bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

Bổ sung những nghiên cứu mới về Nhật Bản và châu Á

Thứ năm - 10/03/2016 03:34
Buổi toạ đàm thứ tư trong chuỗi toạ đàm “Những nghiên cứu mới về Nhật Bản và châu Á” - do chi đoàn cán bộ của Khoa Đông phương học tổ chức - diễn ra ngày 28/11/2015, với sự tham gia của các nhà nghiên cứu trong và ngoài Trường ĐHKHXH&NV. Toạ đàm do Quỹ Toshiba (Nhật Bản) tài trợ.
Bổ sung những nghiên cứu mới về Nhật Bản và châu Á
Bổ sung những nghiên cứu mới về Nhật Bản và châu Á

Toạ đàm là buổi thảo luận chuyên môn xoay quanh các báo cáo chính của 2 nhà nghiên cứu trẻ thuộc Bộ môn Nhật Bản học, Khoa Đông phương học.

Tham luận của ThS. Phạm Lê Huy (Bộ môn Nhật Bản học, Khoa Đông phương học) nghiên cứu về “Ý tưởng thiết kế cung đô Nhật Bản thế kỷ VII và kinh đô Thăng Long thời Lý- nhìn từ việc treo chuông đặt hòm ở khu vực trung tâm”. Báo cáo được hoàn thành trên cơ sở lý thuyết về của khu vực học, với các thao tác cụ thể của nghiên cứu so sánh và liên văn bản. Trong đó lập luận chủ chốt của tác giả bài viết cho rằng, lý tưởng của tầng lớp thống trị cổ điển đã được hiện thực hóa, vật chất hóa qua sự hoạch định bình đồ, bố trí các đơn nguyên kiến trúc thể hiện một sự “bứng trồng văn hóa” theo mô hình Nho gia nhằm mục đích tăng quyền và làm biểu tượng cho sự thịnh trị của một triều đại.

ThS. Phạm Lê Huy trình bày tham luận tại tọa đàm

Nhận xét về báo cáo, TS. Trần Trọng Dương (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) đánh giá rất cao lập luận của tác giả cũng như những khai triển giàu giá trị trong bài nghiên cứu này. Về phương pháp luận, tác giả đã sử dụng khéo léo các thao tác so sánh văn hóa. Trong đó, bài viết quan niệm văn hóa Nho gia Trung Hoa tồn tại trong khu vực Đông Á như một nền văn hóa chất nền, vùng văn hóa kiến tạo. Vì thế, các mô hình kinh đô của Trung Quốc trong lịch sử, về mặt lý thuyết, sẽ được xem xét trước tiên; những mô hình đó được coi như là kiểu mẫu/ nguyên mẫu để các nhà nước đồng văn như Nhật Bản và Việt Nam tham khảo. TS. Trần Trọng Dương cũng đưa ra gợi ý cho tác giả trong việc tiếp tục triển khai nghiên cứu đề tài. TS cho rằng, nếu như nghiên cứu này mở rộng theo chiều lịch đại ở cả Nhật Bản và Việt Nam, sẽ góp phần dựng nên một cái nhìn đại quan về tư tưởng chiêu gián và chế độ đăng văn trong xã hội Đông Á thời Trung đại. Và nếu như có thể, tác giả nên mở rộng biên độ quan tâm và đối tượng khảo sát sang phạm vi xã hội học lịch sử. Đó là nghiên cứu về quá trình áp dụng, và thực thi chức năng “đăng văn” của các triều đại phong kiến, để thấy thời xã hội trung đại  và các triều đại phong kiến đã sử dụng chế độ này như thế nào với tư cách đây là một phương tiện thể hiện mối tương tác quyền lực và lợi ích cộng đồng.

Báo cáo của TS. Nguyễn Phương Thúy (Bộ môn Nhật Bản học) tập trung “So sánh chế độ nhãn hiệu tập thể địa phương và chế độ chỉ dẫn địa lý của Nhật Bản”. Báo cáo nêu khái quát bối cảnh ra đời cũng như các hệ thống bảo hộ nhãn hiệu tập thể địa phương, chỉ dẫn địa lý từ: định nghĩa, các điều kiện, các chủ thể, đối tượng, .. Từ đó, tác giả đã đưa những nhận xét so sánh 2 hệ thống bảo hộ trên.

TS.  Nguyễn Phương trao đổi với các nhà nghiên cứu tại Tọa đàm

TS. Vũ Tuấn Hưng (Viện Hàn lâm KHXHVN) nhận định, việc xem xét các vấn đề liên quan đến bảo hộ sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ nhãn hiệu tập thể địa phương hay chỉ dẫn địa lý mà bài viết “So sánh chế độ nhãn hiệu tập thể địa phương và chế độ chỉ dẫn địa lý của Nhật Bản” của Tiến sĩ Nguyễn Phương Thúy đề cập là hữu ích và rất thiết thực. Nó sẽ tô điểm thêm cho sắc màu của các nghiên cứu về Nhật Bản ở Việt Nam. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi Việt Nam và Nhật Bản chính thức trở thành 2 trong 12 thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (TPP), quan hệ hợp tác và đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ mở ra nhiều cơ hội đặc biệt trong xây dựng và phát triển hệ thống bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ gắn với các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. TS. Vũ Tuấn Hững cũng cho rằng, những nội dung trong bài viết đã phản ánh được phần nào các nội dung để so sánh chế định nhãn hiệu tập thể địa phương và chế định chỉ dẫn địa lý, song chưa thể hiện được là một bộ tiêu chí cân xứng và nên bổ sung thêm một số yếu tố như Loại hình văn bản quy phạm pháp luật, Thời gian bảo hộ, thủ tục xin đăng kí… để làm rõ hơn các nội dung của hai chế định trên.

Hai tham luận nhận được nhiều những bình luận và ý kiến chia sẻ của đông đảo đại biểu tham dự!

Đại biểu tham dự Tọa đàm chụp ảnh lưu niệm cùng báo cáo viên

Theo dự kiến, buổi tọa đàm cuối cùng sẽ được tổ chức vào ngày 23/1/2016.

Tác giả: Nguyen Thi Thu Huong

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây