Cánh Tả nhìn từ quan điểm Mác-xít
admin
2010-11-28T00:28:59-05:00
2010-11-28T00:28:59-05:00
//oddbark.com/vi/news/tin-hoat-dong/canh-ta-nhin-tu-quan-diem-mac-xit-7281.html
/themes/ussh_v2/images/no_image.gif
bet365 football
- ĐHQGHN
//oddbark.com/uploads/ussh/logo.png
Chủ nhật - 28/11/2010 00:28
Toạ đàm khoa học quốc tế với chủ đề “Cơ sở lí luận của Cánh Tả nhìn từ quan điểm Mác-xít” được tổ chức trong 2 ngày 25 – 26/11, tại Hà Nội.
Toạ đàm khoa học quốc tế với chủ đề “Cơ sở lí luận của Cánh Tả nhìn từ quan điểm Mác-xít” được tổ chức trong 2 ngày 25 – 26/11, tại Hà Nội.
Toạ đàm là một trong những hoạt động của dự án “Lựa chọn lí luận Cánh Tả trong thế giới biến đổi” do Quỹ Rosa Luxemburg (Cộng hoà Liên bang Đức) hỗ trợ và phối hợp với Trường ĐHKHXH&NV triển khai trong năm 2009 – 2010.
Trong toạ đàm lần này, các nhà khoa học, nhà quản lí của CHLB Đức, Hoa Kì và Việt Nam tập trung thảo luận, trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu lí luận về Cánh Tả dưới quan điểm Mác-xít trong quá trình toàn cầu hoá và biến đổi.
GS. Vũ Cao Đàm (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách) trong báo cáo dẫn nhập hội thảo đã đưa ra những cách nhận thức khác nhau về Cánh Tả hiện nay. Theo truyền thống, “Cánh Tả” bao gồm giới trí tư sản, trí thức, lao động thuộc đẳng cấp thứ Ba, thường ngồi bên trái ghế chủ tịch quốc hội, luôn đại diện tinh thần cách mạng đòi công lí và tự do; đối nguợc với “Cánh Hữu”, ngồi bên phải ghế chủ tịch, của giới tu sĩ, quý tộc bảo thủ muốn duy trì trật tự chính trị xã hội hiện hành. “Cánh Tả” đề xướng quyền tự do cá nhân, công bằng xã hội, dân chủ, và chủ trương một sự thay đổi nhanh chóng trật tự chính trị xã hội đương thời. Tinh thần của “Cánh Tả” là tinh thần cách mạng của những giá trị mới.
Những nghiên cứu lí luận về Cánh Tả trong từng quốc gia, từng khu vực là một trong những vấn đề trọng tâm được nhiều báo cáo hướng tới. Có thế kể đến một số báo cáo như: “Khuynh hướng xã hội chủ nghĩa trong trào lưu Cánh Tả ở Mĩ La tinh hiện nay” – tác giả Phạm Hoàng Giang đã khắc hoạ một số khuynh hướng cơ bản mà phong trào Cánh Tả đang tạo ra trên con đường hướng tới chủ nghĩa xã hội của một số nước Mĩ Latinh, đó là: tư tưởng xây dựng đường lối và định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội của các Đảng Cánh Tả Mĩ Latinh; thực hiện đường lối độc lập dân tộc, thoát khỏi sự áp đặt của thế giới tư bản, sự lệ thuộc vào nước ngoài, tăng cường đoàn kết và hợp tác quốc tế, các mục tiêu dân sinh, dân chủ và công bằng cần được hiện thực hoá trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội ở các nước Mĩ Latinh. Hay “Vấn đề ‘Cánh Tả’ và ‘Cánh Hữu’ của các Đảng chính trị Đức ngày nay” - TS. Lương Văn Kế, “Cánh Tả Mĩ Latinh so với Cánh Tả Châu Âu khác biệt tạo nên sự đột phá” – PGS.TS Nguyễn An Ninh… Và nhiều báo cáo khác cũng tập trung nghiên cứu lí luận về Cánh Tả ở một số nước: Đức, Hoa Kì, Venezuaela…
Nghiên cứu lí luận về Cánh Tả dưới quan điểm Mác xít ở Việt Nam GS.TS Đặng Cảnh Khanh đặc biệt chú trọng tới “Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh và sức sống của phong trào Cánh Tả hiện nay”. Ông nhấn mạnh vị trí, vai trò của con người đối với sự phát triển của phong trào Cánh Tả hiện nay. Ông cho rằng, phát huy vai trò con người là chủ thể và động lực của phong trào Cánh Tả và của sự phát triển; hạnh phúc con người là mục tiêu cao nhất của sự phát triển, đồng thời cũng là mục tiêu cao nhất của phong trào Cánh Tả.
PGS.TS Nguyễn Văn Kim – Phó Hiệu trưởng Nhà trường khẳng định: Toạ đàm không chỉ góp phần thúc đẩy các hướng nghiên cứu mới về Cánh Tả mà còn góp phần mở rộng các hoạt động nghiên cứu, đào tạo trong các lĩnh vực khoa học chính trị, khoa học lịch sử của Nhà trường nói riêng cùng các ngành khoa học xã hội và nhân văn của Việt Nam nói chung.