bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

Chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam

Thứ hai - 03/09/2012 12:06
USSH trân trọng giới thiệu sách mới "Chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam (1986-2010)" của PGS.TS Phạm Quang Minh. Sách dày 212 trang, in 500 bản, giá 48.000 đồng, Nhà xuất bản Thế giới ấn hành năm 2012.
Chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam
Chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam
USSH trân trọng giới thiệu sách mới "Chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam (1986-2010)" của PGS.TS Phạm Quang Minh. Sách dày 212 trang, in 500 bản, giá 48.000 đồng, Nhà xuất bản Thế giới ấn hành năm 2012. Trong một thập kỉ (1975-1985) sau khi Cuộc Kháng chiến chống Mĩ kết thúc, Việt Nam phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng sâu sắc và toàn diện cả về kinh tế, chính trị, xã hội. Chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm lại không được phát huy trong giai đoạn xây dựng và phát triển kinh tế. Nguyên nhân của tình trạng này một phần do sự tàn phá nặng nề của chiến tranh, thiên tai nhưng phần khác cũng là hậu quả của những vấn đề quan hệ quốc tế có liên quan đến chính sách của Việt Nam với các nước trong đó có Liên Xô, Mĩ, Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Nam Á. Từ giữa những năm 1980, những thay đổi diễn ra không chỉ bên trong Việt Nam và mà còn ở cả phạm vi khu vực và thế giới đã mở ra những triển vọng mới cho quan hệ quốc tế rộng mở và hiệu quả giữa Việt Nam và các đối tác. Từ góc độ Việt Nam, thay đổi lớn nhất trong thời gian đó là quyết định thực hiện chính sách đổi mới mà Đại hội lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức thông qua năm 1986. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, đất nước đã trải qua rất nhiều đổi thay từ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và đặc biệt là quan hệ đối ngoại. Từ một nước thành viên của phe XHCN, chỉ có quan hệ kinh tế với các nước trong Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) và coi quan hệ với Liên Xô là “hòn đá tảng” trong chính sách đối ngoại của mình, năm 1995 Việt Nam đã trở thành thành viên ASEAN, ASEM năm 1996, APEC năm 1998, WTO năm 2007 và UỶ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc năm 2008. Làm thế nào để một nước như Việt Nam trong một thời gian ngắn lại có thể có những thay đổi ngoạn mục như vậy? Cho đến nay, vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân, nội dung và kết quả của chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam. Nhóm ý kiến thứ nhất cho rằng, sự đổi mới trong chính sách đối ngoại của Việt Nam chỉ là những phản ứng có tính chất tình huống trước những diễn biến mau lẹ của tình hình thế giới, chứ không phải là những nhận thức chủ động, có tính toán và được chuẩn bị kĩ lưỡng từ trước. Nhóm ý kiến thứ hai cho rằng, những kết quả mà Việt Nam đạt được trong chính sách đối ngoại tuy ấn tượng, nhưng còn hạn chế, chưa phản ánh được hết tiềm năng của đất nước. Nhóm ý kiến thứ ba lại cho rằng, mặc dù đã thực hiện chính sách đối ngoại đổi mới được 25 năm, nhưng cho đến nay Việt Nam vẫn còn lúng túng, chưa có một chiến lược đối ngoại rõ ràng và những sách lược phù hợp khi mà tình hình thế giới và khu vực đang có những chuyển biến nhanh chóng và phức tạp.

Với mục đích góp phần làm sáng tỏ những câu hỏi trên, cuốn sách này sẽ phân tích quá trình hình thành, vận động và phát triển của chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2010, qua đó đánh giá những thành tựu nổi bật, rút ra những bài học kinh nghiệm, đồng thời chỉ ra những hạn chế cần khắc phục, nhằm hoàn thiện chính sách đối ngoại trong thời gian tới. Với mục đích đó, cuốn sách sẽ gồm ba chương: Chương một: Nguyên nhân hình thành chính sách đối ngoại đổi mới. Chương này tập trung phân tích những yếu tố tác động tới quá trình hình thành chính sách đối ngoại đổi mới với tư cách là nền tảng cơ sở để hiểu tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra quyết định đổi mới nói chung, chính sách đối ngoại nói riêng vào năm 1986. Chương 2: Quá trình hình thành và phát triển chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam 1986-2010. Nội dung chính của chương 2 là trình bày một cách hệ thống từ góc độ lịch sử quá trình hình thành chính sách đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986-2010, thông qua việc phân tích nội dung cơ bản của các văn kiện của các đại hội đảng và các tài liệu khác của Đảng nhằm trả lời cho câu hỏi: chính sách đối ngoại đổi mới có những nội dung cơ bản nào, được hình thành và điều chỉnh như thế nào qua từng giai đoạn. Chương 3: Kết quả thực hiện chính sách đối ngoại đổi mới. Chương này tập trung đánh giá những thành tựu mà chính sách đối ngoại đổi mới Việt Nam đã thực hiện được trên cả hai phương diện nhận thức và thực tiễn. Trên cơ sở đó, chương ba còn rút ra một số bài học và đưa ra một số khuyến nghị góp phần thực hiện chính sách đối ngoại đổi mới hiệu quả hơn.

Tác giả: admin

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây