Cách mạng công nghệ đang biến hệ sinh thái truyền thông truyền thống của thời đại công nghiệp sang một hệ sinh thái mới của truyền thông thời đại số - thời đại của văn minh trí tuệ. Xã hội số đang hình thành với những công dân ‘thế hệ số’ - những người không đơn giản chỉ tiếp nhận thông tin, mà còn tương tác đa chiều và tự tạo nội dung trên nền tảng kỹ thuật số, để thực hiện chức năng quan trọng hơn: tham gia vào các hoạt động chính trị xã hội. Công nghệ hiện đại mang đến nhiều thời cơ, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho người làm báo, và cả những người đào tạo báo chí.
Đào tạo báo chí - đào tạo chuyên ngành, liên ngành và xuyên ngành
Giảng viên và sinh viên Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông trong một tiết học thực hành
Sự xuất hiện của công nghệ mới - công nghệ số đang ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành, sản xuất và phân phối tin tức của các cơ quan báo chí. Các tòa báo hiện đại trên thế giới tận dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để giúp độc giả nhanh chóng tìm kiếm và chọn lựa các tin tức phù hợp với mình. Nói chính xác hơn, các tòa soạn sử dụng AI để phân tích hành vi người đọc trong quá khứ để đưa ra các bài báo khớp nhất với sở thích và hứng thú quan tâm của họ. AI đã và đang được sử dụng để phát hiện tin nóng, thẩm định thông tin, tương tác với độc giả, kiểm duyệt comment, sản xuất video, cho đến viết tin, bài tự động. Nhiều tòa soạn sử dụng Robot thay cho các nhà báo để sản xuất sản phẩm truyền thông, đặc biệt là tin tức một cách nhanh chóng và chính xác.
Tuy nhiên, trong bối cảnh bùng nổ truyền thông mạng xã hội, với xu hướng truyền thông hội tụ, đa phương tiện, Cách mạng 4.0 và Internet kết nối vạn vật, giá trị nhân văn kết nối trái tim càng được đề cao. Báo chí truyền thông Năng động - Sáng tạo - Chính trực - Nhân văn là mạch chảy xuyên suốt được trao truyền qua nhiều thế hệ Thầy trò Báo chí dưới mái trường Tổng hợp và KHXH và NV.
Với đội ngũ cán bộ giảng viên chuyên nghiệp, đa phần được đào tạo bài bản ở Anh, Pháp, Úc, Hàn Quốc, Nga,… (trong đó, có 65% giảng viên là TS và 25% là PGS), Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (ĐH KHXH và NV) đang cung cấp 3 chương trình đào tạo cử nhân: Báo chí, Báo chí chất lượng cao, và Quan hệ công chúng. Trong tương lai không xa, Viện sẽ có thêm chương trình đào tạo cử nhân Truyền thông kỹ thuật số (Digital Media & Communications). Ngoài chương trình ThS. Báo chí định hướng nghiên cứu, Viện đã xây dựng các chương trình ThS. Báo chí định hướng ứng dụng, và đặc biệt là chương trình ThS. Quản trị báo chí truyền thông, thu hút đông đảo người học.
Học tập trong môi trường đào tạo và nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn hàng đầu ở Việt Nam, sinh viên được tiếp cận và truyền thụ những kiến thức cơ bản, nền tảng và sâu sắc nhất về triết học, lịch sử, văn học, ngôn ngữ học, tâm lý học, xã hội học,… những phông nền kiến thức quan trọng và quý báu giúp các nhà báo tương lai có nhiều bài viết đi vào lòng người với chiều sâu văn hóa và sự hiểu biết xã hội toàn diện.
Với cơ chế linh hoạt của phương thức đào tạo theo tín chỉ, sinh viên có thể học bằng kép để nhận 2 bằng cử nhân chính quy sau 4,5 - 5 năm học tập tại trường. Việc học báo chí kết hợp với một ngành KHXH khác không chỉ bổ trợ kiến thức liên ngành, tăng thêm cơ hội tìm việc làm cho sinh viên, mà còn tạo ra các nhà báo - chuyên gia về một lĩnh vực cụ thể (như nhà báo chuyên viết về kinh tế, môi trường, giáo dục, quốc tế,…). Phóng viên, biên tập viên giỏi nghiệp vụ và am hiểu sâu một lĩnh vực sẽ tạo ra các bài viết có chất lượng cao về các ngành, các lĩnh vực, và nhờ thế nâng cao hàm lượng chính trị - khoa học - giáo dục của nền báo chí Việt Nam.
Sinh viên Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông biểu diễn tại Hội báo toàn quốc
Đào tạo bản lĩnh chính trị và đạo đức báo chí trong bối cảnh truyền thông mạng xã hội
Trong những năm gần đây, Đảng ta đặc biệt quan tâm đến việc kiểm soát quyền lực. Tại Đại hội XI, Đảng đưa một nội dung mới vào nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Trong Hiến pháp năm 2013, nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước đã được hiến định, và bổ sung thêm cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước. Vấn đề kiểm soát quyền lực tiếp tục là một trong những nội dung quan trọng của Đại hội XIII với quyết tâm “Hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn chặn sự lạm quyền, vi phạm kỷ luật, kỷ cương”.
