Cơ sở duy nhất đào tạo ngành Hán Nôm ở cả ba cấp
nguyenhang
2012-11-16T23:10:43-05:00
2012-11-16T23:10:43-05:00
//oddbark.com/vi/news/tin-hoat-dong/co-so-duy-nhat-dao-tao-nganh-han-nom-o-ca-ba-cap-8717.html
/themes/ussh_v2/images/no_image.gif
bet365 football
- ĐHQGHN
//oddbark.com/uploads/ussh/logo.png
Thứ sáu - 16/11/2012 23:10
Hội thảo khoa học "Bốn mươi năm Đào tạo và Nghiên cứu Hán Nôm" do Khoa Văn học, Trường ĐHKHXH&NV tổ chức vào ngày 16/11/2012.
Hội thảo khoa học "Bốn mươi năm Đào tạo và Nghiên cứu Hán Nôm" do Khoa Văn học, Trường ĐHKHXH&NV tổ chức vào ngày 16/11/2012.
Dự hội thảo có PGS.TS Vũ Đức Nghiệu – Phó Hiệu trưởng Nhà trường, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu, giảng viên và sinh viên Khoa Văn học.
Nội dung chính của hội thảo tập trung bàn luận về các nhóm vấn đề chính đó là: hồi cố và cảm xúc về ngành Hán Nôm; những vấn đề trong đào tạo Hán Nôm; những vấn đề cụ thể trong nghiên cứu Hán Nôm.
Trong tham luận “Đào tạo cán bộ nghiên cứu Hán Nôm bậc Sau đại học trong những năm qua”, PGS.TS Phạm Khắc Mạnh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm) cho biết: số người quan tâm đến di sản Hán Nôm không nhiều nhưng cũng không phải là ít. Phó giáo sư cho rằng phải từng bước làm cho người Việt Nam hôm nay hiểu được di sản Hán nôm, mà muốn thế thì phải dạy chữ Hán và chữ Nôm trong trường học. Trên thực tế hiện nay đang thiếu trầm trọng nguồn chuyên gia về Hán Nôm học.
Và để “Khai thác tiềm năng ngành Hán Nôm thế nào cho hiệu quả nhất?” thì theo PGS.TS Trần Ngọc Vương (Chủ nhiệm Bộ môn Văn học Việt Nam trung đại, Khoa Văn học) cho rằng một trong những đầu việc khẳng định đặc thù của chuyên ngành Hán Nôm là việc xử lí văn bản. Công việc này cho tới này còn tồn tích lại thành một khối lượng khổng lồ. Do đó cần có một số lượng nhân lực đông đảo làm việc nhiều năm nữa mới có thể nghĩ đến chuyện xử lí ổn thoả nguồn thư tịch này. Và nhu cầu sử dụng Hán Nôm không chỉ trong quỹ đạo ngữ văn, và đương nhiên không dừng lại ở mức “thông mặt chữ” và xử lí tốt các loại hình văn bản.
TS. Nguyễn Tuấn Cường (Bộ môn Hán Nôm, Khoa Văn học) thì lại đề cập đến vấn đề đào tạo chữ Nôm ở bậc đại học ở khía cạnh mới là nhìn từ góc độ công nghệ và nhấn mạnh đến những đặc điểm chính như: chú trọng cả lí thuyết và thực hành chữ Nôm, giảng dạy thực hành trên thực tế văn bản gốc chữ Nôm; đưa môn tin học Hán Nôm vào chương trình đào tạo; cập nhật thành tựu mới trên thế giới để đưa vào giảng dạy Hán Nôm; hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và đào tạo Hán Nôm…
Ngành Hán Nôm thuộc Khoa Văn học - Trường ĐHKHXH&NV trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành đã đào tạo và đóng góp cho xã hội nguồn nhân lực có chuyên môn Hán Nôm cao. Hiện nay ngành Hán Nôm thuộc Trường là cơ sở duy nhất đào tạo chuyên môn Hán Nôm ở cả ba cấp: cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Ngành Hán Nôm cũng là một trong 22 ngành đào tạo bậc đại học của Trường ĐHKHXH&NV có đối tượng, chương trình riêngg, tuyển sinh đầu vào riêng và cấp bằng cử nhân Hán Nôm.