Ngôn ngữ
MÃ SỐ: 52.36.07.08
(Ban hành theo Quyết định số 3596/QĐ-ĐHQGHN, ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
- Tên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Quan hệ công chúng
+ Tiếng Anh: Public Relations
- Mã số ngành đào tạo: 52.36.07.08
- Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân
- Thời gian đào tạo: 4 năm
- Tên văn bằng tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt: Cử nhân ngành Quan hệ công chúng
+ Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Public Relations
- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: bet365 football , Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Mục tiêu đào tạo
Chương trình giáo dục đại học ngành Quan hệ công chúng đào tạo những cử nhân với kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để tác nghiệp các hoạt động xây dựng, duy trì, phát triển hình ảnh và mối quan hệ hai chiều giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp… với các nhóm công chúng mục tiêu của họ thông qua việc cung cấp, trao đổi thông tin một cách đúng đắn, chính xác, trung thực; có khả năng nghiên cứu, giảng dạy về các vấn đề của quan hệ công chúng tại các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu... Sau khoá học, sinh viên có đủ năng lực làm việc chuyên về quan hệ công chúng trong các cơ quan chính phủ, phi chính phủ, các cơ quan truyền thông, doanh nghiệp, các công ty cung cấp dịch vụ quan hệ công chúng chuyên nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội…, có khả năng tiếp tục học tập, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy kinh nghiệm để trở thành nhà lãnh đạo, chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ công chúng.
3. Thông tin tuyển sinh
Hình thức tuyển sinh: Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.
PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Về kiến thức và năng lực chuyên môn
1.1. Về kiến thức
Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo; và có kiến thức cụ thể và năng lực chuyên môn như sau:
1.1.1. Khối kiến thức chung
Sinh viên hiểu và vận dụng được kiến thức và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng, có giác ngộ chính trị và lập trường giai cấp vững vàng;
Có khả năng sử dụng ngoại ngữ cơ bản với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
1.1.2. Khối kiến thức lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn
Sinh viên hiểu và thể hiện được nhận thức của mình về nền tảng khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là các lĩnh vực chính trị học, tâm lý học, xã hội học, lịch sử và kinh tế;
Sinh viên hiểu về vai trò của các lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong thời đại kỹ thuật số, hội nhập và toàn cầu hóa.
1.1.3. Kiến thức khối ngành và nhóm ngành
Sinh viên hiểu và có khả năng vận dụng các học thuyết và nguyên tắc của nghệ thuật giao tiếp, truyền thông liên cá nhân và truyền thông qua phương tiện đại chúng để truyền thông một cách hiệu quả bằng hình thức viết, lời nói và các dạng thức khác.
Hiểu được những vấn đề cơ bản, cốt lõi của Luật pháp và Đạo đức báo chí, truyền thông và quan hệ công chúng trong hoạt động tác nghiệp;
Hiểu và phân tích được vai trò, thế mạnh của các kênh truyền thông đại chúng trong xã hội. Hiểu được các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau và công việc trong ngành công nghiệp truyền thông, quan hệ công chúng;
Hiểu được mô hình hoạt động của các cơ quan báo chí truyền thông và vai trò, nhiệm vụ của các cá nhân trong tổ chức hoạt động đó;
Thể hiện sự hiểu biết về các khái niệm và học thuyết cơ bản về truyền thông, truyền thông đại chúng (vai trò của báo chí truyền thông trong đời sống xã hội, chức năng cơ bản của truyền thông, các nguyên tắc về đạo đức báo chí, truyền thông…) để có thể trở thành chuyên viên quan hệ công chúng, nhà truyền thông chuyên nghiệp.
1.1.4. Khối kiến thức ngành
Thể hiện được nhận thức và khả năng thực hiện quyền và trách nhiệm của người làm nghề quan hệ công chúng trong xã hội. Hiểu và áp dụng được các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp và nghĩa vụ công dân của nhân viên quan hệ công chúng trong việc đóng góp vào sự phát triển nhiều mặt của đất nước. Hiểu được quy trình xây dựng, triển khai và đánh giá một chương trình hoặc chiến dịch quan hệ công chúng, bước đầu vận dụng được kiến thức vào việc thiết kế các chương trình quan hệ công chúng trong thực tế;
Hiểu được yêu cầu về tính chính xác, nhanh nhẹn, công bằng và trung thực của hoạt động truyền thông; tính năng động, linh hoạt, bao quát trong quản lý kinh doanh và ứng dụng các yêu cầu này trong quá trình tác nghiệp quan hệ công chúng. Có năng lực nhận thức và vận dụng được sự khác biệt giữa thực tế và quan điểm đánh giá các chương trình quan hệ công chúng cụ thể;
Hiểu vai trò và mối quan hệ giữa các cá nhân trong quy trình hoạt động quan hệ công chúng trong nội bộ hoặc đối ngoại của tổ chức. Hiểu được quy trình quản trị truyền thông trong và ngoài tổ chức bằng những phương thức khác nhau;
Thể hiện được khả năng tư duy phản biện, sáng tạo và độc lập, khi đánh giá, thẩm định thông tin, phân tích và vận dụng các văn bản hướng dẫn; khả năng tổ chức và thực hiện kế hoạch quan hệ công chúng dưới dạng các chương trình quan hệ công chúng khác nhau theo chiến lược đã đề ra (VD: chiến lược quan hệ cộng đồng, quan hệ nhân viên, quan hệ với giới truyền thông...), hoặc các sự kiện đặc biệt;
Hiểu một cách cơ bản về các thành tố và nguyên tắc trong việc thiết kế trình bày và sản xuất các sản phẩm truyền thông quan hệ công chúng đối nội và đối ngoại dạng in ấn, phát thanh, truyền hình, trang web... và có khả năng vận dụng kiến thức về lĩnh vực nói trên vào thực tiễn nghề nghiệp.
1.2 Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.
2. Về kỹ năng
2.1. Kỹ năng chuyên môn
2.1.1. Các kỹ năng nghề nghiệp
- Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền
- Nghiên cứu, lập kế hoạch, truyền thông, đánh giá các chiến dịch quan hệ công chúng đối nội và đối ngoại;
- Giao tiếp, trao đổi với lãnh đạo, đồng nghiệp, khách hàng, đối tác, giới truyền thông, nhà tài trợ và các nhóm công chúng khác của tổ chức;
- Viết và thể hiện thông điệp của tổ chức bằng các hình thức truyền thông khác nhau (in ấn, phát thanh, truyền hình, website, khẩu hiệu…);
- Lựa chọn các kênh truyền thông phù hợp với mục đích công việc;
- Đánh giá các kết quả làm việc bằng phương pháp định tính, định lượng;
- Tìm kiếm, tổ chức và quản lý các nguồn kinh phí, tài trợ cho các hoạt động truyền thông của tổ chức;
- Tiếp nhận, xử lý, đánh giá thông tin phản hồi từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức xã hội.
2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề
- Phát hiện, nhận thức, phản biện, bày tỏ chính kiến về vấn đề đang diễn ra và đề xuất, tiến hành triển khai các hoạt động giải quyết vấn đề liên quan đến chuyên môn;
- Liên kết nhiều nguồn lực khác nhau trong xu hướng liên ngành để thúc đẩy việc giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức
- Tìm kiếm, sưu tập tài liệu, phân tích nội dung văn bản;
- Hình thành các giả thuyết khoa học;
- Thực hiện các phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng;
- Sử dụng các phần mềm để phân tích số liệu thống kê;
- Kiểm định giả thuyết;
- Ứng dụng nghiên cứu trong thực tiễn.
2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống
- Hệ thống hóa các lý thuyết cơ bản liên quan đến chuyên ngành, tư duy chỉnh thể/ logic, tư duy phân tích đa chiều;
- Kết hợp các kiến thức liên ngành để phát hiện vấn đề, mối tương quan giữa các vấn đề và tìm ra xu hướng phát triển của lĩnh vực nghiên cứu;
- Xác định vấn đề ưu tiên và tìm ra cách giải quyết.
2.1.5. Bối cảnh xã hội và ngoại cảnh
- Đánh giá bối cảnh xã hội và ngoại cảnh liên quan đến chuyên ngành, xác định được vai trò của các cử nhân quan hệ công chúng;
- Lập kế hoạch và tìm phương án thích ứng với những biến đổi và đòi hỏi của công việc, tận dụng được kiến thức, kỹ năng của cá nhân để phát triển;
- Tận dụng được tiến bộ trong sự phát triển của nghề nghiệp trên thế giới.
2.1.6. Bối cảnh tổ chức
- Nhận thức về bối cảnh của tổ chức và thích ứng với yêu cầu công việc trong các mô hình tổ chức khác nhau (chính phủ, phi chính phủ, doanh nghiệp, trường học…);
- Kết nối bằng truyền thông trong nội bộ tổ chức, góp phần hình thành văn hóa tổ chức, làm việc thành công trong tổ chức.
2.1.7. Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn
- Vận dụng các khối kiến thức đa dạng và kỹ năng đã được trang bị trong quá trình học và thực tập nghề nghiệp vào công việc sau khi ra trường;
- Tổng kết các bài học về nghề nghiệp cho bản thân rút ra trong thực tiễn trên cơ sở đối chiếu với kiến thức đã được trang bị.
2.1.8. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp
- Khả năng vận dụng một cách sáng tạo kiến thức và kỹ năng đã được trang bị trong quá trình học đại học;
- Năng lực tham gia các hoạt động quản lý liên quan đến công việc chuyên môn đã được đào tạo;
- Khả năng chuẩn bị để tiếp tục tự đào tạo hoặc tham gia các khóa đào tạo nâng cao sau đại học.
2.2. Kỹ năng bổ trợ
2.2.1. Kỹ năng cá nhân
- Sắp xếp kế hoạch công việc khoa học và hợp lý;
- Thích ứng nhanh với sự thay đổi môi trường sống và làm việc;
- Học và tự học, tự nghiên cứu suốt đời;
- Phân tích được phẩm chất của đồng nghiệp để trao đổi, học hỏi.
2.2.2. Kỹ năng làm việc nhóm
- Xây dựng, điều hành nhóm làm việc hiệu quả;
- Liên kết được các nhóm.
2.2.3. Kỹ năng quản lý và lãnh đạo
- Tổ chức, phân công công việc trong đơn vị;
- Đánh giá hoạt động của cá nhân và tập thể;
- Liên kết được với các đối tác chủ yếu.
2.2.4. Kỹ năng giao tiếp
- Sắp xếp được ý tưởng, nội dung giao tiếp;
- Giao tiếp được bằng văn bản, qua thư điện tử/các phương tiện truyền thông;
- Khả năng thuyết trình lưu loát;
- Có kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân: tư vấn cho khách hàng, trao đổi và chia sẻ với đồng nghiệp...
2.2.5. Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ
- Có kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn.
2.2.6. Kỹ năng bổ trợ khác:
- Tin học và công nghệ thông tin: sử dụng thành thạo các phần mềm thông dụng (WORD, EXCEL, POWER POINT, SPSS…).
3. Chuẩn đầu ra về phẩm chất đạo đức
3.1. Đạo đức cá nhân
- Sẵn sàng đương đầu với khó khăn;
- Kiên trì, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê sáng tạo;
- Cảm thông, chia sẻ với đồng nghiệp.
3.2. Đạo đức nghề nghiệp
- Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp của cơ quan/ tổ chức/ hội nghề nghiệp đã đề ra;
- Tận tâm, tận lực, trung thực và trách nhiệm;
- Tác phong làm việc chuyên nghiệp;
- Văn hóa ứng xử của nhân viên truyền thông.
3.3. Đạo đức xã hội
- Tuân thủ pháp luật và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;
- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc;
- Giữ gìn và quảng bá hình ảnh nhân viên quan hệ công chúng trong xã hội.
4. Những vị trí việc làm mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
- Nhóm 1- Chuyên viên quan hệ công chúng: Có đủ năng lực làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, các tổ chức kinh tế, quốc tế và các tổ chức xã hội, phi chính phủ...; có thể đảm nhận các công việc như phụ trách quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, tổ chức sự kiện, tổ chức truyền thông nội bộ...; triển vọng phát triển trong tương lai có thể trở thành trưởng phòng, ban, giám đốc bộ phận, dự án và giám đốc doanh nghiệp;
- Nhóm 2 - Chuyên viên phân tích và tư vấn quan hệ công chúng: Có khả năng làm việc tại các công ty và tổ chức tư vấn quản trị truyền thông doanh nghiệp, các Bộ và Sở, Ban, Ngành liên quan; có thể đảm nhận các công việc: trợ lý phân tích và lập báo cáo về môi trường truyền thông đối nội và đối ngoại của đơn vị; trợ lý xây dựng và thực hiện chiến lược truyền thông trong kinh doanh, phát triển đội ngũ nhân sự, xây dựng và phát triển thương hiệu, uy tín... của doanh nghiệp; triển vọng trong tương lai có thể trở thành các chuyên gia phân tích, tư vấn, lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp và tổ chức;
- Nhóm 3 - Nghiên cứu viên và giảng viên quan hệ công chúng: Có khả năng nghiên cứu và giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu; có thể đảm nhận công việc: tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến truyền thông, quan hệ công chúng, trợ lý giảng dạy, giảng viên dạy các môn học: nhập môn quan hệ công chúng, thực hành quan hệ công chúng, Chiến lược và chiến thuật quan hệ công chúng, Chiến dịch quan hệ công chúng...; triển vọng trong tương lai có thể trở thành nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp, nhà quản lý trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về truyền thông và quan hệ công chúng.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Cử nhân ngành Quan hệ công chúng có thể học lên cao học chuyên ngành Quan hệ công chúng, Báo chí học, chuyên ngành Quản trị truyền thông và các chuyên ngành gần, chuyên ngành phù hợp khác trong hệ thống các chuyên ngành hiện được phép đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo
Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo |
135 tín chỉ |
Khối kiến thức chung (chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh, kỹ năng bổ trợ): |
27 tín chỉ |
- Khối kiến thức theo lĩnh vực: |
26 tín chỉ |
+ Bắt buộc |
20 tín chỉ |
+ Tự chọn |
6/10 tín chỉ |
- Khối kiến thức theo khối ngành: |
18 tín chỉ |
+ Bắt buộc |
12 tín chỉ |
+ Tự chọn |
6/15 tín chỉ |
- Khối kiến thức của nhóm ngành: |
14 tín chỉ |
+ Bắt buộc |
11 tín chỉ |
+ Tự chọn |
3/9 tín chỉ |
- Khối kiến thức ngành: |
50 tín chỉ |
+ Bắt buộc |
29 tín chỉ |
+ Tự chọn |
9/18 tín chỉ |
+ Thực tập, khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp: |
12 tín chỉ |
2. Khung chương trình đào tạo
Số TT |
Mã học phần |
Tên học phần (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh) |
Số tín chỉ |
Số giờ tín chỉ |
Mã số học phần tiên quyết |
||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Lý thuyết |
Thực hành |
Tự học |
|||||
I |
|
Khối kiến thức chung (không tính các học phần từ 9 đến 11) |
27 |
|
|
|
|
1 |
PHI1004 |
Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 Fundamental Principles of Marxism – Leninism 1 |
2 |
24 |
6 |
|
|
2 |
PHI1005 |
Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 Fundamental Principles of Marxism – Leninism 2 |
3 |
36 |
9 |
|
PHI1004 |
3 |
POL1001 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh Ho Chi Minh Ideology |
2 |
20 |
10 |
|
PHI1005 |
4 |
HIS1002 |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam The Revolutionary Line of the Communist Party of Vietnam |
3 |
42 |
3 |
|
POL1001 |
5 |
INT1004 |
Tin học cơ sở 2 Introduction to Informatics 2 |
3 |
17 |
28 |
|
|
6 |
|
Ngoại ngữ cơ sở 1 Foreign Language 1 |
4 |
16 |
40 |
4 |
|
FLF2101 |
Tiếng Anh cơ sở 1 General English 1 |
|
|
|
|
|
|
FLF2201 |
Tiếng Nga cơ sở 1 General Russian 1 |
|
|
|
|
|
|
FLF2301 |
Tiếng Pháp cơ sở 1 General French 1 |
|
|
|
|
|
|
FLF2401 |
Tiếng Trung cơ sở 1 General Chinese 1 |
|
|
|
|
|
|
7 |
|
Ngoại ngữ cơ sở 2 Foreign Language 2 |
5 |
20 |
50 |
5 |
|
FLF2102 |
Tiếng Anh cơ sở 2 General English 2 |
|
|
|
|
FLF2101
|
|
FLF2202 |
Tiếng Nga cơ sở 2 General Russian 2 |
|
|
|
|
FLF2201 |
|
FLF2302 |
Tiếng Pháp cơ sở 2 General French 2 |
|
|
|
|
FLF2301 |
|
FLF2402 |
Tiếng Trung cơ sở 2 General Chinese 2 |
|
|
|
|
FLF2401 |
|
8 |
|
Ngoại ngữ cơ sở 3 Foreign Language 3 |
5 |
20 |
50 |
5 |
|
FLF2103 |
Tiếng Anh cơ sở 3 General English 3 |
|
|
|
|
FLF2102 |
|
FLF2203 |
Tiếng Nga cơ sở 3 General Russian 3 |
|
|
|
|
FLF2202 |
|
FLF2303 |
Tiếng Pháp cơ sở 3 General French 3 |
|
|
|
|
FLF2302 |
|
FLF2403 |
Tiếng Trung cơ sở 3 General Chinese 3 |
|
|
|
|
FLF2402 |
|
9 |
|
Giáo dục thể chất Physical Education |
4 |
|
|
|
|
10 |
|
Giáo dục quốc phòng - an ninh National Defence Education |
8 |
|
|
|
|
11 |
|
Kỹ năng bổ trợ Soft Skills |
3 |
|
|
|
|
II |
|
Khối kiến thức theo lĩnh vực |
26 |
|
|
|
|
II.1 |
|
Các học phần bắt buộc |
20 |
|
|
|
|
12 |
MNS1053 |
Các phương pháp nghiên cứu khoa học Research Methods |
3 |
36 |
9 |
|
|
13 |
THL1057 |
Nhà nước và pháp luật đại cương General State and Law |
2 |
20 |
5 |
5 |
PHI1004 |
14 |
HIS1053 |
Lịch sử văn minh thế giới History of World Civilization |
3 |
42 |
3 |
|
|
15 |
HIS1056 |
Cơ sở văn hoá Việt Nam Fundamentals of Vietnamese Culture |
3 |
42 |
3 |
|
|
16 |
SOC1051 |
Xã hội học đại cương General Sociology |
3 |
39 |
6 |
|
|
17 |
PSY1051 |
Tâm lý học đại cương General Psychology |
3 |
45 |
|
|
|
18 |
PHI1054 |
Lôgic học đại cương General Logics |
3 |
31 |
14 |
|
|
II.2 |
|
Các học phần tự chọn |
6/10 |
|
|
|
|
19 |
INE1014 |
Kinh tế học đại cương General Economics |
2 |
20 |
10 |
|
|
20 |
EVS1001 |
Môi trường và phát triển Environment and Development |
2 |
26 |
4 |
|
|
21 |
MAT1078 |
Thống kê cho khoa học xã hội Statistics for Social Sciences |
2 |
20 |
10 |
|
|
22 |
LIN1050 |
Thực hành văn bản tiếng Việt Practicing on Vietnamese Texts |
2 |
20 |
10 |
|
|
23 |
LIB1050 |
Nhập môn Năng lực thông tin Introduction to Information Literacy |
2 |
20 |
10 |
|
|
III |
|
Khối kiến thức theo khối ngành |
18 |
|
|
|
|
III.1 |
|
Các học phần bắt buộc |
12 |
|
|
|
|
24 |
JOU1051 |
Báo chí truyền thông đại cương Fundamentals of Mass Communication |
3 |
39 |
6 |
|
|
25 |
POL1052 |
Chính trị học đại cương General Politics |
3 |
39 |
6 |
|
|
26 |
JOU2017 |
Ngôn ngữ báo chí Media Language |
3 |
39 |
6 |
|
|
27 |
JOU1052 |
Quan hệ công chúng đại cương Fundamentals of Public Relations |
3 |
36 |
9 |
|
|
III.2 |
|
Các học phần tự chọn |
6/15 |
|
|
|
|
28 |
MNS1100 |
Khoa học quản lý đại cương General Management Science |
3 |
36 |
9 |
|
|
29 |
PHI1100 |
Mỹ học đại cương General Aesthetics |
3 |
36 |
9 |
|
|
30 |
ITS1100 |
Nhập môn quan hệ quốc tế Introduction to International Relations |
3 |
30 |
15 |
|
|
31 |
PSY1101 |
Tâm lý học truyền thông Psychology of Communication |
3 |
30 |
15 |
|
PSY1051 |
32 |
SOC3006 |
Xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận xã hội Sociology of Mass Communication and Public Opinion |
3 |
39 |
6 |
|
SOC1051 |
IV |
|
Khối kiến thức theo nhóm ngành |
14 |
|
|
|
|
IV.1 |
|
Các học phần bắt buộc |
11 |
|
|
|
|
33 |
JOU1150 |
Lý luận báo chí truyền thông Communication Theory and Process |
3 |
39 |
6 |
|
JOU1051 |
34 |
JOU2019 |
Pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông
|
3 |
36 |
9 |
|
|
35 |
JOU1151 |
Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu truyền thông Research Method in Communication |
3 |
33 |
12 |
|
|
36 |
JOU3046 |
Tổ chức và hoạt động của các cơ quan báo chí truyền thông Organization and operation of media agencies |
2 |
27 |
3 |
|
|
IV.2 |
|
Các học phần tự chọn |
3/9 |
|
|
|
|
37 |
PSY1153 |
Tâm lý học giao tiếp Communication Psychology |
3 |
36 |
9 |
|
|
38 |
ITS3121 |
Các vấn đề toàn cầu Global Issues |
3 |
39 |
6 |
|
|
39 |
JOU3051 |
Niên luận Annual report |
3 |
3 |
3 |
39 |
|
V |
|
Khối kiến thức ngành |
50 |
|
|
|
|
V.1 |
|
Các học phần bắt buộc |
29 |
|
|
|
|
40 |
JOU3025 |
Lý luận về quan hệ công chúng Public relations theories |
3 |
39 |
6 |
|
|
41 |
JOU3026 |
Xây dựng và phát triển thương hiệu Branding |
3 |
36 |
9 |
|
|
42 |
JOU3027 |
Các chương trình quan hệ công chúng Public relations programs |
3 |
36 |
9 |
|
|
43 |
JOU3057 |
Kỹ năng viết cho quan hệ công chúng Writing for public relations |
3 |
30 |
15 |
|
|
44 |
JOU3030 |
Tổ chức sự kiện Event management |
3 |
30 |
15 |
|
|
45 |
JOU3037 |
Đại cương về quảng cáo Fundamental of Advertising |
3 |
30 |
15 |
|
|
46 |
JOU3042 |
Kỹ năng viết cho báo in Writing for print newspaper |
4 |
40 |
20 |
|
|
47 |
JOU3059 |
Kỹ năng viết cho báo điện tử Writing for online journalism |
3 |
36 |
9 |
|
|
48 |
JOU3040 |
Kỹ năng viết cho phát thanh và truyền hình Writing for broadcasting |
4 |
40 |
20 |
|
|
V.2 |
|
Các học phần tự chọn |
9/18 |
|
|
|
|
49 |
JOU3038 |
Thiết kế và quản trị nội dung website Website design and administration |
3 |
30 |
15 |
|
|
50 |
JOU3044 |
Kỹ thuật phát thanh và truyền hình Broadcasting technologies |
3 |
30 |
15 |
|
|
51 |
JOU3028 |
Chiến dịch quan hệ công chúng Public relations campaign |
3 |
30 |
15 |
|
JOU1052 |
52 |
JOU 3036 |
Đàm phán và quản trị xung đột Negotiation and Conflict management |
3 |
36 |
9 |
|
|
53 |
JOU3049 |
Truyền thông đa phương tiện
|
3 |
30 |
15 |
|
|
54 |
JOU3050 |
Sản xuất ấn phẩm báo chí Print newspaper production |
3 |
15 |
30 |
|
JOU3042 |
V.3 |
|
Thực tập và khóa luận tốt nghiệp/ học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp |
12 |
|
|
|
|
55 |
JOU4052 |
Thực tập thực tế Fieldwork |
2 |
3 |
9 |
18 |
JOU1052 |
56 |
JOU4050 |
Thực tập tốt nghiệp Supervised Internship |
5 |
3 |
12 |
60 |
JOU1052 |
57 |
JOU4051 |
Khoá luận tốt nghiệp |
5 |
|
|
|
JOU1052 |
|
|
Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp |
|
|
|
|
|
58 |
JOU4062 |
Lý luận và thực tiễn quan hệ công chúng Public relations theory and practice |
3 |
30 |
15 |
|
JOU1052 |
59 |
JOU4063 |
Quan hệ công chúng ứng dụng Applied public relations |
2 |
20 |
10 |
|
JOU1052 |
|
|
Tổng cộng |
135 |
|
|
|
|
Ghi chú: Học phần Ngoại ngữ thuộc khối kiến thức chung được tính vào tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo nhưng kết quả đánh giá các học phần này không tính vào điểm trung bình chung học kỳ, điểm trung bình chung các học phần và điểm trung bình chung tích lũy.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn