Ngôn ngữ
Mở đầu bài thuyết trình, TS. Thomas Jandl trình bày các nội dung cơ bản về phát triển quốc tế và nghiên cứu phát triển quốc tế trên thế giới. Đây là chuyên ngành nghiên cứu về mối quan hệ qua lại giữa phát triển với các vấn đề xuyên quốc gia vốn đóng vai trò như bối cảnh, điều kiện, vấn đề, nguồn lực và là một phần của phát triển. Theo đó, đối tượng của nghiên cứu phát triển quốc tế không chỉ có nhà nước mà còn có nhiều chủ thể phi nhà nước khác như các tổ chức liên chính phủ như WTO, Ngân hàng Thế giới hay các tổ chức phi chính phủ. Sở dĩ như vậy vì trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, các nhà nước ngày càng phải cân nhắc mức độ can thiệp của mình vào sự phát triển của quốc gia. Nghiên cứu phát triển quốc tế sẽ đi sâu phân tích chính sách của nhà nước và các chủ thể phi nhà nước, đồng thời thực hiện đối chiếu, so sánh giữa các chính sách này với nhau nhằm rút ra bài học cho quốc gia của mình.
TS. Thomas Jandl trình bày về nghiên cứu phát triển quốc tế
TS. Thomas Jandl đã sử dụng mô hình phát triển của GS. Kennichi Onno để minh họa cho bốn bước phát triển của một quốc gia như sau:
Đối với Việt Nam, TS. Thomas Jandl cho hay Việt Nam đã thực hiện thành công giai đoạn phát triển đầu tiên. Sau khi chính sách Đổi mới ra đời năm 1986, nhà nước Việt Nam đã triển khai nhiều bước đi cải cách hiệu quả để thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo để sớm đưa nước ta từ một nước nông nghiệp sang một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế nhanh chóng hiện nay đòi hỏi không chỉ sự thay đổi chính sách nói chung mà còn sự chuyển dịch trong hệ quy chiếu về phát triển. Điều này càng trở nên rõ ràng hơn khi Việt Nam vừa tham gia ký kết Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), đòi hỏi nước ta phải thực hiện song song giai đoạn 2 và 3 của sự phát triển. Trong bối cảnh này, việc thúc đẩy nghiên cứu phát triển quốc tế là hết sức quan trọng nhằm so sánh, đúc kết kinh nghiệm phát triển của các quốc gia khác vào điều kiện thực tế của Việt Nam. Ông hy vọng có thể sớm thành lập một cơ sở đào tạo và nghiên cứu độc lập về phát triển quốc tế tại Việt Nam, với nền tảng hiện có là Bộ môn Nghiên cứu Phát triển Quốc tế tại Khoa Quốc tế học, Trường ĐHKHXH&NV.
PGS. TS Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV) chụp ảnh lưu niệm cùng TS. Thomas Jandl và các cán bộ Khoa Quốc tế học
Sau phần thuyết trình, PGS. TS Phạm Quang Minh và các cán bộ Khoa Quốc tế học đã trao đổi với TS. Thomas Jandl một số vấn đề liên quan tới nghiên cứu phát triển quốc tế dưới dạng hỏi/đáp như sự liên hệ giữa yếu tố văn hóa và kinh tế trong phát triển, việc áp dụng mô hình phát triển bốn giai đoạn vào bối cảnh của từng quốc gia, khả năng phát hiện ra các vấn đề và khó khăn trong nghiên cứu phát triển quốc tế, tầm quan trọng của sự gắn kết giữa lý thuyết và thực hành…
Khoa Quốc tế học (ĐHKHXH&NV) chính thức thành lập Bộ môn Nghiên cứu Phát triển Quốc tế và bắt đầu triển khai đào tạo chuyên ngành này theo Quyết định số 3086/QĐ-XHNV-TC do Hiệu trưởng Nhà Trường ký ngày 22 tháng 12 năm 2014. Nghiên cứu Phát triển Quốc tế (International Development Studies) là một ngành học đang được đào tạo ở nhiều nước trên thế giới ở cả bậc cử nhân và sau đại học. Khoa Quốc tế học (bet365 football ) là cơ sở đầu tiên ở Việt Nam đào tạo chuyên ngành Nghiên cứu Phát triển Quốc tế.
Tác giả: Bài và ảnh: Trần Minh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn