bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

ĐHQG Hà Nội: Thu hút học giả quốc tế - tạo động lực gia tăng giá trị bản sắc

Chủ nhật - 03/04/2016 23:28
Chương trình thu hút học giả quốc tế, bao gồm các học giả Việt Nam đang sống và làm việc tại nước ngoài đang được Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện nhằm tạo nguồn chất xám mạnh để nâng cao chất lượng động hoạt động đào tao, nghiên cứu khoa học trong các đơn vị thành viên.Để hiểu rõ hơn chủ trương và cách làm hiệu quả này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lê Quân - Phó Giám đốc phụ trách về tổ chức cán bộ và hợp tác quốc tế của ĐHQG Hà Nội.
ĐHQG Hà Nội: Thu hút học giả quốc tế - tạo động lực gia tăng giá trị bản sắc
ĐHQG Hà Nội: Thu hút học giả quốc tế - tạo động lực gia tăng giá trị bản sắc

Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội Lê Quân

Mong muốn có nguồn chất xám mạnh

- Thưa ông, được biết ĐHQG Hà Nội đang triển khai bài bản Chương trình thu hút học giả quốc tế. Xin ông cho biết từ đâu để hình thành ý tưởng này?

Chúng tôi cho rằng, trong một thế giới hội nhập, muốn gia tăng được chất lượng, đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ gắn với hợp tác quốc tế, ĐHQG Hà Nội hay bất cứ đại học nào khác cần có chính sách và giải pháp cụ thể để thu hút và sử dụng đội ngũ nhà khoa học trình độ cao.

Với trên 2000 nhà khoa học cơ hữu, trong đó trên 50% là tiến sĩ, trên 20% là giáo sư, phó giáo sư, thời gian qua, ĐHQG Hà Nội đã nỗ lực đổi mới công tác tổ chức cán bộ để tạo lập môi trường, cơ hội, điều kiện tiếp cận thông tin và nguồn lực cho các nhà khoa học; chú trọng phát triển đội ngũ gắn với hội nhập quốc tế.

Để nâng cao chất lượng nguồn lực các nhà khoa học, nhiều giải pháp đã được triển khai như: đề án phát triển đội ngũ nhà khoa học trình độ cao đến 2020, tầm nhìn 2030, chính sách thí điểm trọng dụng nhà khoa học trình độ cao gắn với số lượng và chất lượng sản phẩm đầu ra, đổi mới chính sách đầu tư gắn với phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh và nhóm nghiên cứu tiềm năng, phát triển mô hình câu lạc bộ nhà khoa học để gắn các nhà khoa học với các nhiệm vụ lớn và loại bỏ các rào cản hành chính trong bố trí và sử dụng nhà khoa học...

Đặc biệt, ĐHQG Hà Nội cũng đã ban hành tiêu chuẩn nhà khoa học ĐHQG Hà Nội gắn với hội nhập quốc tế như: có trình độ tiến sĩ, sử dụng được ngoại ngữ trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, có công bố quốc tế, tham gia hợp tác quốc tế.

Các giải pháp đổi mới công tác tổ chức cán bộ đã góp phần nâng cao các chỉ số năng suất và chất lượng của đội ngũ nhà khoa học của ĐHQG Hà Nội.

Tất cả những nỗ lực này, không ngoài mong muốn có một đội ngũ các nhà khoa học có tầm cỡ khu vực và quốc tế, sẵn sàng tham gia và thực hiện tốt các nhiệm vụ khoa học của đất nước.

Được biết, việc mời các học giả quốc tế về làm việc tại Việt Nam không phải là mới, nhưng ĐHQG Hà Nội lại có những chính sách khác biệt tạo sức hút rất riêng?

Đúng là đây không phải là vấn đề mới, rất nhiều nơi đã triển khai nhiều giải pháp nhưng kết quả đạt được chưa cao. Tôi cho rằng vấn đề mấu chốt chưa trả lời được là thu hút về để làm những việc cụ thể gì.

Thực tế tại ĐHQG Hà Nội cũng vậy, trong thời gian qua hàng năm đều có hàng ngàn học giả quốc tế đến với chúng tôi. Nhưng hiệu quả, tính chủ động và sự gắn kết chưa cao; đóng góp của học giả quốc tế vào triển khai các nhiệm vụ cụ thể của ĐHQGHN chưa nhiều.

Rút kinh nghiệm về điều này, để triển khai hiệu quả Chương trình thu hút học giả, chúng tôi tập trung vào những điểm khác biệt và cụ thể: Đó là cần xác định các công việc, nhiệm vụ cần học giả quốc tế.

Trên cơ sở đó, làm rõ cần thu hút ai, tiêu chuẩn gì, quyền lợi và nghĩa vụ ra sao, cơ chế và điều kiện làm việc như thế nào... Việc thu hút bắt đầu từ nhu cầu công việc chứ không bắt đầu từ đãi ngộ.

- Để Chương trình đạt được hiệu quả như mong muốn, ông có tính tới những khó khăn sẽ gặp phải?

Chương trình ban hành là khung ban đầu. Hành động và sự nỗ lực quyết tâm của lãnh đạo đóng vai trò tiên quyết. Hành động phải đi theo từng hồ sơ học giả cụ thể, chứ không chỉ dừng lại ở chính sách.

Ngay sau khi Chương trình được ban hành, Giám đốc ĐHQG Hà Nội Phùng Xuân Nhạ, với vai trò Trưởng ban chỉ đạo, đã chỉ đạo phê duyệt dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và tài chính hỗ trợ ban đầu cho Chương trình.

Dự án đảm bảo điều kiện làm việc cho văn phòng điều phối và nơi làm việc, hội nghị hội thảo, video - conference... cho các học giả quốc tế.

Chúng tôi chú trọng thu hút các nhà khoa học có uy tín đóng vai trò chim đầu đàn để đưa về các học giả khác cùng tham gia. Ngoài ra, hơn 500 cán bộ cơ hữu là tiến sĩ đào tạo ở nước ngoài cũng đóng vai trò đại sứ để thu hút đồng nghiệp và các giáo sư hướng dẫn về tham gia vào các hoạt động của ĐHQG Hà Nội.

Quan điểm của chúng tôi là không nhất thiết phải yêu cầu các nhà khoa học trình độ cao phải được tuyển dụng thành nhà khoa học cơ hữu của ĐHQG Hà Nội, mà có thể tham gia với thời gian nhất định, hoặc gắn bó với những công trình khoa học cụ thể và làm việc qua mạng.

- Một chiến lược rất rõ ràng, kế hoạch và cách thức thực hiện cũng rất bài bản, vậy ĐHQG Hà Nội đã và đang làm gì để hiện thực hóa mong muốn này, thưa ông?

Tôi xin đưa ra một ví dụ như việc mời GS. Nguyễn Đức Khương– giữ vị trí thứ 7 trong Top 200 nhà kinh tế hàng đầu thế giới (do dự án RePEc – Research Papers in Economics bầu chọn) tham gia chương trình, cùng với tôi là đồng Phó Trưởng Ban chỉ đạo của Chương trình.

Khi nhận được lời mời, GS. Khương đã nhập cuộc ngay cùng chúng tôi rà soát nhu cầu học giả quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, tài chính.

Qua đó, kế hoạch thu hút học giả quốc tế trong các lĩnh vực này đã được lập; và qua mạng lưới học giả quốc tế của mình, GS. Khương đã mời và hơn chục học giả đã nhận lời tham gia chương trình.

Trong thời gian tới, GS. Khương sẽ cùng chúng tôi lập dự án mở mới một chương trình thạc sĩ tài chính quốc tế, gắn với Hội các nhà khoa học Việt kiều trong lĩnh vực này.

Thông qua chương trình này, rất nhiều nhà khoa học Việt kiều có uy tín trên thế giới sẽ định kỳ về ĐHQG Hà Nội giảng dạy và nghiên cứu. Qua chương trình này, ĐHQG Hà Nội cũng thu hút được nhiều sinh viên quốc tế đến học tập.

Những cái được đã dần hiện hữu

- Vậy những cái được ghi nhận đến thời điểm này là gì, thưa ông?

Qua thực tế triển khai, chúng tôi thấy rằng việc có được các học giả quốc tế sẽ giúp ĐHQG Hà Nội có được nguồn chất xám quý báu, có kinh nghiệm tham gia ngay vào triển khai các dự án, nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Qua đó, các nhà khoa học của ĐHQG Hà Nội có cơ hội kết nối nhanh và trực tiếp với các đại học quốc tế thông qua triển khai các nhiệm vụ chung.

Từ thực tế đạt được, bên cạnh các mục tiêu chung, chúng tôi đang hướng đến các mục tiêu cụ thể trong 3 năm tới là đảm bảo các chương trình đào tạo chất lượng cao của ĐHQG Hà Nội đều có các học giả quốc tế ký hợp đồng tham gia giảng dạy với thời gian từ 02 tuần đến 01 học kỳ/năm, tham gia hướng dẫn sinh viên/học viên hàng năm.

Đẩy mạnh số lượng bài báo, phát minh sáng chế và sản phẩm KHCN đồng tác giả giữa nhà khoa học của ĐHQG Hà Nội và học giả quốc tế, phát triển được trong 3 năm tới từ 10 đến 15 nhóm nghiên cứu, phòng thí nghiệm chung do học giả quốc tế là đồng chủ trì, thông qua học giả quốc tế với vai trò là giám đốc chương trình để nhập khẩu các chương trình đào tạo mới...

- Chương trình hiệu quả như vậy, ĐHQG Hà Nội đã có kế hoạch cho tương lai, thưa ông?

Trong giai đoạn 2016-2020, ĐHQG Hà Nội tập trung thu hút học giả quốc tế để cùng triển khai các hoạt động:

1/ Tham gia giảng dạy các chương trình đào tạo chất lượng cao. Đây là các chương trình có nhiều môn học giảng dạy bằng tiếng Anh, và có ngân sách để thanh toán chi phí cho học giả quốc tế. Thời gian tới, các chương trình đào tạo chất lượng cao cần có khoảng 20% giảng viên quốc tế tham gia giảng dạy.

Do đó, văn phòng của Chương trình sẽ điều phối từ xác định nhu cầu đến quảng bá, xúc tiến ký kết và điều phối học giả quốc tế cho tất cả các chương trình đào tạo chất lượng cao từ 17 trường đại học, viện, khoa trực thuộc của ĐHQG Hà Nội.

2/ Tham gia triển khai các nhiệm vụ lớn gắn với phát triển tổ chức của ĐHQG Hà Nội. Một loạt các dự án đang được triển khai được gắn kết với thu hút học giả quốc tế như dự án Trường Đại học Việt Nhật (với 6 chương trình thạc sĩ giảng dạy bằng tiếng Anh và các phòng thí nghiệm trọng điểm), dự án phát triển Trường Đại học Quốc tế, Trường Đại học Luật, Khoa Y Dược, Bệnh viện...

3/ Tham gia đồng chủ trì các nhóm nghiên cứu và các phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu, dự án nghiên cứu... Chính sách của ĐHQG Hà Nội ưu tiên đầu tư phát triển gắn với hợp tác quốc tế và ưu tiên phát triển các phòng thí nghiệm phối thuộc trong và ngoài nước.

4/ Tham gia chủ trì và là giám đốc các chương trình đào tạo mới. Chương trình có vai trò thu hút và hỗ trợ học giả quốc tế chuyển giao các chương trình đào tạo mới về ĐHQG Hà Nội.

Học giả quốc tế sẽ đóng vai trò giám đốc chương trình và qua đó sẽ mời các đồng nghiệp quốc tế cùng sang giảng dạy và nghiên cứu. Thông qua mở mới một chương trình thạc sĩ, ĐHQG Hà Nội có thể thu hút được hơn chục học giả quốc tế tham gia sâu và lâu dài.

5/ Tham gia đẩy mạnh công bố quốc tế của ĐHQG Hà Nội, chúng tôi có chính sách đầu tư và hỗ trợ tài chính cho các nhà khoa học của ĐHQG Hà Nội hợp tác cùng học giả quốc tế để cùng nghiên cứu và cùng công bố quốc tế.

Hỗ trợ tài chính bước đầu đủ chi trả chi phí vé máy bay, chi phí tham gia hội nghị hội thảo... Như vậy, các nhà khoa học khi kết nối với nhau và có cam kết về sản phẩm công bố quốc tế được ĐHQG Hà Nội hỗ trợ tài chính.

Thông qua triển khai đồng bộ các giải pháp gắn với nhu cầu, ĐHQG Hà Nội quyết tâm đẩy mạnh giải pháp thu hút học giả quốc tế cả về số lượng và chất lượng.

- Từ kinh nghiệm của Chương trình, theo ông giải pháp gì cần làm để Việt Nam có thể thu hút được nhiều học giả lớn?

Tôi cho rằng, trước khi thu hút người tài, cần chú trọng đổi mới sử dụng nhân lực tại chỗ. Do đó, công tác tổ chức cán bộ cần chú trọng đổi mới để đảm bảo nhà khoa học có cơ hội tiếp cận nguồn lực, có môi trường làm việc thuận lợi (đặc biệt về thủ tục hành chính), được đánh giá và đãi ngộ đúng.

Để thực hiện, giải pháp quan trọng là đổi mới cơ chế đầu tư, sử dụng nhân lực. Sử dụng nhà khoa học phải trên cơ sở hợp đồng với cam kết sản phẩm đầu ra rõ ràng, hiệu quả.

Khi thu hút nhà khoa học, cần có bài toán cụ thể sử dụng vào việc gì, cam kết gì, cơ chế làm việc ra sao, quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể, và nguồn lực cụ thể. Nhà khoa học giỏi đôi khi không nhất thiết phải lương cao. Họ sợ nhất là thu hút họ về nhưng họ lại không được đưa vào việc cụ thể.

- Xin cảm ơn ông!

Nhận lời mời của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Phùng Xuân Nhạ, Giáo sư Furuta Motoo, nguyên Phó giám đốc Đại học Tokyo, Nhật Bản đã nhận lời trở thành Hiệu trưởng của Trường Đại học Việt Nhật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Trường Đại học Việt Nhật hiện đang tuyển sinh 06 chương trình đào tạo thạc sĩ giảng dạy bằng tiếng Anh. Trong thời gian tới, Trường Đại học Việt Nhật sẽ thu hút nhiều học giả quốc tế từ Nhật Bản và các quốc gia khác.

Theo giaoducthoidai.vn

Tác giả: Diệp Anh (thực hiện)

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây