Ngôn ngữ
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN NGÀNH QUAN HỆ CÔNG CHÚNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3072/QĐ-ĐT ngày 19 tháng 9 năm 2012 của Giám đốc ĐHQGHN)
Mã ngành: 52.36.07.08
Tên ngành: Quan hệ công chúng
Tên tiếng Anh: Public Relations
Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đơn vị đào tạo: Khoa Báo chí và Truyền thông, bet365 football , Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung
Chương trình giáo dục đại học ngành quan hệ công chúng đào tạo những cử nhân với kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để tác nghiệp các hoạt động xây dựng, duy trì, phát triển hình ảnh và mối quan hệ hai chiều giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp… với các nhóm công chúng mục tiêu của họ thông qua việc cung cấp, trao đổi thông tin một cách đúng đắn, chính xác, trung thực; có khả năng nghiên cứu, giảng dạy về các vấn đề của quan hệ công chúng tại các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu... Sau khoá học, sinh viên có đủ năng lực làm việc chuyên về quan hệ công chúng trong các cơ quan chính phủ, phi chính phủ, các cơ quan truyền thông, doanh nghiệp, các công ty cung cấp dịch vụ quan hệ công chúng chuyên nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội…, có khả năng tiếp tục học tập, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy kinh nghiệm để trở thành nhà lãnh đạo, chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ công chúng.
1.2. Mục tiêu cụ thể (Chuẩn đầu ra)
1.2.1. Chuẩn đầu ra về kiến thức
1. Chuẩn đầu ra về khối kiến thức chung
2. Chuẩn đầu ra về khối kiến thức lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn
3. Chuẩn đầu ra về kiến thức khối ngành và nhóm ngành
4. Chuẩn đầu ra của khối kiến thức ngành
1.2.2. Chuẩn đầu ra về kỹ năng
Sau khi kết thúc khóa học, sinh viên có những kỹ năng sau đây
- Kỹ năng cứng
1. Các kỹ năng nghề nghiệp
- Nghiên cứu, lập kế hoạch, truyền thông, đánh giá các chiến dịch quan hệ công chúng đối nội và đối ngoại
- Giao tiếp, trao đổi với lãnh đạo, đồng nghiệp, khách hàng, đối tác, giới truyền thông, nhà tài trợ và các nhóm công chúng khác của tổ chức
- Viết và thể hiện thông điệp của tổ chức bằng các hình thức truyền thông khác nhau (in ấn, phát thanh, truyền hình, website, khẩu hiệu…)
- Lựa chọn các kênh truyền thông phù hợp với mục đích công việc
- Đánh giá các kết quả làm việc bằng phương pháp định tính, định lượng
- Tìm kiếm, tổ chức và quản lý các nguồn kinh phí, tài trợ cho các hoạt động truyền thông của tổ chức
- Tiếp nhận, xử lý, đánh giá thông tin phản hồi từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức xã hội.
2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề
- Phát hiện, nhận thức, phản biện, bày tỏ chính kiến về vấn đề đang diễn ra và đề xuất, tiến hành triển khai các hoạt động giải quyết vấn đề liên quan đến chuyên môn.
- Liên kết nhiều nguồn lực khác nhau trong xu hướng liên ngành để thúc đẩy việc giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức
- Tìm kiếm, sưu tập tài liệu, phân tích nội dung văn bản
- Hình thành các giả thuyết khoa học
- Thực hiện các phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng
- Sử dụng các phần mềm để phân tích số liệu thống kê
- Kiểm định giả thuyết
- Ứng dụng nghiên cứu trong thực tiễn
4. Khả năng tư duy theo hệ thống
- Hệ thống hóa các lý thuyết cơ bản liên quan đến chuyên ngành, tư duy chỉnh thể/ logic, tư duy phân tích đa chiều
- Kết hợp các kiến thức liên ngành để phát hiện vấn đề, mối tương quan giữa các vấn đề và tìm ra xu hướng phát triển của lĩnh vực nghiên cứu
- Xác định vấn đề ưu tiên và tìm ra cách giải quyết
5. Bối cảnh xã hội và ngoại cảnh
- Đánh giá bối cảnh xã hội và ngoại cảnh liên quan đến chuyên ngành, xác định được vai trò của các cử nhân quan hệ công chúng
- Lập kế hoạch và tìm phương án thích ứng với những biến đổi và đòi hỏi của công việc, tận dụng được kiến thức, kỹ năng của cá nhân để phát triển
- Tận dụng được tiến bộ trong sự phát triển của nghề nghiệp trên thế giới
6. Bối cảnh tổ chức
- Nhận thức về bối cảnh của tổ chức và thích ứng với yêu cầu công việc trong các mô hình tổ chức khác nhau (chính phủ, phi chính phủ, doanh nghiệp, trường học…)
- Kết nối bằng truyền thông trong nội bộ tổ chức, góp phần hình thành văn hóa tổ chức, làm việc thành công trong tổ chức
7. Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn
- Vận dụng các khối kiến thức đa dạng và kỹ năng đã được trang bị trong quá trình học và thực tập nghề nghiệp vào công việc sau khi ra trường
- Tổng kết các bài học về nghề nghiệp cho bản thân rút ra trong thực tiễn trên cơ sở đối chiếu với kiến thức đã được trang bị
8. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp
- Khả năng vận dụng một cách sáng tạo kiến thức và kỹ năng đã được trang bị trong quá trình học đại học
- Năng lực tham gia các hoạt động quản lý liên quan đến công việc chuyên môn đã được đào tạo
- Khả năng chuẩn bị để tiếp tục tự đào tạo hoặc tham gia các khóa đào tạo nâng cao sau đại học
- Kỹ năng mềm
1 - Kỹ năng tự chủ
+ Sắp xếp kế hoạch công việc khoa học và hợp lý.
+ Thích ứng nhanh với sự thay đổi môi trường sống và làm việc.
+ Học và tự học, tự nghiên cứu suốt đời.
+ Phân tích được phẩm chất của đồng nghiệp để trao đổi, học hỏi.
+ Biết lựa chọn và sử dụng các phương tiện thể dục thể thao để tập luyện, tự kiểm tra sức khỏe cho phù hợp với năng lực thể chất của bản thân.
+ Có kỹ năng tự bảo vệ mình, có khả năng phục vụ chiến đấu trong điều kiện tác chiến thông thường.
2 - Kỹ năng làm việc nhóm
+ Xây dựng, điều hành nhóm làm việc hiệu quả.
+ Liên kết được các nhóm.
3 - Kỹ năng quản lý và lãnh đạo
+ Tổ chức, phân công công việc trong đơn vị.
+ Đánh giá hoạt động của cá nhân và tập thể.
+ Liên kết được với các đối tác chủ yếu.
4 - Giao tiếp
+ Sắp xếp được ý tưởng, nội dung giao tiếp.
+ Giao tiếp được bằng văn bản, qua thư điện tử/các phương tiện truyền thông
+ Khả năng thuyết trình lưu loát.
+ Có kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân: tư vấn cho khách hàng, trao đổi và chia sẻ với đồng nghiệp...
5 - Ngoại ngữ - Tin học
+ Sử dụng ngoại ngữ: tiếng Anh B1 tương đương IELTS 4.0, có khả năng nghe, nói, đọc, viết trôi chảy và thường xuyên trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
+ Tin học và công nghệ thông tin: Sử dụng thành thạo các công cụ xử lý, lưu trữ thông tin thông dụng trên máy tính để giải quyết vấn đề. Thành thạo một số phần mềm văn phòng thông dụng như WORD, EXCEL, POWER POINT, SPSS… Sử dụng tốt một hệ quản trị cơ sở dữ liệu cụ thể.
1.2.3. Chuẩn đầu ra về phẩm chất đạo đức
- Đạo đức cá nhân
+ Xác định rõ Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam, nền tảng tư tưởng cho mọi hoạt động trong thực tiễn. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Xây dựng niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, phấn đấu theo mục tiêu lý tưởng của Đảng, bồi dưỡng và nâng cao ý thức trách nhiệm của sinh viên trước những nhiệm vụ trọng đại của đất nước.
+ Có ý thức tự nguyện, có tinh thần kỷ luật cao, có trách nhiệm với bản thân trong quá trình rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.