Báo chí đóng góp một phần quan trọng trong công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, giám sát và kiểm soát quyền lực. Trong Nghị quyết Trung ương 6 (lần hai) khóa VIII (tháng 2-1999), Đảng ta khẳng định công luận là một trong bốn hệ thống giám sát xã hội. Đại hội lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam một lần nữa khẳng định: “Chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước”... Đây là bước phát triển quan trọng về lý luận, nhận thức của Đảng về vai trò xã hội của báo chí và truyền thông đại chúng.
Giảng viên, sinh viên Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông tại Hội thảo "Báo chí trong kỷ nguyên Covid -19"
Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật là sự cụ thể hoá của chức năng giám sát và kiểm soát quyền lực của báo chí.
Áp lực của người làm báo là phải có tin nhanh, tin nóng, tuy nhiên, thông tin báo chí phải chính xác, và phải lột tả được bản chất của sự thật, việc này đòi hỏi người làm báo phải có trình độ nghiệp vụ và lao động nghề nghiệp một cách nghiêm túc.
Nghề báo là một nghề đặc biệt, bởi lẽ, thông tin nhà báo đưa ra có ảnh hưởng lớn đến đông đảo công chúng và góp phần quan trọng tạo nên dư luận xã hội. Báo chí là người truyền tin, là cầu nối giữa công chúng và các nhà hoạch định chính sách. Và nền dân chủ chỉ có được khi người dân có đầy đủ thông tin chính xác, khách quan, giúp họ cất tiếng nói và đưa ra quyết định đúng đắn của mình.
Báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng nên ngay từ buổi đầu xuất hiện vào thế kỷ 17, đã có những bản quy ước đạo đức nghề nghiệp báo chí. Báo chí thế giới đều có quy ước bằng văn bản được đại hội nghề nghiệp thông qua, và được thừa nhận khi nhà báo hành nghề. Thậm chí, nhiều cơ quan báo chí còn xây dựng bộ quy ước đạo đức riêng cho mình, như đài BBC (Anh), hay tờ New York Times (Mỹ). Các quy ước đạo đức báo chí rất đa dạng, phong phú, nhưng đều có một điểm giống nhau, đó là thừa nhận tính khách quan, chân thật, công bằng và cân bằng trong thông tin là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của người làm báo.
Trong thời đại kỹ thuật số, đạo đức nghề báo cần được đề cao và thực thi một cách hiệu quả hơn bao giờ hết. Và vì vậy, đào tạo báo chí truyền thông không chỉ cần kỹ năng, nghiệp vụ, mà phải đào tạo một cách toàn diện, đặc biệt là về chính trị tư tưởng và đạo đức nghề nghiệp, kiến thức chung về văn hóa, xã hội cho người làm báo.Bốn trăm năm trước, nhà triết học người Anh F. Bacon đã từng nói: “Tri thức là sức mạnh”, “Ai làm chủ được thông tin, người đó sẽ làm chủ thế giới”. Trong tác phẩm “The Coming of Post Industrial Society”, Daniel Bell cho rằng: “Xã hội công nghiệp dựa trên nền công nghệ cơ khí, xã hội hậu công nghiệp dựa vào công nghệ trí tuệ. Nếu như tư bản và lao động là hai đặc trưng của xã hội công nghiệp, thì thông tin và tri thức là hai đặc trưng thay thế chúng trong xã hội hậu công nghiệp. Xã hội hậu công nghiệp còn được gọi là xã hội thông tin’.
Thông tin đã trở thành một trong năm yếu tố quan trọng của nền kinh tế, bên cạnh: nhân lực, nguyên liệu, kỹ thuật và vốn. Số lượng thông tin và tốc độ truyền tải thông tin biểu thị sức mạnh của một quốc gia, và phát triển xã hội thông tin là xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại. Chính vì vậy, từ lâu, báo chí truyền thông đã trở thành một ngành công nghiệp phát triển thịnh trị tại nhiều quốc gia và đào tạo báo chí truyền thông luôn là lĩnh vực thu hút đông đảo người học.
bet365 football
- ĐHQGHN thông báo tuyển sinh sau đại học đợt 2 năm 2022 với 44 chuyên ngành thạc sĩ và 31 chuyên ngành tiến sĩ.
- Đăng ký dự tuyển trực tuyến tại: .Thời gian đăng kí: từ 16/5/2022 đến 30/8/2022.
- Nộp hồ sơ trực tiếp, qua bưu điện theo địa chỉ: Phòng Đào tạo, bet365 football
, 336 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội, muộn nhất trước 17h00 ngày 30/8/2022).
- Tổ chức tuyển sinh: trong tháng 9/2022
- Điện thoại hỗ trợ: (024) 3858.3957- Zalo: 0912.708.840 (trước 21h00).
- Website tuyển sinh: ; - Fanpage:
- Email liên hệ: [email protected]
|