện nay: gia đình li tán, gia đình li thân, li hôn, gia đình tái hôn
Bạo lực gia đình - bạo lực học đường
Các môn giảng dạy trong trường đại học
Tâm lí học lâm sàng đại cương
Phân tích ca tâm lí lâm sàng
Tham vấn gia đình
Tâm lí học đại cương
2.2. Quá trình nghiên cứu, giảng dạy
Từ năm 1998 đến năm 2001: Học cao học Tâm lí học tại khoa Tâm lí học, Trường ĐHKHXH&NV
Từ năm 2001 đến năm 2002: Thực tập tham vấn học đường, tại phòng Tư vấn tâm lí – Hướng nghiệp, trường THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng Hà Nội
Từ năm 2003 – đến nay: Giảng dạy Tâm lí học đại cương, Tâm lí học lâm sàng, phân tích ca tâm lí lâm sàng
Từ tháng 1- 3 năm 2004: Thực tập tại Phòng thực nghiệm Tâm bệnh học và Tâm lí học lâm sàng trường Đại học Pierre Mendès France de Grenoble
Từ tháng 9 – 12 năm 2005: Thực tập tại Phòng thực nghiệm Tâm bệnh học và Tâm lí học lâm sàng trường Đại học Pierre Mendès France de Grenoble
Từ năm 2006 – 2009: Cán bộ tham vấn tâm lí của Trung tâm tư vấn và hỗ trợ tâm lí, bet365 football
.
Từ năm 2007 đến nay: Tham gia tham vấn và trị liệu tâm lí tại Trung tâm Tham vấn và Hỗ trợ tâm lí Giáo dục, Phát triển cộng đồng
Từ tháng 03 đến tháng 06 năm 2009: Tham gia tập huấn - đào tạo nâng cao kĩ năng tâm lí lâm sàng và trị liệu lí tâm lí cho cán bộ tâm lí và bác sĩ tâm thần của Bệnh viện Tâm thần Trung ương I.
Từ tháng 08 năm 2009 – tháng 03 năm 2010: Tập huấn về “công tác xã hội và kĩ năng tham vấn tâm lí cho nạn nhân bị buôn bán trở về cộng đồng” Dự án “Hỗ trợ tâm lí xã hội cho nạn nhân bị buôn bán trở về cộng đồng” do Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh Lào Cai thực hiện.
3. Các công trình đã công bố3.1. Sách phục vụ đào tạo đại học, sau đại học (chuyên khảo, giáo trình, sách tham khảo)
[Dịch chung] Các phương pháp, đánh giá và nghiên cứu trong Tâm lí học lâm sàng: Méthodes, évaluation et recherche en Psychologie clinique , Tác giả: GS. Khadija Chahraoui và GS. Hervé Bénony, Đại học Bourgogne, Cộng hoà Pháp, Nxb DUNOD: 2003.
[Dịch] Các phương pháp nghiên cứu trong Tâm lí học: Méthodes de recherche en Psychologie , Tác giả: GS. Robert J. Vallerand và GS. Ursula Hess, Đại học Québec Montréal, Nxb Gaëtan Morin, 2000.
3.2. Các bài viết (bài đăng tạp chí chuyên ngành; kỉ yếu hội thảo quốc gia, quốc tế)
Phản ứng của thiếu niên khi chịu bạo lực gia đình. Tạp chí Tâm lí học số 4 năm 2010.
Tư vấn hướng nghiệp trong công tác dạy nghề cho thanh thiếu niên khuyết tật – nạn nhân chất độc hoá học (viết chung). Hội thảo quốc tế: Hậu quả tâm lí ở những nạn nhân bị nhiễm chất độc hoá học trong chiến tranh Việt Nam, Hà Nội, 3/2010.
Một số nghiên cứu về tổn thương tâm lí . Tạp chí Tâm lí học, số 5 năm 2009.
Các kiểu ứng phó với stress trong học tập của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội (viết chung). Tạp chí Tâm lí học số 3 năm 2009.
Các phương pháp nghiên cứu trong tâm lí học lâm sàng trẻ em . Kỉ yếu Hội thảo khoa học: Can thiệp và phòng ngừa các vấn đề sức khoẻ tinh thần trẻ em Việt Nam, Hà Nội, tháng 12/2007 tr 56 – 60.
Học sinh: chủ thể của nền văn hoá học đường . Kỉ yếu Hội thảo khoa học: Văn hoá học đường , Viện Nghiên cứu Sư phạm, Đại học Sư phạm tổ chức, Hà Nội 09 – 2007.
Phân tích yêu cầu của cơ quan tuyển dụng cử nhân Tâm lí học hiện nay. Tạp chí Tâm lí học số 10 năm 2007.
Vai trò của nhà Tâm lí học đường trong việc giúp đỡ học sinh gặp khó khăn ở trường học . Kỉ yếu Hội thảo khoa học: Tâm lí học, Giáo dục học với những vấn đề giáo dục trong Văn kiện đại hội X của Đảng. Hải Phòng, tháng 06 năm 2006.
Tìm hiểu phương pháp nghiên cứu trường hợp trong khoa học xã hội và Tâm lí học. Tạp chí Tâm lí học số 10 năm 2005.
Sự bế tắc trong việc trò chuyện với trẻ. Hội thảo Việt Pháp về Tâm lí học: Trẻ em khó khăn Tâm lí và sự trợ giúp, Hà Nội, tháng 10 năm 2004.
Về tư vấn tâm lí - hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông. Tạp chí Giáo dục, số 63 năm 2003.
Kết quả chẩn đoán trầm cảm ở học sinh THPT Hà Nội. Tạp chí Tâm lí học, số 7 năm 2003.
Vai trò của nhà Tâm lí học lâm sàng trong trường học. Tạp chí Tâm lí học, số 2 năm 2003.
Nguyên nhân dẫn thanh thiếu niên đến phạm pháp . Kỉ yếu Hội nghị Tâm lí học, Viện Tâm lí học, năm 2003, tr 166 – 171.
Trị liệu tâm lí đối với rối nhiễu trầm cảm. Tạp chí Tâm lí học, số 11 năm 2002.
Rối nhiễu trầm cảm ở học sinh trung học phổ thông. Tạp chí Giáo dục, số 42 năm 2002.
Khảo sát một số trường hợp bạo lực gia đình tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Kỉ yếu Hội thảo: Gia đình và khủng hoảng gia đình, thực trạng và giải pháp. Tam Đảo 20-21/6/2002.
Ảnh hưởng của stress đến kết quả thi học kì của sinh viên. Tạp chí Tâm lí học, số 1 năm 2001.
3.3. Các chương trình, đề tài nghiên cứu đã thực hiện và tham gia
Chủ trì đề tài: Nghiên cứu sự tổn thương tâm lí ở thiếu niên trong những gia đình có bạo hành. 2008 – 2009, đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tham gia đề tài: Nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến stress trong học tập của sinh viên đại học Quốc gia Hà Nội. PGS.TS Nguyễn Hữu Thụ, chủ nhiệm đề tài, 1998 – 1999. Đề tài do Quỹ hỗ trợ nghiên cứu Châu Á, ĐHQGHN tài trợ.
Chủ trì đề tài: Nghiên cứu những yêu cầu của một số cơ quan tuyển dụng cử nhân Tâm lí học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN. 2007, đề tài cấp Trường ĐHKHXH&NV
Chủ trì đề tài: Xây dựng quy trình nghiên cứu trường hơp trong tâm lí học lâm sàng. 2003 - 2004, đề tài cấp trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.
Tham gia đề tài Giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN . PGS.TS. Lê Khanh, chủ nhiệm đề tài, 1999 – 2001. Đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tham gia đề tài Thực trạng công tác chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em của gia đình và cộng đồng sau 10 năm đổi mới. PGS.TS. Lê Khanh chủ nhiệm đề tài, 1999- 2000. Đề tài do UỶ ban Bảo vệ và Chăm sóc, Giáo dục trẻ em quản lí.