+ Tự tin, linh hoạt, dám đương đầu với rủi ro, khó khăn
+ Kiên trì, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê sáng tạo, tinh thần tự tôn, hiểu biết văn hóa, có khả năng thích ứng cao với hoàn cảnh và điều kiện, môi trường làm việc.
+ Cảm thông, chia sẻ với đồng nghiệp
- Đạo đức nghề nghiệp
+ Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp của cơ quan/ tổ chức/ hội nghề nghiệp đã đề ra
+ Tận tâm, tận lực, trung thực và trách nhiệm.
+ Tác phong làm việc chuyên nghiệp.
+ Văn hóa ứng xử của nhân viên truyền thông
+ Ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ vào công việc hàng ngày để nâng cao chất lượng của công việc, xây dựng phong cách làm việc hiện đại.
- Đạo đức xã hội
+ Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tự hào và trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc.
+ Tuân thủ pháp luật và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
+ Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
+ Xây dựng, giữ gìn và quảng bá hình ảnh nhân viên quan hệ công chúng trong xã hội
1.2.4. Định hướng nghề nghiệp của cử nhân quan hệ công chúng
- Nhóm 1- Chuyên viên quan hệ công chúng: Có đủ năng lực làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, các tổ chức kinh tế, quốc tế và các tổ chức xã hội, phi chính phủ...; có thể đảm nhận các công việc như phụ trách quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, tổ chức sự kiện, tổ chức truyền thông nội bộ...; triển vọng phát triển trong tương lai có thể trở thành trưởng phòng, ban, giám đốc bộ phận, dự án và giám đốc doanh nghiệp.
- Nhóm 2 - Chuyên viên phân tích và tư vấn quan hệ công chúng: Có khả năng làm việc tại các công ty và tổ chức tư vấn quản trị truyền thông doanh nghiệp, các Bộ và Sở, Ban, Ngành liên quan; có thể đảm nhận các công việc: trợ lý phân tích và lập báo cáo về môi trường truyền thông đối nội và đối ngoại của đơn vị; trợ lý xây dựng và thực hiện chiến lược truyền thông trong kinh doanh, phát triển đội ngũ nhân sự, xây dựng và phát triển thương hiệu, uy tín... của doanh nghiệp; triển vọng trong tương lai có thể trở thành các chuyên gia phân tích, tư vấn, lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp và tổ chức.
- Nhóm 3 - Nghiên cứu viên và giảng viên quan hệ công chúng: Có khả năng nghiên cứu và giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu; có thể đảm nhận công việc: tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến truyền thông, quan hệ công chúng, trợ lý giảng dạy, giảng viên dạy các môn học: nhập môn quan hệ công chúng, thực hành quan hệ công chúng, Chiến lược và chiến thuật quan hệ công chúng, Chiến dịch quan hệ công chúng...; triển vọng trong tương lai có thể trở thành nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp, nhà quản lý trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về truyền thông và quan hệ công chúng.
2. Nội dung chương trình đào tạo
2.1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo
Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 131 tín chỉ, trong đó:
- Khối kiến thức chung (chưa kể GDTC, GDQP, KNM): |
|
27 tín chỉ |
- Khối kiến thức theo lĩnh vực: |
|
23 tín chỉ |
- Bắt buộc: |
17 tín chỉ |
|
- Tự chọn: |
6/8 tín chỉ |
|
- Khối kiến thức theo khối ngành: |
|
18 tín chỉ |
- Bắt buộc: |
12 tín chỉ |
|
- Tự chọn: |
6/15 tín chỉ |
|
- Khối kiến thức theo nhóm ngành: |
|
12 tín chỉ |
- Bắt buộc: |
9 tín chỉ |
|
- Tự chọn: |
3/6 tín chỉ |
|
- Khối kiến thức ngành: |
|
38 tín chỉ |
- Bắt buộc: |
29 tín chỉ |
|
- Tự chọn: |
9/21 tín chỉ |
|
- Khối kiến thực tập, thực tế, khóa luận: |
|
13 tín chỉ |
Số TT |
Mã môn học |
Tên môn học |
Số tín chỉ |
Số giờ tín chỉ |
Mã số môn học tiên quyết |
||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Lý thuyết |
Thực hành |
Tự học |
|||||
I |
|
Khối kiến thức chung (không tính các môn học số 9, 10, 11) |
27 |
|
|
|
|
1 |
PHI1004 |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 |
2 |
21 |
5 |
4 |
|
2 |
PHI1005 |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 |
3 |
32 |
8 |
5 |
PHI1004 |
3 |
POL1001 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
2 |
20 |
8 |
2 |
PHI1005 |
4 |
HIS 1002 |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
3 |
35 |
7 |
3 |
POL1001 |
5 |
INT1004 |
Tin học cơ sở |
3 |
17 |
28 |
|
|
6 |
|
Ngoại ngữ A1 |
4 |
16 |
40 |
4 |
|
FLF1105 |
Tiếng Anh A1 |
|
|
|
|
|
|
FLF1205 |
Tiếng Nga A1 |
|
|
|
|
|
|
FLF1305 |
Tiếng Pháp A1 |
|
|
|
|
|
|
FLF1405 |
Tiếng Trung A1 |
|
|
|
|
|
|
7 |
|
Ngoại ngữ A2 |
5 |
20 |
50 |
5 |
|
FLF1106 |
Tiếng Anh A2 |
|
|
|
|
FLF1105 |
|
FLF1206 |
Tiếng Nga A2 |
|
|
|
|
FLF1205 |
|
FLF1306 |
Tiếng Pháp A2 |
|
|
|
|
FLF1305 |
|
FLF1406 |
Tiếng Trung A2 |
|
|
|
|
FLF1405 |
|
8 |
|
Ngoại ngữ B1 |
5 |
20 |
50 |
5 |
|
FLF1107 |
Tiếng Anh B1 |
|
|
|
|
FLF1106 |
|
FLF1207 |
Tiếng Nga B1 |
|
|
|
|
FLF1206 |
|
FLF1307 |
Tiếng Pháp B1 |
|
|
|
|
FLF1306 |
|
FLF1407 |
Tiếng Trung B1 |
|
|
|
|
FLF1406 |
|
9 |
PES1001 |
Giáo dục thể chất |
4 |
|
|
|
|
10 |
CME1001 |
Giáo dục quốc phòng – an ninh |
7 |
|
|
|
|
11 |
|
Kỹ năng mềm |
3 |
|
|
|
|
II |
|
Khối kiến thức chung theo lĩnh vực |
23 |
|
|
|
|
II.1 |
|
Các môn học bắt buộc |
17 |
|
|
|
|
12 |
MNS1053 |
Các phương pháp nghiên cứu khoa học |
3 |
33 |
12 |
|
|
13 |
THL1057 |
Nhà nước và pháp luật đại cương |
2 |
20 |
5 |
5 |
PHI1004 |
14 |
HIS1053 |
Lịch sử văn minh thế giới |
3 |
42 |
3 |
|
|
15 |
HIS1056 |
Cơ sở văn hoá Việt Nam |
3 |
42 |
3 |
|
|
16 |
SOC1050 |
Xã hội học đại cương |
2 |
28 |
2 |
|
|
17 |
PSY1050 |
Tâm lý học đại cương |
2 |
30 |
|
|
|
18 |
PHI1051 |
Lôgic học đại cương |
2 |
20 |
10 |
|
|
II.2 |
|
Các môn học tự chọn |
6/8 |
|
|
|
|
19 |
INE1014 |
Kinh tế học đại cương |
2 |
20 |
8 |
2 |
|
20 |
EVS1001 |
Môi trường và phát triển |
2 |
20 |
8 |
2 |
|
21 |
MAT1078 |
Thống kê cho khoa học xã hội |
2 |
18 |
6 |
6 |
|
22 |
LIN1050 |
Thực hành văn bản tiếng Việt |
2 |
10 |
10 |
10 |
|
III |
|
Khối kiến thức chung theo khối ngành |
18 |
|
|
|
|
III.1 |
|
Các môn học bắt buộc |
12 |
|
|
|
|
23 |
JOU1051 |
Báo chí truyền thông đại cương |
3 |
39 |
6 |
|
|
24 |
POL1052 |
Chính trị học đại cương |
3 |
39 |
6 |
|
|
25 |
JOU1052 |
Quan hệ công chúng đại cương |
3 |
39 |
6 |
|
|
26 |
JOU2017 |
Ngôn ngữ báo chí |
3 |
36 |
9 |
|
|
III.2 |
|
Các môn học tự chọn |
6/15 |
|
|
|
|
27 |
SOC3006 |
Xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận xã hội |
3 |
36 |
9 |
|
SOC1050 |
28 |
PHI1100 |
Mỹ học đại cương |
3 |
39 |
6 |
|
|
29 |
MNS1100 |
Khoa học quản lý đại cương |
3 |
33 |
12 |
|
|
30 |
PSY1101 |
Tâm lý học truyền thông |
3 |
39 |
6 |
|
PSY1050 |
31 |
ITS1100 |
Nhập môn Quan hệ quốc tế |
3 |
45 |
|
|
|
IV |
|
Khối kiến thức chung theo nhóm ngành |
12 |
|
|
|
|
IV.1 |
|
Các môn học bắt buộc |
9 |
|
|
|
|
32 |
JOU1150 |
Lý luận báo chí truyền thông |
3 |
33 |
12 |
|
JOU1051 |
33 |
JOU2019 |
Pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông |
3 |
36 |
9 |
|
|
34 |
JOU1151 |
Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu truyền thông |
3 |
33 |
12 |
|
|
IV.2 |
|
Các môn học tự chọn |
3/6 |
|
|
|
|
35 |
VLC3037 |
Văn hóa giao tiếp |
3 |
27 |
18 |
|
|
36 |
ITS3121 |
Các vấn đề toàn cầu |
3 |
39 |
6 |
|
|
V |
|
Khối kiến thức ngành |
38 |
|
|
|
|
V.1 |
|
Các môn học bắt buộc |
29 |
|
|
|
|
37 |
JOU3025 |
Lý luận về quan hệ công chúng |
3 |
39 |
6 |
|
|
38 |
JOU3026 |
Xây dựng và phát triển thương hiệu |
3 |
36 |
9 |
|
|
39 |
JOU3027 |
Các chương trình quan hệ công chúng |
3 |
36 |
9 |
|
|
40 |
JOU3057 |
Kỹ năng viết cho quan hệ công chúng |
3 |
30 |
15 |
|
|
41 |
JOU3030 |
Tổ chức sự kiện |
3 |
30 |
15 |
|
|
42 |
JOU3037 |
Đại cương về quảng cáo |
3 |
30 |
15 |
|
|
43 |
JOU3042 |
Kỹ năng viết cho báo in |
4 |
40 |
20 |
|
|
44 |
JOU3043 |
Kỹ năng viết cho báo trực tuyến |
3 |
36 |
9 |
|
|
45 |
JOU3040 |
Kỹ năng viết cho phát thanh và truyền hình |
4 |
40 |
20 |
|
|
V.2 |
|
Các môn học tự chọn |
9/24 |
|
|
|
|
46 |
JOU3038 |
Thiết kế và quản trị nội dung website |
3 |
30 |
15 |
|
|
47 |
JOU3052 |
Tổ chức và hoạt động của các cơ quan báo chí truyền thông |
3 |
30 |
15 |
|
|
48 |
JOU3044 |
Kỹ thuật phát thanh và truyền hình |
3 |
30 |
15 |
|
|
49 |
JOU3028 |
Chiến dịch quan hệ công chúng |
3 |
30 |
15 |
|
JOU1052 |
50 |
JOU 3036 |
Đàm phán và quản trị xung đột |
3 |
36 |
9 |
|
|
51 |
JOU3049 |
Truyền thông đa phương tiện |
3 |
30 |
15 |
|
|
52 |
JOU3050 |
Sản xuất ấn phẩm báo chí |
3 |
15 |
30 |
|
JOU3042 |
53 |
JOU3051 |
Niên luận |
3 |
9 |
36 |
|
|
V.3 |
|
Khối kiên thức thực tập và tốt nghiệp |
13 |
|
|
|
|
54 |
JOU4061 |
Thực tập chuyên môn |
2 |
|
30 |
|
|
55 |
JOU4050 |
Thực tập tốt nghiệp
|
5 |
|
75 |
|
|
56 |
JOU4051 |
Khoá luận tốt nghiệp/ Hoặc 2 môn học thay thế, tự chọn trong khối V.2. |
6 |
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
131 |
|
|
|
|
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn